Sapa là một danh lam thắng cảnh nằm ở phía tây bắc của Tổ quốc, là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai. Sa Pa là một điểm du lịch nổi tiếng cảu cả nước. Nằm cách trung tâm thành phố Lào Cai khoảng hơn 30 km. Nằm ở độ cao trung bình 1500 – 1800 m so với mặt nước biển. Sapa luôn chìm trong làn sương mù dầy đặc khiến cho ta có cảm giác bồng bềnh, tạo nên một bức tranh huyền ảo đẹp đến kỳ lạ.
Nơi đây, có thứ tài nguyên vô giá. Đó là khí hậu quanh năm trong lành mát mẻ, với nhiệt độ trung bình 15-18°C. gần đây vào mùa đông chúng ta còn có thể ngắm cảnh tuyết rơi bao phủ trắng Sapa.
Giới thiệu và thuyết minh về sapa
Du khách đến với khu du lịch Sapa❤️ không chỉ để tận hưởng không khí trong lành, sự yên bình giản dị của một vùng đất phía Tây Bắc. Mà Sapa còn là điểm đến để bạn chiêm ngưỡng những vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Tây Bắc. những ruộng bậc thang, thác nước, những ngọn vúi hùng vĩ, khám phá những phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa của các dân tộc trên núi như : H’Mong đen, Dzao đỏ, Tày, Dzáy…
Tên gọi SaPa này từ tiếng quan thoại. Tiếng quan thoại gọi Sa – Pả, “Sa” là cát, “Pả” là bãi. Địa danh của “bãi cát” này ở bên phải cầu km 32 từ Lào Cai vào Sa Pa. Ngày xưa chưa có thị trấn Sa Pa, cư dân ở vùng đất này đều họp chợ ở “bãi cát” đó. Do vậy, dân địa phương ai cũng nói là “đi chợ Sa Pả”.
Sa Pa có khí hậu mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới, không khí mát mẻ. Thời tiết ở thị trấn một ngày có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, thường có nắng nhẹ, khí hậu dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông.
Nhiệt độ không khí trung bình năm của Sa Pa là 15 °C. Mùa hè, thị trấn không phải chịu cái nắng gay gắt như vùng đồng bằng ven biển, khoảng 13 °C – 15 °C vào ban đêm và 20 °C – 25 °C vào ban ngày. Mùa đông thường có mây mù bao phủ và lạnh, nhiệt độ có khi xuống dưới 0 °C, đôi khi có tuyết rơi. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây khoảng từ 1.800 đến 2.200 mm, tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 5 tới tháng 8.
Nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thị trấn Sa Pa ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển, cách thành phố Lào Cai 38 km và 376 km tính từ Hà Nội. Ngoài con đường chính từ thành phố Lào Cai, để tới Sa Pa còn một tuyến giao thông khác, quốc lộ 4D nối từ xã Bình Lư, Lai Châu. Mặc dù phần lớn cư dân huyện Sa Pa là những người dân tộc thiểu số, nhưng thị trấn lại tập trung chủ yếu những người Kinh sinh sống bằng nông nghiệp và dịch vụ du lịch. Dưới đây là 1 bài viết hay về Sapa.
