Chia sẻ Kinh nghiệm Du lịch Đà Nẵng đầy đủ Cần Thiết A-Z

Chia sẻ Kinh nghiệm Du lịch Đà Nẵng đầy đủ Cần Thiết A-Z

Đà Nẵng Là một tỉnh thuộc vùng Nam Trung Bộ, Đà Nẵng là điểm du lịch thu hút đông đảo du khách nội địa và Quốc tế với địa hình có cả đồng bằng, núi và biển. Bên cạnh đó, Đà Nẵng còn được bao xung quanh bởi 3 di sản thiên nhiên thế giới, đó là Huế, Hội An và Mỹ Sơn. Nên du khách đi du lịch Đà Nẵng có thể kết hợp đi khám phá thêm những địa danh này. Nếu đang dự định đến Đà Nẵng, bạn hãy thêm vào hành trang của mình những kinh nghiệm bổ ích  để có một chuyến đi thú vị, khó quên nhé.

I .  Phương tiện tới Đà Nẵng

Hiện nay muốn du lịch Đà Nẵng có rất nhiều phương tiện Để bạn lựa chọn.

Quang cảnh Đà Nẵng về đêm

Quang cảnh Đà Nẵng về đêm

  • Máy Bay: Hầu như tất cả các hãng bay nội địa đều khai thác đường bay đến Đà Nẵng như Hà Nội – Đà Nẵng, TP Hô Chí Minh – Đà Nẵng, Hải Phòng – Đà Nẵng, Cần Thơ – Đà Nẵng… Lưa chon di chuyển bằng đường hàng không có ưu điểm nhanh , tiết kiệm thời gian hơn nữa các hãng hành không thường có chương trình khuyến mãi giá rẻ bện có thể săn vé cho mình vào thời gian thấp điểm của du lịch trong nước.
  • Xe lửa:  để đên với  Thành phố Đà Nẵng bạn có thể lưa chọn cho mình phương tiện đi là tàu hỏa. bạn có thể đón tầu các ga từ Hà Nội – Đà Nẵng hoặc TP HCM – Đà Nẵng. Ngày nay dịch vụ đường sắt cũng ngày một được nâng cấp nên bạn cũng ko nên lo lắng về sư dụng phương tiện này. đến với Đà Nẵng từ Hà Nội Bạn đi mất khỏng 14-20 tiếng. bạn có thể lựa chọn đi tàu nhanh của SE hoặc tầu chậm ( cũng có thể chọn các loại hình như ghế ngồi cứng, ghế ngồi mềm, giường nằm) Ưu điểm giảm thiểu việc say xe đồng thời cũng có thể ngắm cảnh sung quanh lúc tàu chạy. giá cảu tầu cũng khong cao phù hợp với nhiều người.
  • Xe khách: Ngoài phương tiện máy bay, xe lửa, bạn có thể di chuyển bằng xe khách. Bạn nên lựa chọn những hãng xe khách uy tín, chất lượng như Phương Trang, Hoàng Long, .… Ưu điểm nhiều xe giá cả hợp lý bạn có thể lự chọn bất kể hời gian khời hành. có thể ngắm cảnh 2 bên đường trong thời gian xe chay. bạn có thể gọi theo số 0934507489, 0962705533, 024366635511 để được hỗ trợ và tư vấn.
  • Phương tiện di chuyển trong thành phố Đà NẵngKhi đã được đặt chân tới mảnh đất Đà Nẵng, du khách có thể di chuyển trong khu vực nội địa thành phố bằng nhiều phương tiện. Đó là xe máy, taxi, xe buýt… Xe máy: Dịch vụ cho thuê xe máy ở Đà Nẵng rộng rãi. Hầu như những khách sạn, nhà nghỉ thường cho thuê xe máy. Giá dao động khoảng chừng 150 – 200.000 VNĐ/ ngày tùy chất lượng xe, dòng xe… Để đản bảo không sảy ra sự cố trong quá trình di chuyển, bạn nên lụa chọn dòng xe máy mới và yêu cầu người cho thuê kiểm tra động cơ để đản bảo hoạt động tốt.  Xe taxi: Hiện nay ở Đà Nẵng có nhiều hãng taxi nên quý chách cũng có thể sử dụng ưu điểm gọi xe nhanh phục vụ nhiệt tình. Giá cả của những hãng taxi cũng không chênh lệch nhiều. bạn có thể tham khảo : Taxi Mai Linh: 0236.3.52.52.52 hoặc 0236.3.522.666 Taxi Tiên Sa: 0236.3.79.79.79 Taxi Sông Hàn: 0236.3.655.655 Taxi Vinashin: 0236.3.82.82.82 Taxi Airport: 0236.3.27.27.27   Xe buýt: Qúy khách có thể sử dụng dịch vụ xe Bus để di chuyển quanh thành phố. Chỉ cần đứng ở trạm dừng, muốn đi địa điểm nào, chỉ cần hỏi phụ xe để hỏi chính xác tuyến rồi cứ thế vi vu thôi. Xích lô: Một loại hình di chuyển được nhiều du khách lựa chọn, đó là xích lô. Đây ắt hẳn sẽ là trải nghiệm khó quên, ngắm cảnh thành phố, dễ dàng nhìn thấy xích lô vãng cảnh mọi nơi.

