Chi Lăng là một huyện nổi tiếng của tỉnh Lạng Sơn, nằm ở phía Bắc của nước ta. Nhắc đến Chi Lăng, người ta thường nhớ đến “Ải Chi Lăng” lừng danh trong lịch sử dân tộc, đến những ngọn núi đá vôi hùng vĩ, thiên thiên hoang sơ, thơ mộng. Tuy nhiên, bạn có biết trên những ngọn núi đá vôi ấy có một loại trái được gọi với cái tên mĩ miều – “vàng mọc trên núi đá vôi”. Đó chính là đặc sản na Chi Lăng. Trong bài viết dưới đây, Du lịch Khát Vọng Việt sẽ giúp bạn hiểu hơn về đặc sản nổi tiếng này.
Nội dung bài viết
Đôi nét về huyện Chi Lăng – Lạng Sơn
Trước hết, chúng ta tìm hiểu đôi nét về quê hương của những trái nơ thơm ngon – huyện Chi Lăng. Huyện Chi Lăng là một huyện thuộc tỉnh Lạng Sơn, có vị trí quan trọng trong việc kết nối vùng miền cũng như phát triển giao thương, kinh tế – xã hội. Minh chứng cho điều này là những công trình giao thông, hệ thống cơ sở hạ tầng được xây dựng đi qua huyện Chi Lăng.
Cụ thể, huyện Chi Lăng có tới 40km quốc lộ 1A – tuyến đường nối liền cả nước đi qua. Chi Lăng phía Nam, giáp với tỉnh Bắc Giang, cửa ngõ nối Lạng Sơn với Hà Nội. Phía Đông Bắc nối với thành phố Lạng Sơn. Ngoài ra, Chi Lăng là một phần của tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng – Trung Quốc, có ga Đồng Mỏ – một trong những ga trung chuyển quan trọng trong tuyến đường sắt Bắc – Nam.
Hiện nay, huyện Chi Lăng là một trung tâm kinh tế quan trọng của tỉnh Lạng Sơn. Không chỉ phát triển các sản phẩm nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp, huyện Chi Lăng còn kết hợp phát triển mô hình du lịch nông nghiệp bền vững. Trong những năm gần đây, xu hướng này đang ngày càng phát triển và gặt hái được những thành tựu nhất định. Trong đó, nổi bật phải kể đến mô hình du lịch, phát triển nông nghiệp gắn với sản phẩm na Chi Lăng.
Na có thể coi là sản phẩm nông nghiệp chủ đạo, là một đặc sản nổi tiếng của huyện Chi Lăng nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung. Không chỉ xây dựng được thương hiệu, mang lại giá trị kinh tế lớn, na Chi Lăng còn là một tài nguyên du lịch quý giá gắn với thiên nhiên Lạng Sơn. Bên cạnh Na Chi Lăng, Lạng Sơn có rất nhiều đặc sản nông nghiệp, văn hóa ẩm thực khác nữa. Tỉnh này đang có những chính sách rất tốt để kích cầu du lịch dựa trên những tài nguyên sẵn có này.
Na Chi Lăng thu hoạch vào thời gian nào, có đặc điểm gì?
Sản vật từ vách núi đá vôi
Không phải tự nhiên mà na Chi Lăng lại trở thành sản phẩm nổi tiếng, đặc biệt. Hầu như Na Chi Lăng đều được trồng trên những vách núi đá vôi cao chót vót. Đi qua Chi Lăng vào mùa thu hoạch na, du khách dễ dàng bắt gặp hình ảnh người nông dân cheo leo trên những ngọn núi để thu hoạch trái chín.
Chính vì được trồng ở một địa hình đặc biệt như vậy nên việc thu hoạch cũng có chút khó khăn và đặc biệt. Người nông dân phải sử dụng ròng rọc nối với đỉnh núi để thu hoạch na và di chuyển xuống. Người dân sẽ nối ròng rọc từ trên núi xuống chân núi, nối với xe đạp. Mỗi lượt quay của ròng rọc sẽ di chuyển được 2 sọt na xuống, đồng thời, 2 sọt rỗng sẽ được đưa lên. Đây là một cách thu hoạch na đầy sáng tạo, giúp tiết kiệm công sức cho người nông dân. Chính những điều đặc biệt này đã góp phần tạo nên thương hiệu na Chi Lăng nổi tiếng khắp các vùng miền.