I. Đến với Sapa quý khách có thể liên tưởng ngay đến các điểm du lịch nổi tiếng như:
- Fanxipan đực ví như nóc nhà đông dương cao 3.143m so với mực nước biển, nằm trên dãy núi Hoàng Liên Sơn. Gọi là Hoàng Liên Sơn, bởi duy nhất trên dãy núi này có cây Hoàng Liên, là 1 loại dược liệu quý hiếm. ngoài ra dãy hoàng liên còn là nơi còn lưu dữ được dất nhiều cây gỗ quý như Thông Dầu. và đặc biệt là nơi sinh sống của rất nhiều loài thú quý hiếm như gà Gô, Gấu, Khỉ, Sơn dương…. và đặc biệt lưu dữ hàng ngàn loại dược liệu quý hiếm để làm thuốc. Khu Rừng quốc gia Hoàng liên sơn có đến 136 loại chim, có 56 loại thú, 553 loại côn trùng. trong đó có 37 loại thú được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn cps 864 loại thực vật. Trong đó có 173 loại cây thuốc quý.( Quý khách muốn tìm hiểu thêm về cách thức khám phá Fasipan thì xem chi tiết tại đây. https://dulichkhatvongviet.com/tin-tuc/kinh-nghiem-du-lich/du-lich-sapa-kinh-nghiem-chinh-phuc-dinh-fansipan/
- Núi Hàm Rồng Một trong những điểm đến rât đỗi quen thuộc với những du khách mỗi khi đến với Sapa du lịch đó là Núi Hàm Rồng. Đây là một ngọn núi nằm ngay trong trung tâm thị trấn Sapa. Khu du lịch Hàm Rồng được xây dựng trên diện tích gần 150 ha. Công trình được khởi công năm 1996 nhằm khai thác những giá trị văn hoá – tự nhiên một cách hoang sơ của những phiến đá rêu phong. Càng đi lên cao quý khách càng có cơ hội khám phá những khung cảnh tuyệt đẹp như: Vườn Lan, Cổng Trời, Sân Mây, Vườn Đào…. Đặc biệt đối với những du khách có sở thích ngắm cảnh và chụp ảnh thì có lẽ đây là điểm du lịch mà các bạn có thể lưu giữ cho mình rất nhiều bức hình để đời. Ở độ cao: 1800m quý khách sẽ thấy những đám mây hững hờ trôi và phóng tầm mắt ngắm nhìn toàn cảnh Sapa từ trên cao. Đây được coi là điểm ngắm nhìn Sapa tuyệt vời nhất bởi ở độ cao này. Quý khách có thể cảm nhận được sự giao thoa của trời đất, và thong thả dạo bước trên mây. Sắc hoa tươi thắm quyện trong mây núi bồng bềnh, khiến bất kỳ ai cũng có cảm giác lạc giữa một khu vườn thượng uyển… Tiếp tục hành trình lên cao hơn, quý khách sẽ có cảm nhận như mình đang lạc vào cõi thần tiên với những khung cảnh rất đỗi quen thuộc với những du khách đã từng xem phim Tây Du Ký khi đi qua khu thiên thạch lâm rộng mênh mông, lớp lớp đá đan xen nhau đủ mọi hình dáng, tha hồ cho khách thả trí tưởng tượng thành muôn hình vạn dạng. Đường lên cổng trời ngó phía trước chỉ thấy trời xanh bao la, nhìn dưới chân toàn mây giăng. Hết cổng trời 1, dừng chân ở cổng trời 2 cao khoảng 1.700m để được ngắm đầu rồng thật rõ. Lối đi mỗi lúc một hẹp, dẫn vào hang Tam Môn chỉ vừa một người chui lọt,thoát ra là một khoảng trời mênh mông. Khu cắm trại ở đây có hẳn một vườn cây ăn trái với ba loại chủ lực: đào, lê, mận. Không chỉ là điểm ngắm Sa Pa đẹp nhất. Núi Hàm Rồng còn được biết đến như một khu vườn thượng uyển với các loài hoa khoe sắc quanh năm. Và đến đây quý khách cũng cảm nhận được những giá trị văn hoá của các tộc người thiểu số khi thăm quan khu vực biển diện ca nhạc của các Chàng Trai – Cô Gái dân tộc Mông hoặc khoác lên chiếu áo, chiếc váy để đóng giả làm những “ Trai Làng – Gái Bản ”… Quả đúng là không phải nói quá khi nơi đây được ví như một Sa Pa thu nhỏ, bởi du khách có thể cảm nhận được vẻ đẹp hội tụ của thiên nhiên, văn hóa và con người của thị trấn vùng cao theo từng bước chân từ cổng Hàm Rồng lên núi…..