II. Thời điểm du lịch

Cũng giống như nhiều tỉnh miên Trung khác. Đà Nẵng có khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ cao và ít biến động. Mặt khác gio Đà Nẵng nằm ngay khoảng giữa cảu miền bắc và miền nam cho nên khí hậu ở đây chịu tác động của khí hậu cận nhiệt đới ở miền Bắc và khí hậu nhiệt đới cảu miền Nam. chính vì vậy thời tiến ở Đà Nẵng được chia làm 2 mùa là mùa mưa ( bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 12) và mùa khô ( kéo dài từ tháng 1-7)

Phố cổ Hội An cổ kính

Phố cổ Hội An cổ kính

  • Tháng 1 đến tháng 3 là thời gian của mùa khô ở Đà Nẵng: tiết trời mát mẻ và ít có mưa, rất lý tưởng để thăm thú thành phố. Mặt khác, thời gian này trùng với dịp Tết Nguyên Đán nên ghé thăm thành phố, du khách còn được hòa mình vào bầu không khí nhộn nhịp khi bà con địa phương tất bật sắm Tết.
  • Đi du lịch Đà Nẵng tháng 4, tháng 5 và tháng 6: Bước sang tháng 4, nhiệt độ của Đà Nẵng ấm dần lên và đến tháng 5, tháng 6 thì xuất hiện những đợt nắng nóng kéo dài. Trong tháng 6, một vài cơn mưa cũng bắt đầu xuất hiện nhưng vẫn chưa đủ để làm Đà Nẵng dịu đi giữa cái nắng cục bộ của miền Trung.Thời gian này, khách du lịch ở nhiều nơi thường rủ nhau đến Đà Nẵng để đắm mình trong làn nước mát lạnh của các bãi biển Sơn Trà, Mỹ Khê, Ghềnh Bàng… và tận hưởng không khí cao nguyên Bà Nà. Do đó, nếu dự định du lịch Đà Nẵng vào thời gian này, du khách nên tìm hiểu trước Được biết, vào trung tuần tháng 3 Âm lịch, Đà Nẵng còn tổ chức lễ hội Cầu Ngư với nhiều hoạt động rất thú vị.
  • Mùa mưa tháng 7 đến tháng 9 có thể sẽ ảnh hưởng đến chuyến du lịch Đà Nẵng của du khách: Tháng 7 là tháng cuối cùng của mùa khô ở Đà Nẵng nhưng một số cơn mưa cũng thỉnh thoảng xuất hiện. Bước sang tháng 8, lượng mưa tăng dần và tháng 9 là tháng cao điểm của mùa mưa ở Đà Nẵng. Những cơn mưa bất chợt và kéo dài làm cho không khí mát mẻ hơn nhưng cũng làm gián đoạn hoạt động tham quan của du khách. Du lịch đến Đà Nẵngthời gian này, du khách nên chọn các khu nghỉ dưỡng và tham quan những địa điểm trong nội ô thành phố để tiện di chuyển.
  • Đi du lịch Đà Nẵng tháng 10, tháng 11 và tháng 12: Ba tháng cuối năm là thời gian đỉnh điểm của mùa mưa ở Đà Nẵng, mưa xuất hiện hầu như mỗi ngày, nhiệt độ giảm xuống và độ ẩm tăng cao. Trong thời gian này, các khu nghỉ dưỡng vẫn là lựa chọn hàng đầu cho du khách. Ngoài ra, du khách cũng có thể  ghé thăm một vài điểm tham quan trong thành phố nhưng nhớ mang theo áo mưa hoặc dù để đề phòng những cơn mưa bất chợt.
Biển Mỹ Khê quyến rũ

Biển Mỹ Khê quyến rũ

Bài viết hay:

Đà Nẵng mùa nào cũng đẹp và mỗi tháng có những nét đặc trưng riêng. Tuy nhiên, nếu không muốn trì hoãn cuộc thăm thú Đà Nẵng, du khách nên tránh du lịch Đà Nẵng vào mùa mưa. Tháng 1 đến tháng 5, Đà Nẵng có thời tiết mát mẻ và trời trong xanh rất lý tưởng để ghé thăm. Tháng 6 đến tháng 8 là mùa du lịch cao điểm nên lượng khách đến đây khá đông, thêm vào đó nhiệt độ Đà Nẵng thời gian này khá cao, nếu không quen du khách có thể bị cảm nắng. Những gợi ý trên hi vọng bạn có thể chọn cho mình thời gian thích hợp nhất để khám phá thành phố Đà Năng.

II – Du lịch Đà Nẵng ở đâu?