Mùa thu hoạch na
Hàng năm, na Chi Lăng chín rộ và được thu hoạch trong khoảng từ giữa tháng 7 đến tháng 8. Đây cũng là lúc chợ na Đồng Bành – chợ na nổi tiếng nhất Lạng Sơn hoạt động tấp nập. Những trái na ngon nhất, đẹp nhất Lạng Sơn đều được đưa về đây để tiêu thụ. Đồng thời, đây cũng là đầu mối đưa Na Chi Lăng đến các tỉnh thành khác.
Mỗi ngày, có hàng nghìn người mang na tới, mua na đi. Trong đó chủ yếu là người dân bản địa, cùng với một phần là thương lái. Để đảm bảo cho hoạt động buôn bán, trao đổi, quảng bá thương hiệu na Chi Lăng, UBND huyện Chi Lăng đã quy hoạch riêng bãi đất rộng 1ha phục vụ cho hoạt động của chợ na Đồng Bành. Những quả na Chi Lăng chính hiệu nổi tiếng với hương vị thơm ngon, vị ngọt tự nhiên pha lẫn một chút vị chua do trồng trên núi đá vôi. Hương vị na Chi Lăng khó mà lẫn với sản vật ở nơi khác.
>> Xem thêm:
Na Chi Lăng – đặc sản “vàng mười” của nông nghiệp Lạng Sơn
Có một nhà báo từng ca ngợi na Chi Lăng là “vàng mọc trên núi đá vôi”. Na Chi Lăng không phải một sản phẩm mới, bởi một sản phẩm mới khó mà tạo dựng được một thương hiệu nổi tiếng và độc tôn đến vậy. Tính thời gian quả na xuất hiện và gắn bó với người dân nơi đây cũng đã ngót nghét 40 năm. Hiện nay, na là sản phẩm nông nghiệp “vàng”, mang đến nhiều giá trị kinh tế, du lịch cho huyện Chi Lăng nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung.
Những ngày đầu đầy khó khăn
Na Chi Lăng lần đầu xuất hiện từ những năm 1980 trên vách núi đá Cai Kinh. Khi đó, giống na được người dân mang từ huyện Hoài Đức, Hà Nội về. Tuy nhiên, diện tích đất canh tác thiếu thốn, điều kiện sinh hoạt còn nhiều khó khăn nên núi đá vôi là địa điểm lý tưởng nhất để trồng na lúc bấy giờ. Có lẽ những người trồng na đầu tiên ở Chi Lăng cũng không thể ngờ rằng đây chính là mảnh đất màu mỡ cho những trái na phát triển.
Người ân Chi Lăng dần dần bỏ lúa, bỏ khoai,.. chuyển sang trồng na. Mặc dù vậy, bước đầu bao giờ cũng gặp những khó khăn nhất định. Trong những năm đầu, cây na phát triển tốt, cây cao, nhiều lá nhưng trái nhỏ. Hiệu quả kinh tế đem lại không cao và chất lượng na cũng kém. Lúc này, người nông dân bắt đầu đi tìm giải pháp nhờ những lớp tập huấn kỹ năng trồng và chăm sóc na.
Quá trình trồng và chăm sóc na Chi Lăng rất vất vả. Từ lúc cây ra mầm đến lúc cho trái chín, cuộc sống của người dân hầu như gắn với vạch núi. Đến khi ra trái, trái ngon, ngọt rồi thì họ lại vất vả tìm kiếm thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm. Từ những ngày đầu, họ vất vả bán từng trái na, tại những phiên chợ nhỏ nhất. Để có được thương hiệu na Chi Lăng nổi tiếng như ngày nay, người nông dân Chi Lăng đã trải qua những ngày đầu đầy khó khăn.
Trái ngọt cuối cùng cũng đến ngày được hái
Sự phát triển của na Chi Lăng có thể coi là một câu chuyện kỳ diệu nhưng dễ hiểu. Bởi lẽ, sản phẩm này hội tụ đầy đủ yếu tố để trở thành một đặc sản, một thương hiệu nổi tiếng. Năm 2021, diện tích trồng na của huyện Chi Lăng đã đạt tới con số 2000ha. Trong khi đó, con số này ở năm 1997 chỉ là 500ha.