❤️Giới thiệu tour du lịch Biển Hè 2022 giá rẻ hấp dẫn nhất hiện nay:❤️
- Nhà Thờ Đá được xây dựng vào năm 1935 (đầu thế kỉ 20), công trình này được chính những kiến trúc sư người Pháp, thiết kế và dựng lên. Đây là công trình được coi là dấu ấn duy nhất còn vẹn toàn của người Pháp ở trên mảnh đất Sapa. Bên cạnh đó, do là một công trình được kiến thiết từ rất sớm, cùng với mảnh đất và con người nơi đây, Nhà thờ Sa Pa cũng trải quan nhiều biến cố của lịch sử và được trùng tu rất nhiều lấn thế nhưng nhà thờ vẫn còn giữ được nguyên vẹn nhứ trước đây. Nhà Thờ Đá tọa lạc vị trí đắc địa với phía sau là núi Hàm Rồng trên một diện tích 6000m vuông. Trong đó có khu nhà thờ gồm 7 gian, mỗi gian rộng 500m vuông, tháp chuông cao 20m, bên trong là quả chuông cao 1,5m, nặng nửa tấn. Toàn bộ nhà thờ được xây bằng đá đẽo, liên kết các khối đá là hỗn hợp của cát, vôi và mật mía. Điểm hấp dẫn nhất của nhà thờ này là lối kiến trúc nhà thờ được thiết kế theo kiểu Gotic La Mã cổ, thể hiện rõ nét nhất là ở mái nhà, tháp chuông, vòm cuốn,…đều hình chóp tạo cho công trình sự bay bổng, thanh thoát. Phía trước nhà thờ là khoảng sân rộng, hàng ngày người dân tộc thường tập trung ở đây mua bán. Bên trong nhà thờ là giáo đường có 32 ô cửa kính mầu, vẽ hình các mầu nhiệm mân côi, các Thánh và chặng đường Thánh Giá. Từ xưa đến nay nhà thờ đá Sapa là địa điểm hoạt động văn hóa truyền thống của bà con dân tộc nơi đây. Nếu đến đây vào thứ 7 hàng tuần bạn có thể được chứng kiến tận mắt nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của các dân tộc thiểu số mà du khách quen gọi với cái tên “chợ tình”. Cùng với đó là hoạt động cầu nguyện diễn ra vào các ngày cuối tuần với những bài hát thánh ca bằng tiếng H’mông của các em thiếu nhi. Hơn nữa bạn có thể đi thăm quan những tòa biệt thự rêu phong và cổ kính với vẻ đẹp riêng của nó, tạo thành một khung cảnh “nền cũ lâu đài bóng tịch dương” rất đặc trưng. Nhất là khi những bóng dáng xa xưa đó thấp thoáng ẩn hiện trong màn sương mờ ảo không khỏi khiến lòng người bâng khuâng. Ai đã đến nơi đây một lần chắc hẳn không thể quên được màn sương mù dầy đặc và nhà thờ đá thoắt ẩn thoắt hiện trong sương. Chụp một bức ảnh kỉ niệm với Nhà thờ đá SaPa chắc chắn là mong muốn của bất cứ du khách nào khi đặt chân đến vùng đất xinh đẹp này.