Là một địa điểm du lịch nổi tiếng khắp trong và ngoài nước, Đà Nẵng có một hệ thống nhà nghỉ, khách sạn và resort phong phú từ bình dân đến cao cấp để du khách có thể lựa chọn. Tuy nhiên, nếu muốn vừa tiết kiệm lại vừa tiện đường đi lại thì chúng tôi sẽ gợi ý luôn cho bạn nhé:

– Nếu muốn chọn khách sạn gần trung tâm thành phố, sân bay và khu vui chơi giải trí thì có thể đặt phòng tại nhà nghỉ Drana, khách sạn Hoàng Anh Gia Lai, Khách sạn Queen,…

Khu nghỉ dưỡng Furama Đà Nẵng

Khu nghỉ dưỡng Furama Đà Nẵng

– Nếu muốn du lịch biển mà vẫn gần trung tâm để thuận tiện đi lại thì hãy chọn những khách sạn ven biển hoặc ven sông Hàn như nhà nghỉ Gia Khánh, khách sạn Mường Thanh, khu nghỉ dưỡng cao cấp Furama, Olalany, Alacate,…

Thông thường, khách sạn có rất nhiều loại, nhiều tiêu chuẩn từ 1 sao đến 5  sao. Tùy thuộc vào sở thích và điều kiện tài chính mà du khách có thể chọn cho mình khách sạn ưng ý nhất khi đến Đà Nẵng. Đa số các du khách thường thích ở những khách sạn ở trung tâm thành phố, gần sân bay để tiện di chuyển hoặc gần sông Hàn để có thể ngắm vẻ đẹp lung linh của cầu về đêm. Bên cạnh đó, du khách cũng thường chọn khách sạn có các thiết bị trong phòng tiện nghi, đầy đủ như điều hòa, tivi, tủ lạnh, wifi… Đặc biệt, du khách thường chọn khách sạn với giá cả phải chăng, chất lượng phục vụ tốt. Một số khách sạn ở Đà Nẵng cạnh sông Hàn Thuận tiện cho việc đi lại và vui chơi. Còn với lớp trẻ bạn có thể có thể chọn cho mình khu nghỉ dưỡng homestay giá  rẻ phù hợp cho giới trẻ.

III – Ẩm thực Đà Nẵng

 1. Mì Quảng: Khỏi phải nói thì ai cũng biết mì Quảng là món nổi danh của Đà Thành. Những cọng mì dày, cứng và to thô là nét đặc trưng tạo nên linh hồn của tô mì. Mì Quảng không có công thức “bất di bất dịch” mà rất đa dạng: mì Quảng sườn non, mì Quảng cá lóc, mì Quảng lươn, mì Quảng chả cua… nhưng “truyền thống” nhất là mì Quảng tôm, gà, trứng, thịt. Đặc biệt, thành phần không thể thiếu của mì Quảng là đậu phộng rang và bánh tráng mè nướng giòn. Mì Quảng ăn khô. Mì Quảng bán buổi sáng tới tầm 9h – 10h ở đường Hoàng Diệu, Phan Thanh, Trưng Nữ Vương, Hoàng Hoa Thám; một số nơi bán cả ngày như trên đường Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Công Trứ. Giá cả dao động tùy nơi, tùy tô lớn nhỏ khoảng 13.000 – 25.000 đồng/tô, bánh tráng bán kèm 3.000 đồng/cái.Thực khách trộn đều tất cả nguyên liệu vào một tô, bên cạnh là tô nước lèo được ninh từ xương heo ngon cùng phần tôm giã lấy nước, thêm hạt điều tạo nên chất nước sánh và lên màu đẹp mắt. Mì Quảng ăn kèm với rau sống như cải, xà lách tươi, húng quế, giá đỗ, rau răm, ngò rí, bắp chuối sắt mỏng… tất cả trộn lẫn tạo nên mùi vị đậm đà khó quên.

2. Gỏi cá Nam Ô: Ăn rồi là dễ nghiện, nhưng ít người dám thử món này bởi nó làm từ cá sống. Gỏi cá Nam Ô có thể được chế biến từ cá mòi, cá tớp, cá cơm… nhưng ngon và thích hợp nhất là cá trích. Cá trích cỡ lớn hơn ngón tay, cắt đầu, đuôi, bụng, bỏ xương, tách thân làm hai và xắt từng miếng nhỏ, ép nước để ráo rồi đem ướp với gừng, riềng, tỏi băm nhuyễn và thính. Nước cốt cá được đun sôi, hòa thêm với nước mắm Nam Ô, ớt, bột năng, bột ngọt tạo thành thứ nước chấm đặc trưng cho riêng món gỏi. Rau ăn kèm với gỏi cá Nam Ô rất đa dạng và đặc biệt, là đọt non của các loại cóc rừng, tim lan, lành ngạnh, lá trâm, lá dừng… vốn chỉ mọc trên trên đèo Hải Vân. Tuy nhiên, giờ đây, các món rau khác như dưa chuột, xoài, chuối… được dùng nhiều để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thực khách.

Gỏi cá Nam Ô thì phải tới khu vực Nam Ô để thưởng thức mới đúng điệu. Hoặc nếu không, bạn có thể qua Nguyễn Tất Thành hay cầu Nam Ô và gọi một phần với giá từ 40.000 đồng.Có hai cách ăn gỏi cá: cá với rau các loại cuốn bánh tráng hoặc chỉ việc trộn cá với rau và nước chấm, cứ thế ăn. Cho rau lên bánh tráng, gắp thêm vài miếng cá lấm tấm thính riềng vàng ruộm, cuộn lại, chấm vào bát nước chấm và “cắn”. Thịt cá ngọt mát, nước chấm đậm bùi, vị riềng, ớt cay thơm, quyện với các loại lá mang hương rừng khiến người lâng lâng khó tả khi cái ngon thấm vào từng tế bào lưỡi.

