Vườn quốc gia Keoladeo thuộc bang Rajasthan, Ấn Độ, cách Arga khoảng 50 km về phía tây. Vườn là một ốc đảo rộng, là một cùng rừng ngập mặn đặc hữu có diện tích khoảng 2873 ha. Keoladeo được coi là “thiên đường của các loài chim nước mặn“
như: vịt trời, bồ nông, cuốc, cò, vạc, đặc biệt là sếu Siberia- loài chim vô cùng quý hiếm. Ngoài ra, vườn quốc gia Keoladeo còn là cánh rừng nhiệt đới khô, cây bụi và đồng cỏ, bởi vậy mà nơi đây còn có các loài động vật linh trưởng như voọc, khỉ nâu, báo, mèo rừng, linh cẩu sọc, cầy hương…
Keoladeo trước đây là vùng săn bắn, sau đó chính phủ Ấn Độ quyết định ngăn cấm săn bắn và thành lập vườn quốc gia vào năm 1982. Đến năm 1985, keoladeo được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Chính quyền Ấn Độ đã cho xây dựng bức tường cao 2m và các con mương dẫn nước từ hồ Gambira và sông Banganga vào để bảo vệ các loài chim, động vật khỏi sự ô nhiễm và săn bắn từ bên ngoài.
Vườn quốc gia Keoladeo là nơi tìm đến của lòai sếu Siberia, những bầy sếu đã vượt qua chặng đường dài 3.500 dặm từ miền Tây Siberia sang đây đẻ tìm chỗ cư trú. Phía Tây Siberia bị tàn phá rất nặng nề và môi trường tự nhiên của loài sếu gần như không còn bởi vậy chúng đã tìm đường để sang sinh trưởng tại Keoladeo.
Keoladeo có gần 400 loài chim cư trú, trong đó đông nhất là vịt đuôi nhọn, ngỗng, mồng két, chim cốc, cò trắng. Với số lượng lớn các loài chim như vậy, vườn quốc gia này có thể coi như một kho báu tuyệt vời của quốc gia Ấn Độ.
Theo người dân nơi đây, keoladeo trước kia là một vùng đất hoang, được một vị hoàng tử Ấn Độ cải tạo. Hoàng tử đã cho trồng nhiều cây xanh và tạo nguồn thức ăn để thu hút các loài chim về đây sinh sống với mục đích để săn bắn. Sau khi chính phủ Ấn Độ ngăn cấm việc săn bắn thì nơi đây đã trở thành nơi sống của các loài chim.
Vườn quốc gia Keoladeo được Unesco công nhận là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế. Nơi đây là ngôi nhà lớn cho các loài chim di cư và là bến đỗ cho nhiều loài chim trước khi chúng chuyển đến vùng đất khác. Trong số 375 loài chim cư trú ở đây có 115 loài sinh sản tại công viên, 42 loài chim ăn thịt, 15 loài quý hiếm. Đặc biệt môi trường tự nhiên ở đây đã giúp cho loài sếu Siberia sống sót khi mà vùng đất quê hương của chúng đã bị tàn phá nặng nề.
Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Vườn quốc gia Keoladeo của Ấn Độ là Di sản thiên nhiên thế giới năm 1985.
Chia sẻ của khách hàng về Vườn quốc gia Keoladeo.