- Thung lũng Mường Hoa nằm cách thị trấn SaPa 10km về phía Đông Nam. Là điểm du lịch hấp dẫn, thu hút những bước chân của du khách đến đấy. Thung lũng Mường Hoa hút hôn du khách bởi nét đẹp hữu tình của cảnh đất trời hội tụ. Thung lũng tuyệt đẹp này là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em, nơi chứa đựng những vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời làm đắm lòng khách phương xa. Thung lũng Mường Hoa là một trong những điểm du lịch nổi tiếng và hấp dẫn ở Sapa. Ngoài vẻ đẹp thơ mộng, thung lũng Mường Hoa còn hấp dẫn du khách bởi tại đây có một bãi đá cổ kỳ bí, nằm xen giữa cỏ cây và những thửa ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc. Hàng trăm tảng đá sa thạch có khắc những hình vẽ, những ký tự kỳ lạ đến nay vẫn chưa xác định được nguồn gốc và ý nghĩa. Ngày nay, khu chạm khắc cổ này đã được xếp hạng di tích quốc gia, là di sản độc đáo của người Việt cổ. Đặc biệt tại thung lũng Mường Hoa có 196 hòn chạm khắc nhiều hình kỳ lạ của những cư dân cổ xưa cách đây hàng ngàn vạn năm mà nhiều nhà khảo cổ học vẫn chưa giải mã được. Khu chạm khắc cổ đã được xếp hạng di tích quốc gia.
- Thác Bạc nằm cách thị trấn Sapa khoảng 12km. Thác có đọ cao khoảng 200m, nằm ngay dưới trân đèo Ô Quy Hồ, và đây cũng là thượng nguồn cảu dòng suối nằm trong khu Thung Lũng Mường Hòa. Đứng dưới chân ngọc thác, quý khách có thể chiêm ngưỡng vè đẹp kỳ la nơi nay. Với dòng nước ầm ầm đổ xuống tung bọt trắng xóa công thêm âm thanh vang dội núi rừng tao nên một không gian vô cùng hoang dã và kỳ bí. bao quang khu thác bạc còn có thảm thực vật quanh năm xanh tốt. Đặc biệt vào mùa đông khu vực Thác Bạc cũng là nơi có băng tuyết dầy nhất tại khu du lịch Sapa.
- Bản Cát Cát hay còn gọi là thôn Cát Cát là một ngôi làng nhỏ nằm cách thị trấn Sa Pa 2 km. Bản Cát Cát SaPa được hình thành từ giữa thế kỷ 19 do một bộ phận dân tộc ít người quần tụ. theo phương pháp mật tập (dựa vào sườn núi và quây quần bên nhau, các nóc nhà cách nhau chừng vài chục mét và sinh sống, trồng trọt canh tác ngay trên những sườn đồi quần cư). Với những thắng cảnh thiên nhiên cùng nét đẹp trong văn hóa người Mông nơi đây đã tạo nên cho Cát Cát một sức hấp dẫn đến lạ kỳ thu hút du khách ghé thăm ngôi làng này. Là bản lâu đời của người Mông, còn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh, dệt vải và chế tác đồ trang sức. Đặc biệt nơi đây còn giữ được khá nhiều phong tục độc đáo mà ở các vùng khác không có hoặc không còn tồn tại nguyên gốc.
- Bản Lao Chải Tả Van là nơi sinh sống chủ yếu của người Mông, Dao, Giáy,… Nằm các cách thị trấn Sapa chừng 7km nhưng lại mang nét đặc trưng khác biệt hẳn. Nếu như đến Sapa du khách hào hứng với quang cảnh sương mờ tấp nập của nhịp sống thị thành, với phiên chợ tình cuốn hút thì Lao Chải – Tả Van lại mở ra bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp với cánh đồng cùng những thửa rộng bậc thang nối đuôi nhau chạy dài từ triền này đến đồi khác. Những thửa ruộng ở Lao Chải – Tả Van đã có từ hàng ngàn năm trước chứ không phải mới đây, và chủ yếu là do người bản địa xây dựng nên để canh tác. Mang đến cuộc sống ấm no cho cả làng bản từ bao đời nay. Ngoài ruộng lúa thì phía sau nhà, màu xanh mướt của ngô, khoai, sắn cũng tạo nên mảnh không gian hết sức thanh bình, quyến rũ ở nơi đây. Đứng ở