Khám phá Đà Nẵng với những bãi biển tuyệt đẹp

Khám phá Đà Nẵng với những bãi biển tuyệt đẹp

3. Bún chả cá: Thực ra, cứ đến miền Trung là đâu đâu cũng dễ tìm ra quán bán bún chả cá. Nhưng bún chả cá ở Đà Nẵng mới thật đặc biệt. Bún chả cá ngon, khi ăn không có mùi tanh, chỉ nghe hương thơm ngào ngạt của tô bún kết hợp với vị ngọt thanh của rau củ quả và vị đậm đà của nước lèo khiến bất cứ thực khách nào cũng phải xuýt xoa…Bún chả cá còn được ăn kèm với rau sống, như xà lách, húng, quế, giá đỗ sống. Đặc biệt, không thể thiếu đối với món bún chả cá là ớt tỏi giã và hành ngâm giấm đường. Vị chua chua ngọt ngọt của hành hương cộng với vị cay của ớt tỏi khiến người ăn có những trải nghiệm thú vị không thể nào quên.

Có nhiều quán bún chả cá ở đây, nhưng một số nơi bạn nên ghé qua nếu tiện đường: quán trên đường Hoàng Diệu (ngay bên cạnh tòa nhà Hoàng Anh Gia Lai) bán cả ngày từ 7h – 21h; quán bán suốt đêm trên đường Hùng Vương; quán lại chỉ bán buổi sáng từ 6h – 10h ở đường Trần Cao Vân (đối diện chợ Tam Tòa). Tất cả đều có giá phải chăng vô cùng, chỉ từ 15.000 đồng/tô.Ngoài món bún chả cá, người Đà Nẵng còn khoái khẩu với món bún cá lát. Thay vì chả cá thì người ta để nguyên cá tươi, cắt khoanh và kho sơ qua với gia vị cho thấm. Các loại cá này thường là cá thu, cá ngừ hoặc cá cam tùy vào mỗi mùa trong năm tại Đà Nẵng.

4. Bánh tráng thịt heo: Không đòi hỏi chế biến cầu kì, mà đơn giản và rất dễ ăn. Thịt heo cuốn bánh tráng ở Đà Nẵng nổi tiếng vì nguyên liệu được chọn kỹ càng, khiến hương vị hoàn hảo. Thịt heo chỉ lấy phần mông hoặc vai, sau đó đem hấp hơi để giữ nguyên vị ngọt. Rau đều thuộc loại thông dụng, rất dễ tìm nhưng phải đảm bảo tươi xanh, không héo úa gồm xà lách, húng quế, diếp cá, hành lá, rau thơm, rau đắng, giá, búp chuối trắng, dưa leo, chuối chát…

Để tròn vị, bạn nên chọn quán trên đường Châu Thị Vĩnh Tế hoặc Hải Phòng, Duy Tân, Lê Duẩn, Đỗ Thúc Thịnh… tùy nhà hàng sang trọng hay bình dân với giá khoảng từ 30.000 – 80.000 đồng.Tuyệt chiêu của món này phải kể đến mắm nêm, loại nước chấm không thể thay thế. Đây là điều làm ai ai cũng phải nhớ mãi khi thưởng thức món bánh tráng cuốn thịt heo. Qủa vậy, khó thể nào từ chối cái dai dai của bánh tráng kết hợp với vị mềm mại của mì ướt, thêm chút ngọt sắc của thịt, vị tươi mát của rau và cay nồng nàn của mắm nêm.

Đặc Sản Đà Nẵng ( bánh xèo)

Đặc Sản Đà Nẵng ( bánh xèo)

5. Bánh xèo: Bánh xèo Đà Nẵng không nhỏ quá và cũng không lớn quá, chỉ riêng một kích cỡ vừa ăn. Bánh xèo ở Đà Nẵng được làm tự bột gạo xay có thêm lòng đỏ trứng và bột nghệ, đúc trên chảo nóng. Nhân bánh cũng được lựa kỹ, chỉ làm từ tôm còn sống, thịt ba chỉ nửa nạc nửa mỡ và giá đỗ tươi. Rau sống sạch sẽ,  gồm xà lách, húng quế, chuối chát, rau cải con… Nước tương pha chế từ gan heo và đậu phụng xay tạo thành một loại nước chấm có hương vị bùi bùi, béo béo, bên cạnh một chén nước mắm ớt tỏi pha theo kiểu truyền thống.
6. Bánh bèo: 
Bánh xèo ăn nóng, quấn trong bánh tráng mỏng hoặc lá cải to. Từng miếng bánh khi vào trong miệng còn thấy được độ giòn vừa, thêm mùi béo ngậy, vị ngọt của tôm và thịt với man mát các loại rau hòa chút chát chát của chuối xanh. Ăn một lần rồi nhớ mãi. Giá bành xèo cũng “mềm”, chỉ từ 5.000 đồng/cái trên đường Hoàng Diệu, Hải Phòng…

Thứ bánh dân dã, mộc mạc từ nguyên liệu đến hương vị lại có sức quyến rũ lớn đối với cả dân bản địa và du khách tới Đà Nẵng. Chỉ một tên nhưng bánh bèo có rất nhiều loại, được phân biệt bởi hình dáng và cách ăn. Bánh bèo tai được sắp sẵn lên đĩa, bánh bèo chén được đúc sẵn trong chén tròn nhỏ. Và tất cả đều có nhân bánh hấp dẫn bên trên.

