Lễ hội Cầu Ngư bắt nguồn từ tục thờ ông Nam Hải (Cá Voi) – Là tục lâu đời của cư dân vùng biển từ miền Trung trở vào Nam. Trong đó điển hình là Nam Trung Bộ và điển hình nhất ở Khánh Hòa.
Trong các cuốn sử liệu cổ của nước ta soạn thảo dưới triều Nguyễn gồm: “Gia Định thành thông chí” của tác giả Trịnh Hoài Đức , “Đại Nam nhất thống chí” và “Đại Nam thực lục chính biên” của Quốc sử quán triều Nguyễn đều nhắc tới tục thờ Ông Nam Hải , chứng tỏ tư tưởng thờ tự Ông Nam Hải là một tín tục đã có từ lâu đời , được truyền lại về sau , duy trì và nối tiếp liên tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác tại Nha Trang.
Lễ hội Cầu Ngư – Du lịch theo tour Nha Trang
Điều này cũng được chính quyền phong kiến trung ương chính thức xác nhận vị Phúc thần này qua ban tặng Sắc phong cho cá voi với các mỹ hiệu mang đậm giá trị nhân văn với tên gọi: Ngọc Lân , Nhân Ngư , Đức Ngư. Đây là giá trị di sản văn hóa Hán Nôm rất quý giá , chứng minh cho quá trình khai hoang , làm ăn trên biển đảo cũng như chinh phục và làm chủ biển đảo của cộng đồng ngư dân ở Khánh Hòa từ xưa tới nay.
Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa còn bảo lưu các chi tiết truyền thống với các nghi lễ: Lễ rước sắc , Lễ Nghinh Ông , hò bá trạo , Lễ Tỉnh sanh , Lễ Tế chánh , Thứ lễ và Tôn vương , Lễ Tống na. Với nhiều nét đặc thù , hội tụ đầy đủ những giá trị văn hóa cổ truyền và có tác động sâu rộng đến đời sống tinh thần của cư dân vùng biển đảo , lễ hội Cầu Ngư là sự tổng hợp các các nghi lễ truyền thống , diễn xướng dân gian , các trò chơi dân gian , tạo nên một bức tranh sinh động , độc đáo của ngày hội làng biển , được nhân dân Khánh Hòa sáng tạo , lưu truyền và giữ gìn bao đời nay.
Ngày 27-12-2012 , Bộ Văn hóa , Thể thao và Du lịch đã ban hành quyết định số 5079/QĐ-BVHTTDL công nhận Danh mục di sản văn hóa phi vật thể ( đợt 1 ). Theo đó , 33 di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo quy định của Luật Di sản văn hóa , trong đó có hội lễ Cầu Ngư của Nha Trang- Khánh Hòa.
Cùng chúng tôi đặt một tour du lịch Nha Trang 4 ngày 3 đêm để tham dự lễ hội độc đáo tại Nha Trang này.
Lễ hội Cầu Ngư hay còn gọi là Lễ Nghinh Ông. Từ xưa, ngư dân vùng ven biển đã cho rằng cá voi là một loài cá hiếm, không làm hại ai và thường giúp họ khi gặp giông bão trên biển. Lợi dụng điều này một số người đã thêu dệt thêm nhiều huyền thoại về cá voi, gắn cá voi với cuộc đời bôn tẩu của Nguyễn Ánh, tô vẽ chuyện cá voi đã cứu sống Nguyễn Ánh trong một vụ đắm thuyền, dùng thần quyền đề cao nhân vật này.
Sau khi xưng vương, Gia Long đã phong cá voi tước hiệu “Nam hải cự tộc ngọc lân Thượng đẳng Thần”. Các vua triều Nguyễn sau đó phong sắc cho cá voi với danh hiệu “Đại càng quốc gia Nam Hải”.
Càng tin vào sự giúp đỡ của cá voi, ngư dân tổ chức việc thờ cúng hết sức thành kính. Họ kiêng gọi cá voi mà gọi là Cá Ông hoặc Ông Nam Hải, xây lăng thờ cúng gọi là Lăng Ông. Trong lăng có hòm chứa xương cá voi (gọi là Ngọc Cốt). Hàng năm, người ta tổ chức ngày giỗ đúng vào ngày ông lỵ (cá voi chết) và hai kỳ xuân tế thu tế, cúng cầu ngư vào mùa đánh bắt của mỗi năm. Nghi lễ cúng như nghi lễ tế đình, điều khác biệt là màn hát bá trạo kết thúc lễ tế và mở đầu cho hội hát chầu (có khi kéo dài đến 5 – 7 ngày).
Chia sẻ của khách hàng về Lễ hội Cầu Ngư tại Nha Trang – Phong tục Ngàn Năm