trên cao, ngắm nhìn toàn bộ ruộng lúa bậc thang đang vào độ chín vàng, từng khúc ruộng ngoằn nghèo chẳng khác nào những chú sâu nhỏ đang oằn mình nũng nịu giữa bạt ngàn núi rừng Tây Băc. Cứ thế, trong làn sương mờ còn bồng bềnh chưa tan, làn khói bếp từ ngôi nhà tranh truyền thống đã vội vàng bay lên, tất cả cảnh vật và nhịp sống con người như hòa làm một, đẹp và nhẹ nhàng. Không chỉ đắm mình vào không gian thiên nhiên Lao Chải – Tả Van khiến lòng thêm rạo rực mà khách du lịch đến đây còn được trải nghiệm văn hóa như nấu rươu, rệt vải ….. Ở Tả Van vẫn lưu truyền phong tục thờ đá của người Việt cổ với hơn 200 tảng đá to nhỏ khác nhau được khắc thành các hình thu bên bở suối như để chở che cho dân làng luôn được ấm êm, phồn hoa. Dẫu ánh sáng điện đường, trường trạm đã về, dẫu cuộc sống đang dần hội nhập nhưng cái nét đẹp của người Lao Chải – Tả Van vẫn không bị hòa tan, bất chấp tháng năm có thay đổi.
- Thác Tình Yêu thuộc địa phận xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách thị trấn Sa Pa khoảng 4km theo hướng tây nam. Con đường dẫn đến Thác Tình Yêu là một con đường đất đỏ với vẻ đẹp dịu dàng của loài hoa Đỗ Quyên. mọc hai bên đường với những gam màu đỏ, trắng, vàng khá tươi tắn; hòa trong cảnh đẹp nơi đây, du khách sẽ thấy thoảng thoảng bên tai mình âm thanh xào xạc của cây rừng đang đu đưa trong gió… Khi đã đi hết đoạn đường này, du khách sẽ gặp một dòng suối, tiếp tục men theo dòng suối là du khách sẽ tới thác Tình yêu.
- Chợ phiên của Sapa họp vào ngày chủ nhật tại huyện lỵ (thị trấn Sapa). Người dân ở vùng xa phải đi từ ngày thứ bẩy. Vào tối thứ bảy mọi người cùng thức vui với nhau bằng những bài hát dân ca của trai gái người Mông, người Dzao, bằng những âm thanh của đàn môi, của sáo, của khèn Mông, bằng những bát rượu tràn đầy của những người có tuổi…và người ta đã đặt cho nó là “chợ tình”.
- Bãi Đá Cổ trải dài trên thung lũng Mường Hoa. Cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng tầm 8 km. Có diện tích rộng khoảng 8 km2 với gần 200 khối đá. Bãi đá cổ được khám phá vào năm 1925 bởi nhà khảo cổ người Pháp. Đây được xem là di chứng cho sự xuất hiện của người tiền sử. Bãi đá cổ Sapa chính là di sản quý giá mảnh đất Tây Bắc và của đất Việt. Trải qua gần 100 năm kể từ ngày được phát hiện, bãi đá cổ ấy ngày càng thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến chiêm ngưỡng. Khi có dịp ngắm nhìn bãi đá cổ ấy, bạn sẽ ngỡ ngàng trước những khối đá to nhỏ nằm rải rác khắp mảnh đất này. Nào là những phiến đá nhỏ ẩn sâu trong cánh đồng xanh rì hay những tảng đá khổng lổ chễm chệ trên mặt đất, nào là khổng lồ cao đến khoảng 4 m, dài tầm 15 m hay những phiến đá nhỏ rộng khoảng 0.5 m,… cũng đều khiến du khách thích thú mải mê ngắm nhìn. Khi càng say mê ngắm nhìn, bạn sẽ càng không thể rời mắt khỏi những phiến đá đấy – tựa hồ như có một sức hút ma mị mãnh liệt đến lạ kỳ. Trên những phiến đá trong bãi đá cổ còn sở hữu những hoa văn độc đáo, lạ mắt như ruộng bậc thang, hình người, nhà sàn, con đường hay chữ viết được chạm khắc rất rõ ràng. Nhưng cũng không hiếm những hoa văn mông lung khó hiểu, vừa gợi nên sự vật này cũng vừa khiến người ta liên tưởng đến những sự vật khác. Mỗi hoa văn chạm khắc trên phiến đá đều khiến du khách và các nhà nghiên cứu không khỏi tò mò, sừng sỡ trước sự bí ẩn ấy.