Nhân bánh  làm từ tôm, cá bào ướp gia vị và sấy khô trên than hồng để loại mùi tanh. Hoặc cũng có nhân làm từ thịt nạc, nấm mèo…tạo nên một loại hỗn hợp đặc quánh có màu cam tươi rất đẹp mắt. Bánh bèo còn được ăn kèm với nem chua, chả bò cây. Tuy nhiên, món bánh bèo ngon hay không được quyết định bởi nước mắm ăn kèm. Chỉ là mắm ớt tỏi bằm nhuyễn được pha loãng với nước sôi nguội thêm ít chanh và đường nhưng lại khéo hợp với thứ bánh trắng mềm ấy.

7. Bê thui Cầu Mống: Đến Đà Nẵng, ngồi quanh gánh bánh, vừa ăn vừa húp thứ nước mắm có vị ngọt thanh và thơm hương chanh mới thật thú! Bạn có thể tìm thấy các quán bánh bèo, bánh ướt bánh lọc ở bất kỳ con phố, ngõ hẻm nào trong thành phố và nhà hàng, khách sạn. Không kể đến những gành hàng rong thì khu bánh bèo ở chợ Cồn (cổng đường Hùng Vương), Hoàng Diệu, Hải Phòng, Ông Ích Khiêm (bán từ trưa, chỉ từ tháng 9 – tháng 2 hàng năm)… là chỗ nên thử. Mỗi chén bánh bèo chỉ khoảng 1.500 đồng.“Bê thui Cầu Mống” còn được người dân Đà Nẵng gọi với cái tên quen thuộc “bò tái Cầu  Mống”. Món này nổi danh ngang hàng với mì Quảng.

Nghệ thuật thui bê gần như là một bí truyền và hiện không còn nhiều người làm được, vì yêu cầu đặc biệt của nó. Miếng thịt bê khi đưa ra khỏi lò phải đạt đủ hai tầng thịt tái, chín rõ rệt, còn bì (da) thì phải chín đến độ trong suốt, đồng thời lại giòn mềm vừa phải. Khi dọn ra, được pha thái khéo léo, từng miếng thái có cả phần thịt lẫn da.

Trải miếng bánh tráng, đặt lên vài lát thịt bê thui, cuốn chung với rau sống, chấm nước mắm, nhai thật kĩ mới cảm nhận hết vị ngon ngọt của thịt bê cộng với vị mặn đậm đà thơm ngon của mắm quả khiến người ta dễ “quên sầu”. Bê thui Cầu Mống ngon nhất là ở Cầu Mống, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, cách Đà Nẵng 15km.Mắm phải là loại mắm cá cơm nguyên con, đem về được gạn lấy nước, thêm đường, ớt tỏi giã nhuyễn, cùng ít gừng và mè rang thơm vàng rất hấp dẫn. Rau ăn kèm với bê thui rất phong phú, bao gồm loại rau Trà Quế, tía tô, xà lách, cải non, khế chua, chuối chát xắt lát mỏng, ngò thơm , húng, quế và giá đỗ…

8. Chè xoa xoa hạt lựu: Xoa xoa nấu từ rau câu, hạt lựu làm từ bột lọc loại ngon, thạch đen được chế từ một loại lá cây mát trên rừng, đặc biệt nước cốt dừa được ép từ dừa nguyên chất…tất cả hợp lại làm nên thức uống ngon, mát lành.

Khi ăn, độ giòn giòn của thạch, nước dừa và đậu xanh đánh béo ngậy cộng thêm cái dai dai của hạt lựu làm cho người ăn quên hết mệt mỏi. Trong những ngày nắng, xoa xoa hat lựu thật là thứ giải khát tuyệt vời.

Ốc hút một món ăn không thể bỏ qua khi đến Đà Nẵng

Ốc hút một món ăn không thể bỏ qua khi đến Đà Nẵng

9. Ốc hút: Có nhiều quán xoa xoa hạt lựu nhưng ngon nhất vẫn là ở chợ Cồn, hay một số quán trên đường Trần Bình Trọng (ngay ngã ba Trần Bình Trọng và Ngô Gia Tự), Phan Thanh… với giá chỉ từ 10.000 đồng/ly.  Đến Đà Nẵng bất cứ mùa nào trong năm, bạn đều có cơ hội được thưởng thức món ăn đặc biệt này. Ốc hút, là tên gọi dân dã người dân Đà Nẵng gọi riêng món ốc xào sả ớt. Ốc gạo, ốc bươu, ốc đắng… đem về ngâm, rửa sạch rồi đợi ráo nước, đem xào với sả ớt, gia vị, công thức không có gì đặc biệt mà vị thì đậm đà. Đến Đà Thành, chiều chiều lê la bên quán vỉa hè cùng người thân, bạn bè, hút ốc bằng tay, vừa ăn vừa hít hà vì cay, gọi thêm bánh tráng rồi chấm chấm nước ốc mặn mặn cay cay thì thật thích.