Để trái na có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, huyện Chi Lăng đã nghiên cứu, ứng dụng công nghệ VietGAP vào việc trồng, chăm sóc na. Đồng thời, hỗ trợ nâng cao kỹ thuật cho người nông dân, tìm kiếm đầu ra và xây dựng thương hiệu.
Trong những năm gần đây, na Chi Lăng được mùa, được giá. Sản lượng và diện tích trồng đều không ngừng tăng lên. Na Chi Lăng không chỉ dừng lại ở một sản phẩm nông nghiệp mà còn được nâng tầm trở thành một sản phẩm “du lịch nông nghiệp” đầy tiềm năng của tỉnh Lạng Sơn. Đây sẽ là niềm tự hào, là nguồn tài nguyên quý giá của huyện nhà. Nhờ vào trái na, người dân Lạng Sơn tiến gần hơn đến mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Đời sống kinh tế được cải thiện rất nhiều. Có lẽ, đây chính là ý nghĩa thiết thực nhất.
Na Chi Lăng – hành trình ra biển lớn
Thị trường luôn luôn thay đổi. Đó là lý do tại sao công tác quảng bá thương hiệu và tìm kiếm nguồn ra cho trái na Chi Lăng không ngừng được quan tâm. Việc sản lượng và diện tích trồng không ngừng tăng cao cũng đặt ra vấn đề tìm kiếm và mở rộng nguồn ra cho sản phẩm.
Hàng năm, một trong những hoạt động nổi bật được thực hiện để quảng bá thương hiệu chính là ngày hội “Na Chi Lăng”. Cùng với đó là hoạt động quảng bá trên các nền tảng offline và online. Những nỗ lực của người dân Chi Lăng đã đưa loại quả này lên rất nhiều siêu thị lớn nhỏ trong nước. Na Chi Lăng được đưa đến những tỉnh thành, được người tiêu dùng tin tưởng và đánh giá cao.
Không dừng lại ở đó, huyện Chi Lăng nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói riêng luôn không ngừng tìm đường cho na Chi Lăng bước vào thị trường truyền thống. Trong nhiều năm qua, Trung Quốc vẫn luôn là thị trường xuất khẩu nông sản số một của nước ta, trong đó có na Chi Lăng. Tuy nhiên, na Chi Lăng sang Trung Quốc chủ yếu vẫn theo đường tiểu ngạch, nhỏ lẻ và hiệu quả không cao, thương hiệu cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
Hiện nay, lãnh đạo các ngành đang tìm đường cho sản phẩm na Chi Lăng bước vào các thị trường khó tính hơn trên thế giới bằng đường chính ngạch. Để làm được điều đó, các hoạt động xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng sản phẩm kết hợp với xây dựng thương hiệu được đẩy mạnh. Mong rằng, đặc sản na Chi Lăng sẽ có những bước đi mới, thành công hơn nữa trong tương lai.
Na Chi Lăng có đắt không?
Chất lượng tuyệt vời, có thương hiệu. Giá bán của sản phẩm na Chi Lăng chính hiệu và câu hỏi của nhiều khách hàng. Xét về mặt bằng chung, giá na Chi Lăng sẽ cao hơn so với sản phẩm na thông thường. Giá bán sẽ phụ thuộc vào kích thước, loại quả và một phần thị trường.
Trong thời điểm thị trường ổn định, na Chi Lăng được bán với giá từ 35.000 đồng đến 120.000 đồng/ kg. Trong đó:
- Loại nhỏ: 35.000 đồng – 40.000 đồng/ kg.
- Loại nhỡ: 55.000 đồng – 60.000 đồng/ kg.
- Loại to: 85.000 đồng – 120.000 đồng/ kg.
Đây là một mức giá không thấp nhưng nó xứng đáng với chất lượng, thương hiệu và công sức của người nông dân.