- Thưởng thức Cafe: Cafe không nổi tiếng ở Sapa nhưng nơi đây lại là điểm thích hợp nhất để thưởng thức những thứ đồ uống nóng hổi kết hợp với phong cảnh và những địa điểm ấn tượng
II. Ngoài những địa danh du lịch nổi tiếng thì khi nhắc đến Sapa ta còn nhớ ngay đến nét ẩm thực độc đáo của vùng đất này.
- Mận, đào Sa Pa Khỏi phải nhắc tới vị ngon ngọt và hấp dẫn của những trái mận, đào Sapa bởi đây là một món đặc sản mà ai cũng biết tới. Vào mùa hè, ngoài việc thưởng ngoạn cảnh sắc núi đồi, bản làng, bạn còn được thưởng thức no nê những trái ngọt đúng miền.Vào mùa mận, nếu du lịch Sa Pa bạn nên trải nghiệm một lần vào vườn hái và mua mận. Còn nếu mua ở ngoài, bạn nên mua của những người dân tộc bán dạo khu nhà thờ. Đào Sa Pa tuy nhìn không bắt mắt nhưng ăn có vị giòn ngọt và mùi thơm. Du lịch mùa hè ở Sa Pa, bạn cũng nên mua đào của người Mông và người Dao bán dọc đường gần nhà thờ Sa Pa.
- Mắc cọp Đến khoảng tháng 9 là bắt đầu tới mùa mắc cọp (lê Sa Pa) và táo mèo. Quả mắc cọp vị chua nhẹ, mát và quả nhỏ, nhìn xù xì không đẹp bằng lê nhập từ Trung Quốc về nhưng chất lượng của nó luôn được đảm bảo và đây cũng là một món quà lý tưởng cho người thân khi bạn đi du lịch Sapa.
- Măng chua Sapa Ủ măng vào chum và đậy kín trong khoảng 20 đến 30 ngày. Khi thành phẩm, măng có vị chua thanh, dùng để nấu với cá hay thịt, ăn hoài không ngán.Nhắc tới măng chua được ưa chuộng nhất có lẽ là măng chua của bà con vùng cao Sa Pa. Măng chua được làm khá tỉ mỉ, người ta chọn những đọt măng mới nhú được 25 – 30cm, mang về rửa sạch rồi xắt lát mỏng, không cho dính nước.
- Măng vầu Sapa Vị ngọt thanh, hơi đắng của măng vầu Sapa đã chiếm trọn “cái dạ dày” của khách du lịch khi đến đây. Sở dĩ gọi là măng vầu vì đó là những gốc tre, nứa non mới nhú được khoảng 20-30cm đã được người dân nơi đậy chặt về và chế biến thành 3 món ăn đặc sản: Măng vầu luộc chấm mắm, măng vần chua và măng vầu khô. Mỗi món có một hương vị riêng nhưng đều rất ngon.
- Nấm hương Khi những cơn mưa đầu hạ bắt đầu rơi cũng là lúc Sa Pa vào mùa nấm hương. Nấm hương Sa Pa vị ngọt, mùi hương nhẹ. Vì vậy, đi du lịch Sa Pa mùa này, bạn nên chọn vài xâu nấm hương về để chế biến món ăn thết đãi cả nhà hoặc làm quà cho người thân. Nếu ở gần, bạn có thể mua nấm tươi của bà còn dân tộc để mang về. Nếu ở xa, bạn nên mang nấm khô để dễ bảo quản và vận chuyển trong tour du lịch. Lưu ý, nấm hương rừng Sa Pa cánh mỏng, màu sáng chứ không thẫm như nấm trồng và chân nấm nhỏ, rất dai, có mùi thơm nhẹ rất đặc trưng rất khác với các loại nấm hương trồng khác.