Mít trộn, chỉ đơn giản là mít non luộc chín vừa tới, xé tơi để trộn gỏi thịt ba rọi hoặc tôm thẻ hay da heo xắt sợi, thêm đậu phộng giã dập, hành phi, nước mắm chua ngọt với ít rau răm và húng lủi. Nhưng lại khiến người ta ngây ngất trong mùi thơm quyến rũ và màu sắc bắt mắt.10. Mít trộn

Các quán thường bán chung 2 loại đồ ăn này vào buổi chiều đến tối, ngon nhất là trên đường Ông Ích Đường (đối diện dệt may Hòa Thọ), Phạm Văn Nghị… Giá rất bình dân, chỉ khoảng 25.000 đồng/đĩa ốc, 10.000 đồng/ đĩa mít.Ăn mít trộn cùng bánh tráng mè là “đúng sách”. Bẻ một miếng bánh tráng, xúc một miếng mít trộn, cái giòn rụm của bánh tráng, vị bùi và ngọt của mít non, chút giòn sựt sựt của da heo, thêm vị thơm của đậu phộng, hành phi và chút cay cay của ớt, rau thơm… tất cả tạo nên vị ngon khó cưỡng.

VI – Địa điểm du lịch tại Đà Nẵng

  1. Bà Nà: Thắng cảnh này nằm trên núi Chúa, ở độ cao 1.489 m so với mực nước biển, cách trung tâm thành phố khoảng 25 km, thuộc địa phận xã Hòa Ninh, Hòa Vang, Đà Nẵng. Đầu thế kỷ XX, Bà Nà đã được quân đội Pháp phát hiện trong khi tìm kiếm khu nghỉ mát mới. Với khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình chỉ 18 độ C, nơi đây phù hợp cho du khách tận hưởng bầu không khí trong lành và ngắm cảnh quan từ trên cao xuống. Ngoài ra, đỉnh Bà Nà còn có khu làng Pháp với kiến trúc đậm chất phương Tây, bên trong có các trò chơi giải trí hấp dẫn. Năm 2006, hệ thống cáp treo lên Bà Nà bắt đầu được xây dựng, khi hoàn thành đã thu hút rất đông du khách đến đây.
Bà Nà lãng mạn và kỳ lạ

Bà Nà lãng mạn và kỳ lạ

Bên cạnh đó, các cây xanh, bồn hoa đủ màu sắc ở Bà Nà cũng là địa điểm được khách du lịch dừng chân để lưu lại những kỷ niệm đẹp. Trung tâm của đỉnh Bà Nà là khách sạn Morin được xây dựng từ đầu thế kỷ XX, vườn hoa tình yêu Le Jardin d’Amour rộng 7 ha. Năm 2004, chùa Linh Ứng với tượng phật Đức Bổn Sư cao 27 m được hoàn thành tạo một điểm đến tâm linh cho du khách khi lên Bà Nà. Hiện nay, đỉnh cao nhất của Bà Na có Lĩnh Chúa Linh Từ, lầu chuông, miếu Bà, nhà bia, tháp Phong Linh là điểm đến mới được xây dựng

ngoài ra Bà Nà con thu hút giới trẻ hiên nay bởi cây cầu vàng mới được khánh thành năm 2018 được ví như cây cầu trên mây.

2. Bán đảo Sơn Trà: Đây được xem là “lá phổi xanh” của thành phố Đà Nẵng. Địa điểm này thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà. Với diện tích 4.439 ha, bán đảo Sơn Trà có hệ động, thực vật phong phú và được bảo tồn nguyên vẹn. Cung đường dẫn lên Sơn Trà từ trung tâm thành phố uốn quanh bờ biển, ôm lấy rìa bán đảo này.

Khi đến bán đảo Sơn Trà, bạn sẽ được thăm tượng Phật Bà Quan Âm cao 67 m hướng ra biển. Ở đây có những đỉnh núi cao gần 700 m nên du khách có thể ngắm toàn cảnh thành phố từ xa và dải bờ biển uốn cong với cát trắng kéo dài. Khi đi theo đường ở phía Nam bán đảo, du khách sẽ được đến với đỉnh Bàn Cờ. Những cung đường quanh co, rợp bóng cây xanh với không khí trong lành của Sơn Trà luôn hấp dẫn bất cứ du khách nào thích phượt. Ngoài ra, bạn cũng có thể ghé các bãi biển xung quanh Sơn Trà như bãi Bụt, bãi Xếp, bãi Con, Tiên Sa, Đá Đen…

3. Ngũ Hành Sơn: Danh thắng này nằm cách trung tâm Đà Nẵng 8 km về phía Đông Nam, gồm 6 ngọn núi đá vôi là: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn (2 ngọn) và Thổ Sơn. Du khách đến Ngũ Hành Sơn có thể cảm nhận được vẻ đẹp của mây trời non nước, tìm hiểu các giá trị văn hóa tâm linh, lịch sử.