Địa chỉ mua na Chi Lăng uy tín
Địa chỉ trao đổi, mua bán na Chi Lăng lớn nhất, uy tín nhất và chợ na Đồng Bành. Tuy nhiên, với khách hàng ở xa thì tới đây để mua na là một phương án không khả thi. Hiện nay, sản phẩm na Chi Lăng được phân phối đi nhiều nơi. Bạn có thể tìm mua sản phẩm na Chi Lăng chính hiệu trong các hệ thống siêu thị, cửa hàng phân phối hoa quả uy tín.
Tuy nhiên, có rất nhiều địa chỉ ghi là bán na Chi Lăng, nhưng chất lượng sản phẩm lại không đảm bảo. Khách hàng cần đặc biệt lưu ý khi tìm mua sản phẩm na Chi Lăng ngoài thị trường.
Cách nhận biết na Chi Lăng chính hiệu
Làm thế nào để nhận biết na Chi Lăng chính hiệu. Dưới đây là một số kinh nghiệm hữu ích dành cho bạn.
Quả to, xanh nhạt, kẽ mắt trắng hồng, cùi dày, thơm
Na được chia thành hai loại là na dai và na bở. Na dai được nhiều người yêu thích vì vị ngọt, dai khi ăn. Na dai có thể để được lâu, vận chuyển dễ dàng mà không lo vỡ, nát. Ngược lại, na bở nhiều hạt, khó bóc vỏ, mềm và dễ nát.
Khách hàng có thể nhận biết na Chi Lăng chính hiệu qua một số đặc điểm. Cụ thể, vỏ na mỏng, mắt đều, phẳng, vỏ na có màu xanh nhạt, kẽ trắng. Khi ăn, na Chi Lăng có vị ngọt thanh, cùi dày, ít hạt. Hương vị có pha chút chua, rất tự nhiên.
Na không chứa hóa chất sẽ ngọt thanh
Sản phẩm na Chi Lăng chính hiệu tuyệt đối không sử dụng chất bảo quản. Thay vào đó, người dân bảo quản na bằng cách làm lạnh, giảm tốc độ chín của trái na. Trái na không có chất bảo quản sẽ có vị ngọt thanh tự nhiên. Thay vào đó, những sản phẩm na sử dụng hóa chất, chất bảo quản ăn sẽ không còn thơm ngon, không có mùi na tự nhiên.
Na sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP phải có bao bì
Hiện nay, na Chi Lăng đã được ứng dụng công nghệ VietGAP, GlobalGAP trong sản xuất. Những sản phẩm này chắc chắn sẽ có giá thành cao hơn, chất lượng ổn định hơn. Nhiều người muốn mua na VietGAP để ăn hoặc làm quà. Khách hàng cần lưu ý, na Chi Lăng trồng theo công nghệ VietGAP hay GlobalGAP đều có bào bì, tem nhãn đầy đủ. Những quả không có bao bì, tem nhãn được quảng cáo là sản phẩm chất lượng cao thì bạn cầm xem xét kỹ lưỡng.
Lạng Sơn – phát triển du lịch nông nghiệp gắn với trái Na Chi Lăng
Lạng Sơn được ưu ái khi sở hữu nhiều tài nguyên du lịch có tiềm năng. Riêng trái na Chi Lăng đã gắn với một tài nguyên du lịch nữa là phong cảnh núi rừng hùng vĩ, hoang sơ, xanh mướt. Vì vậy, trong những năm trở lại đây, Lạng Sơn đang xây dựng phát triển mô hình du lịch gắn với trái na.
Du khách tới Chi Lăng sẽ được khám phá thiên nhiên, tìm hiểu về quá trình trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch na. Đồng thời, khám phá những nét văn hóa đặc sắc của người dân nơi đây. Đây là một mô hình du lịch có tiềm năng. Tuy nhiên, cần đầu tư nhiều hơn nữa để đạt được những thành tựu nhất định.
Trên đây là những thông tin về sản phẩm na Chi Lăng. Hi vọng bài viết đã đem đến cho bạn kiến thức bổ ích và cái nhìn đa chiều về sản phẩm Lạng Sơn này. Hãy tiếp tục theo dõi Du lịch Khát Vọng Việt để cập nhật thêm nhiều thông tin du lịch, ẩm thực mới nhất nhé.
Chia sẻ của khách hàng về Na Chi Lăng – Từ một loại trái cây đến thương hiệu đặc sản nổi tiếng