- Lợn cắp nách Lợn cắp nách là những chú lợn được thả rông trên núi, đồi. Chúng tự dũi đất kiếm ăn trên những sườn dốc dựng đứng và quanh năm suốt tháng gồng mình chống chọi với cái rét làm cho giống lợn này săn quắt lại. Một chú “lợn cắp nách” trưởng thành cũng chỉ nặng dưới chục ký. Khi chế biến thịt lợn người ta thường làm sạch, tẩm ướp rồi để nguyên con mà nướng hoặc quay. Miếng thịt mỏng tang, từ ngoài vào trong chỉ có một lớp bì ròn tan, rồi đến một lớp thịt nạc thật mềm, ngọt lịm, dày không đến 2 cm; và trong cùng là xương, thường là cũng rất nhỏ và mềm, ăn được luôn nếu không phải là xương ống.
- Gà đen (gà ác) Món nổi tiếng nhất được chế biến từ gà đen của Sa Pa là gà nướng mật ong. Món gà nướng thơm nức mũi ăn cùng lá bạc hà chấm muối tiêu chanh, chắc chắn sẽ làm hài lòng cả những thực khách khó tính nhất.Là loại gà đặc biệt của người Mông có da, thịt và xương màu đen. Thịt gà đen chắc, thơm ngon, da giòn mang lại cho người thưởng thức cảm giác rất thú vị. Các nghiên cứu đã chỉ ra, gà đen không những có tác dụng tăng khả năng “chăn gối” mà còn có giá trị dược liệu đặc biệt trong việc chữa trị các bệnh về tim mạch.
- Cá suối Cá suối có nhiều loại: Cá trắng thân dẹt như cá mương, cá hoa, cá bống, lại có loài cá có màu đen lẫn với màu rêu đá. Cá suối Sapa thường không lớn, chỉ bằng ngón tay, to lắm cũng chỉ như cán dao. Điều đặc biệt là cá suối không hề có vị tanh. Cá bắt được, nhóm lửa nướng sơ ngay bên bờ suối để có thể để dành ăn lâu dài hoặc đem lên bán cho các nhà hàng trên thị trấn.
- Đồ nướng SaPa Nhiều khách du lịch nói rằng: Nếu đến Sa Pa mà không thưởng thức đồ nướng thì quả thật chưa thực sự khám phá được hết sự độc đáo, phong phú và thi vị của văn hoá ẩm thực Sa Pa.Trong rất nhiều cái thú được nhâm nhi, hưởng thụ ẩm thực của khách du lịch sapa trong những ngày du lịch dài ngày tại đây, thì đồ nướng Sa Pa đang trở thành một “thương hiệu” rất riêng biệt, không thể lẫn với các địa phương khác.
- Thịt trâu gác bếp Thịt trâu gác bếp được bày bán khá nhiều tại Sa Pa. Nhưng để mua được loại thịt trâu chất lượng của người H’Mông, bạn nên mua tại bản dân tộc trong lúc tham quan bản.Một trong những đặc sản đặc biệt của Sa Pa chính là thịt trâu gác bếp. Thế nên, món quà du lịch Sa Pa đặc biệt cũng chính là món thịt trâu hun khói bằng cách gác trên bếp củi của đồng bào dân tộc.