Thủy Sơn là ngọn núi cao nhất với chiều cao 106 m, ở đây có nhiều chùa, động thu hút rất đông du khách tham quan. Thủy Sơn có chùa Linh Ứng, Tam Tâm, Tam Thai, Từ Tâm. Trong đó, Tam Thai là chùa cổ nhất có các di tích như vọng giang đài, vọng hải đài, động Hoa Nghiêm, động Huyền Không… Nếu không leo bộ theo các bậc thang, bạn có thể chọn hệ thống thang máy cao 43 m đưa du khách lên núi. Sau khi tham quan Ngũ Hành Sơn, bạn nên đến thăm làng đá mỹ nghệ Non Nước. Đây là nơi nổi tiếng với những sản phẩm được chế tác từ đá rất tinh xảo và đẹp mắt.

4. Biển Mỹ Khê:  Tháng 7/2013, biển Mỹ Khê được Tạp chí Forbes bình chọn là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Bãi biển này có chiều dài khoảng 900 m, sở hữu bãi cát phẳng, mức sóng phù hợp để tắm và chơi các môn thể thao trên biển. Ngoài ra, Mỹ Khê nằm không quá xa trung tâm, giao thông thuận tiện cho du khách đi lại.

Nếu bạn đến Mỹ Khê vào ngày nắng đẹp, nước biển sẽ có màu xanh ngắt. Khi hoàng hôn buông xuống, cảnh biển yên tĩnh hơn phù hợp để nằm nghỉ ngơi, thư giãn. Với các gia đình có trẻ em cùng đi du lịch, phụ huynh có thể cho bé chơi các trò chơi trên bãi biển, làm lâu đài cát… Bãi biển Mỹ Khê có các bãi tắm gồm: bãi tắm Phạm Văn Đồng, bãi tắm T20 và bãi tắm 1,2,3 để du khách lựa chọn.

5. Sông Hàn về đêm:  Đà Nẵng không chỉ có những phong cảnh tự nhiên đẹp mà còn nổi tiếng với những cây cầu bắc qua sông Hàn. Khung cảnh của thành phố càng trở nên ấn tượng khi lên đèn. Du khách có thể mua vé đi du thuyền trên sông Hàn để ngắm các cây cầu được chiếu sáng nhiều màu sắc, gồm: cầu Thuận Phước, cầu Rồng, cầu Sông Hàn, cầu Tiên Sơn… Mỗi chuyến đi du thuyền kéo dài một tiếng, du khách vừa được ngắm cảnh và tận hưởng làn gió mát trên sông, ghi lại được những bức ảnh đẹp của cảnh quan hai bên bờ. Đặc biệt, vào dịp cuối tuần, cầu Rồng sẽ phun lửa và nước thu hút sự chú ý của du khách.

6. Đèo Hải Vân:  Địa điểm này là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Thừa Thiên – Huế và thành phố Đà Nẵng. Du khách lên đèo Hải Vân sẽ được ngắm thiên nhiên rộng lớn với núi non trùng điệp, những rừng cây trải màu xanh bên cung đường uốn lượn. Từ đèo Hải Vân, bạn có thể ngắm nhìn thành phố Đà Nẵng, cảng Tiên Sa,… hoặc hướng mắt sang địa phận của Thừa Thiên – Huế. Từ khi hầm đường bộ qua đèo Hải Vân được xây dựng, cung đường đèo này ít phương tiện giao thông qua lại hơn. Cho nên, nơi đây trở thành địa điểm hấp dẫn các phượt thủ thích trải nghiệm bằng xe máy. Bạn có thể đợi đến chiều tối để ngắm hoàng hôn trong nhiệt độ khoảng 20 độ C.

7. Phố cổ Hội An: Nằm cách Đà Nẵng 30 km, Hội An thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam. Nơi đây từng là thương cảng hưng thịnh hồi thế kỷ XVII-XVIII. Năm 1999, Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Khu phố cổ còn được bảo tồn khá nguyên vẹn là điểm làm nên nét hấp dẫn với du khách. Những nếp nhà đã được xây dựng hàng trăm năm với tường sơn màu vàng, những con đường nhỏ hẹp sẽ đưa bạn lạc vào một không gian hoài cổ, tránh xa phố thị ồn ào. Phong cảnh phố cổ Hội An càng lung linh khi màn đêm buông xuống. Các căn nhà được thắp sáng bởi hàng ngàn chiếc đèn lồng đủ màu sắc. Bạn đừng bỏ lỡ cơ hội đi tản bộ dưới những con đường nhộn nhịp và thưởng thức các món ăn dân dã của phố Hội. Đặc biệt, du khách có thể thả hoa đăng, đi thuyền trên sông Hoài để cảm nhận hết vẻ đẹp của đô thị cổ này.

8. Chùa Cầu:  Đây là địa điểm mà hầu hết du khách khí tới Hội An đều ghé thăm. Công trình này bắc qua một lạch nhỏ chảy ra sông Thu Bồn, do các thương gia Nhật Bản đến đây buôn bán xây dựng vào thế kỷ 16. Chùa Cầu dài khoảng 18 m, trên mái lợp ngói âm dương, cửa chính của Chùa Cầu có biển với 3 chữ Hán, dịch ra là Lai Vãn Kiều. Hai đầu cầu đặt tượng chó và tượng khỉ đứng chầu. Chùa Cầu được xem là biểu tượng của Hội An, hình ảnh công trình này xuất hiện ở mặt sau tờ tiền 20.000 đồng. Du khách có thể đứng trên cầu để tìm hiểu về lịch sử của nó, hoặc đứng bên thành cầu ngắm khung cảnh xung quanh và phố cổ ở bờ bên kia.

