Thăng Long tứ trấn là tên gọi để chỉ bốn ngôi chùa nằm ở bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc có nhiệm vụ trấn giữa bốn phương của Thăng Long trước kia, và bốn ngôi chùa này được coi là linh khí của Thăng Long xưa và của Hà Nội ngày nay, đó là: Đền Bạch Mã trấn ở phía Đông; Đền Voi Phục trấn ở phía Tây; Đền Kim Liên trấn ở phía Nam và Đền Quán Thánh trấn ở phía Bắc. Mỗi ngôi đền thờ một vị thần mang ý nghĩa và có nguồn gốc khác nhau.
Đền Bạch Mã trấn phía Đông: hiện nay nằm ở số nhà 76 phố Hàng Buồm, thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngôi đền thờ thần Long Đỗ hay còn gọi là Bạch Mã, đây là vị thần bảo hộ kinh thành Thăng Long. Dân chúng Thăng Long xưa rất tôn sùng ngài, bởi ngài là vị thần rất thiêng. Truyền thuyết xưa có kể lại rằng: Khi Lý Công Uẩn rời đô từ Thanh Hóa ra định đô tại Thăng Long đã cho xây thành, nhưng thành cứ xây là bị sụt lở. Thấy vậy nhà Vua bèn tới đây làm lễ và thật lạ, vào buổi sáng chợt thấy có một con ngựa trắng từ trong đền đi ra, chạy vòng quanh khu vực đang xây thành, đánh dấu, chạy đến đâu để dấu chân đánh dấu mốc thành rồi trở lại Đền và vụt biến mất. Vua ra lệnh cho thuộc hạ cứ theo vết chân ngựa mà xây thành, xây nên khong bị lở nữa. Sau khi thành xây xong, Vua Lý chiếu cho chúng dân kinh thành phong thần Bạch Mã làm thành Hoàng bảo vệ cho Thăng Long. Từ đó, hình ảnh Ngựa trắng là một biểu tượng thiêng liêng của Đền.
du-lich-ha-noi-dinh-den-kim-lien-cao-son-nam-tran-thanh-thang-long
Đền Kim Liên trấn phía Nam: nằm trên địa bàn phường Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội. Trong đền thờ thần tên là Cao Sơn. Truyền thuyết có kể lại rằng Thần đã có công giúp Sơn Tinh chiến thắng Thủy Tinh trong truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh và sau này còn giúp vua Lê Tương Dực dẹp nội thù, khôi phục nhà Lê. Do đó nhà Vua cho xây đền, dựng bia để hương khói phụng thờ.
Trải qua bao thăng trầm, biến động của không gian và thời gian, Thăng Long tứ trấn vẫn được trùng tu và hiện nay vẫn thu hút người dân cũng như khách du lịch ghé thăm rất nhiều.