- Thắng cố Thắng cố thường ăn kèm với các loại rau nhúng cải mèo, ngồng su hào, cải lẩu,… Ăn thắng cố phải uống cùng rượu ngô, thứ rượu nồng ấm, thơm phức, được kết từ tinh hoa của núi rừng. Khi đồ ăn thức uống hòa quyện vào nhau sẽ tạo ra một cảm giác dễ chịu và khó quên.Thắng cố là đặc sản của người Mông, thường có ở các bản làng và các phiên chợ của người Mông. Thắng cố Sa Pa chế biến chủ yếu từ ngựa, một nồi thắng cố có thịt, tim, gan, lòng, tiết ngựa và 12 thứ gia vị: thảo quả, quế chi, sả, gừng và nhiều thứ gia vị gia truyền khác, trong đó, cây thắng cố là gia vị thứ 12. Khi ăn, người ta sẽ múc nước dùng ra nồi lẩu, thái thịt ngựa thả vào.
- Bánh ngô Từ tháng 6 đến tháng 10, một số dân tộc ở Sa Pa thường làm bánh đao. Nguyên liệu để làm bánh bao gồm đao và gạo nếp được xay thành nước bột. Sau đó, đem nước bột lọc qua khăn cho vừa khô bột bọc bên trong. Tỷ lệ của đao 2 phần, bột nếp 1 phần. Sau đó đến công đoạn nặn bột thành những nắm bằng chiếc chén, gói vào lá chuối, buộc lại rồi cũng xôi như bánh ngô. Bánh làm xong có hương thơm của gạo nếp và đao, khi ăn sẽ có vị thơm mát, dẻo như chiếc bánh dợm người Kinh vẫn làm. Bánh đao bảo quản nơi khô ráo có thể để hàng chục ngày mà không thiu.
- Rượu dân tộc Có hai loại rượu nổi tiếng ở Sa Pa là rượu táo mèo và rượu Sán Lùng đều do người dân tộc ủ từ những loại quả và men lá rừng. Rượu táo mèo được ngâm từ quả táo mèo rừng có mùi thơm hương táo rất đặc biệt, uống có vị ngọt chát. Còn rượu Sán Lùng thì được ủ bằng loại men bí truyền của người Dao Đỏ. Vì vậy, khi rời khỏi Sa Pa sau chuyến du lịch mùa hè, bạn đừng quên mua hai danh tửu này về làm quà. Bạn có thể mua được rượu táo mèo nguyên chất tại phiên chợ của người Mông, còn rượu Sán Lùng thì mua tại phiên chợ của người Dao đỏ. Đặc biệt, với rượu Sán Lùng, bạn có thể đến thôn Sán Lùng ở xã Bản Xèo, Bát Xát, để thưởng thức và mua được chai rượu hảo hạng.
- Tương ớt Mường Khương Nếu đã đi du lịch Sa Pa mà không mang loại tương ớt này về làm quà thì thật là thiếu sót. Bạn có thể mua tương ớt Mường Khương tại các cơ sở bán đặc sản ở Sa Pa với giá rất bình dân.Tương ớt Mường Khương được chế biến từ loại ớt thóc đặc biệt kết hợp với tỏi, hạt thì là, hạt rau mùi, thảo quả, hạt dồi, quế, muối, rượu và nước theo một tỷ lệ gia truyền nên rất đặc biệt và nổi tiếng khắp nơi.
Với những nét đặc chừng đầy hấp dân như vậy. Bạn còn chần chừ gì nữa hay khoác Ba lô lên và đi. Đến để trải nghiệm, đến để khám phá, đến để hưởng thụ. Hãy nhanh chóng trải nghiệm Sapa bằng một chyến du lịch Dã ngoại Hà Nội – Sapa bạn nhé!
Độc giả cũng quan tâm:
sapa lào cai |
lào cai sapa |
sa pa lào cai vietnam |
thuyết minh danh lam thắng cảnh sapa |
tổng quan về sapa |
giới thiệu sapa bằng tiếng nhật |
thông tin về sapa |
bài viết hay về sapa |
Chia sẻ của khách hàng về Giới thiệu về khu du lịch Sapa Lào Cai