9. Nhà cổ: Khi đi dọc theo các con đường trong phố cổ, bạn đừng quên ghé thăm các căn nhà có tuổi đời ngót nghét hàng trăm năm. Chúng đã được xây dựng từ lâu, song vẫn được giữ gìn như nguyên bản và bảo tồn rất cẩn thận. Các nhà cổ ở đây thường rất dài, mặt tiền là nơi buôn bán, mặt sau là nơi ở và thông ra một con phố khác. Trong nhà có nhiều phòng để làm nơi kinh doanh, nơi xuất nhập hàng hóa hoặc nơi ở, gian bếp, phòng khách… Các góc trong nhà đều được trang trí bằng gỗ, chạm khắc nhiều họa tiết tinh xảo và điêu luyện kèm các bức hoành phi, câu đối.

10. Biển Cửa Đại:  Nằm cách Hội An 5 km về phía Đông, biển Cửa Đại từng đứng trong danh sách 25 bãi biển đẹp nhất châu Á do trang du lịch Trip Advisor bình chọn. Bãi biển này có nước trong xanh, cát trắng, sóng nhỏ. Các resort cao cấp nằm cạnh bờ biển có phong cách kiến trúc theo kiểu truyền thống hòa nhịp với thiên nhiên. Vào buổi tối, nếu ngồi trên bờ biển Cửa Đại, bạn có thể nghe đâu đó vang lên câu hát bài chòi của cư dân địa phương

Rừng dừa 7 mẫu điểm đến không thể bỏ qua

Rừng dừa 7 mẫu điểm đến không thể bỏ qua

11. Rừng dừa Bảy Mẫu:  Thuộc huyện Cẩm Thanh Hội An khi được đưa vào khai thác du lịch đã trở thành điểm đến hấp dẫn du khách tham quan. Sở dĩ có cái tên này vì ngày xưa, khu rừng này có khoảng 7 mẫu dừa tự do sinh sôi nảy nở. Tới nay, rừng đã phát triển lên hơn 100 ha nhưng người ta vẫn giữ cái tên rừng dừa Bảy Mẫu vì nó đã quá quen thuộc và thân thương với người dân và khách. Vì nằm ngay trong vùng nước lợ nên rất thích hợp cho dừa nước phát triển. Tới đây, du khách sẽ được thăm quan khu rừng hoàn toàn trên thuyền theo phong cách miền Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, điểm đặc trưng để phân biệt rừng dừa này với sông nước miền tây, đó là ở đây người dân không dùng phương tiện di chuyển là những chiếc thuyền thông dụng mà sử dụng thuyền thúng. Là 1 trải nghiệm khó quên khi đến Đà Nẵng

V. Mua gì làm quà khi du lịch Đà Nẵng

Bạn có thể mua các loại hải sản khô như mực, tôm, cá tại chợ Cồn hay chợ Hàn… hay các loại bánh tré Bà Đệ, mực rim me, rong biển Mỹ Khê, nước nắm Nam Ông… là những món quà đặc sản du khách thường mua về làm quà khi tới Đà Nẵng.

Khát Vọng Việt gửi bạn một số địa chỉ mua sắm ở Đà Nẵng uy tín, giá rẻ:

  • Chợ Cồn: 318 Ông Ích Khiêm, Quận Hải Châu
  • Chợ Hàn: Trần Phú
  • Chợ siêu thị Đà Nẵng : 46 Điện Biên Phủ , Q.Thanh Khê
  • Siêu thị BigC: 255-257 Hùng Vương, Thanh Khê, Đà Nẵng. Giờ mở cửa 8:00– 22:00.
  • Siêu thị Co.op Mart: 478 Điện Biên Phủ, Q.Thanh Khê
  • Đặc Sản Miền Trung Thiên:
  • CS1 : 274 Nguyễn Tri Phương
  • CS2 : 659 Nguyễn Tất Thành

Hi vọng với một số kinh nghiệm trên, bạn sẽ có một chuyến du lịch Đà Nẵng thú vị. Nếu bạn không muốn tự đi hoặc để dễ dàng hơn, việc đặt tour của các công ty du lịch là thuận tiện nhất. Liên hệ ngay với Khát Vọng Việt để tư vấn chương trình phù hợp với thời gian và yêu cầu của bạn.

VÌ SAO KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN DU LỊCH KHÁT VỌNG VIỆT?

"Là người đam mê du lịch, với Tôi du lịch là cuộc sống, sứ mệnh của chúng Tôi là thiết kế và tổ chức những Tour du lịch có giá trị cao cho mọi khách hàng, giúp khách hàng có được những chuyến đi thực sự ý nghĩa, vui vẻ và bình an, giúp gắn kết tất cả các thành viên để mọi người hiểu nhau hơn và làm việc hiệu quả hơn"

Nguyễn Thanh Minh - CEO công ty du lịch Khát Vọng Việt.

Chia sẻ của khách hàng về Chia sẻ Kinh nghiệm Du lịch Đà Nẵng đầy đủ Cần Thiết A-Z

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Tất cả bình luận