Rằm trung thu là một ngày Tết có ý nghĩa quan trọng đối với văn hóa của người Việt Nam. Nhiều người cho rằng rằm trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thế nhưng, nét đẹp của trung thu ở Việt Nam khác biệt rất nhiều so với văn hóa của người Trung Quốc. Đây là một nét đẹp văn hóa cần phải được gìn giữ, phát triển mãi mãi về sau.
Nội dung bài viết
Nguồn gốc của rằm trung thu
Khi nói đến tết trung thu, rất nhiều người Việt Nam nghĩ rằng ngày tết này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chúng ta thừa nhận rằng, văn hóa rằm trung thu ở Trung Quốc và Việt Nam có nhiều nét tương đồng. Thế nhưng, để nói về nguồn gốc không có một một ghi chép chính thức nào thể hiện chính xác nhất điều này.
Trong khi ở Trung Quốc, Tết trung thu bắt nguồn từ sự tích nàng Dương Quý Phi và nhà vua Đường Huyền Tông thì ở Việt Nam Nam, sự tích rằm trung thu lại đến từ quan niệm vua Lý. Nhà vua muốn tạ ơn cho Thần Rồng vì mang tới cho dân làng mùa màng bội thu, dân chúng hạnh phúc, ấm no nên đã có ngày tết như một cách tưởng nhớ.
Xét cho cùng thì ý nghĩa của rằm trung thu ở cả Trung Quốc và Việt Nam đều là sự đoàn tụ, sự biết ơn, trân trọng giữa con người với con người.
Hoạt động phổ biến trong ngày rằm trung thu
Tết Trung thu ở Việt Nam có rất nhiều hoạt động thú vị. Nó tạo nên màu sắc riêng biệt cho ngày tết thiếu nhi này. Mặc dù vẫn nói rằm trung thu dành cho thiếu nhi, thế nhưng đối với người lớn đây cũng là một ngày cực kỳ ý nghĩa. Đây là ngày mà cả gia đình đoàn viên, sum họp, thể hiện tình cảm yêu thương với nhau. Ở Việt Nam, vào ngày rằm tháng 8 sẽ có một số hoạt động vô cùng thú vị diễn ra.
1. Rước đèn ông sao
Đây là hoạt động mang tính đặc trưng của ngày rằm tháng 8. Vào ngày 14, 15 tháng 8 âm lịch hàng năm, các bạn thiếu nhi lại rầm rộ chuẩn bị đèn ông sao sáng rực rỡ, cùng với tiếng hát hò, tiếng trống vang rền. Các bạn nhỏ rước đèn sáng đi khắp dọc các con phố, cung đường, xóm làng. Hình ảnh đó tạo nên một nét đẹp không thể nào thay thế và phai mờ trong ký ức của con người. Những chiếc đèn lung linh sắc màu, cùng tiếng cười đùa của trẻ em khiến ai cũng phải nao lòng nhớ tới quê hương.
2. Văn nghệ, liên hoan bánh kẹo
Đi cùng với hoạt động rước đèn thì đêm trung thu, hầu hết các thôn xóm, xã phường đều tổ chức liên hoan văn nghệ và phát quà bằng bánh kẹo cho thiếu nhi. Một chương trình văn nghệ có quy củ được tổ chức. Ở đây, mọi em bé thiếu nhi thỏa sức ca hát, biểu diễn văn nghệ. Đương nhiên hoạt động này cũng phổ biến đối với người lớn.
3. Thắp hương cho tổ tiên
Vào ngày rằm trung thu, việc mà bất cứ gia đình nào cũng phải ghi nhớ đó là thắp hương cho tổ tiên. Những chiếc bánh trung thu thơm ngon, cùng các loại trái cây được sắp lên bàn thờ. Chúng vừa đẹp mắt lại có ý nghĩa ghi nhớ tới công ơn của tổ tiên đã sinh thành, nuôi dạy chúng ta nên người.
Đây là một phong tục tập quán rất đẹp cần được duy trì. Nó thể hiện tình cảm sâu sắc giữa con người với con người, lòng biết ơn đối với những người đã hi sinh vì chúng ta.
4. Múa lân, múa rồng
Tùy vào từng khu vực mà hoạt động múa lân, múa rồng có thể diễn ra với quy mô lớn hoặc nhỏ. Hoạt động này rất kích thích đối với trẻ em, bởi vì không khí vui nhộn, sôi động, hình ảnh những chú lân, chú rồng được làm bằng vải cử động linh hoạt, mang một ý nghĩa tâm linh quan trọng đối với người Việt Nam.
Rằm trung thu là Tết Đoàn Viên, là thời điểm mà tất cả mọi người trong gia đình gắn kết với nhau hơn. Đây cũng là quãng thời gian để chúng ta nhớ tới ông bà, tổ tiên, thể hiện tình cảm với nhau, tạo sân chơi cho các bạn nhỏ vui đùa. Mặc dù, cuộc sống hiện đại đã làm cho rằm trung thu cổ truyền có nhiều thay đổi. Thế nhưng, nét đẹp này chắc chắn sẽ không bao giờ bị mai một theo thời gian.
Chia sẻ của khách hàng về Rằm trung thu