Quảng Ninh không chỉ có vịnh Hạ Long với những đảo đá, hang động kỳ vỹ tuyệt đẹp mà còn được mọi người biết đến với di tích văn hóa, lịch sử linh thiêng. Trong đó, Miếu Vua Bà thuộc xã Yên Giang, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh, được Bộ Văn hoá Thông tin cấp bằng công nhận là di tích lịch sử cùng với đền Trần Hưng Đạo.
Tham khảo:
Du khách đi từ xa đã có thể nhìn thấy ngay khu đền thờ về phía trái với 4 trụ biểu cao uy nghi. Bốn trụ tạo thành ba lối đi rộng thay cho tam quan. Mỗi trụ có câu đối chữ Hán, có hoa văn, có đắp tượng long giao nghê chầu. Lối đi qua cổng và sân Đền đều lát gạch Bát Tràng, nhìn từ ngoài vào, có bình phong kiểu uốn thư bằng xi măng giả đá xanh, hoa văn tỉ mỉ công phu. Sân Đền rộng có thể chứa hơn nghìn người. Đền thờ Trần Hưng Đạo gồm ba gian tiền đường, hai gian bái đường và một gian hậu cung. Hiện vật quý còn giữ lại trong đền là một số câu đối ca ngợi công lao to lớn của Trần Hưng Đạo. Ngay trước tam cấp lên tiền đường có lư hương bằng đá xanh cao cả mét, hai cây đèn đá kiểu Nhật cao hơn lư nhang. Hai bên hông Đền có 2 nhà bia khá lớn. Cảnh Đền vắng lặng trang nghiêm như một thiền viện. Ngoài cũng như trong Đền, không có hàng quán nhang đèn hay hàng quà rong.
Tham khảo các tour du lịch Hạ Long tại: https://dulichkhatvongviet.com/du-lich-trong-nuoc/du-lich-ha-long/
Ngày xưa nơi đây chỉ có Miếu Vua Bà, đền Trần nằm cách xa 1.000m, và là ngôi đền nhỏ thôi. Đền được chuyển về đây năm 1936, nằm ngay trên mảnh đất diễn ra trận Đại thắng Bạch Đằng năm 1288.
Miếu được xây dựng từ thời Trần trên doi đất cổ, cạnh bến đò cũ ngày xưa và đã qua nhiều lần trùng tu sửa chữa. Đây là một trong số di tích nằm trong quần thể bãi cọc Bạch Đằng, đình Yên Giang, đền Trung Cốc và đình Trung Bản, những dấu ấn của Chiến thắng Bạch Đằng lịch sử 1288.
Lễ hội đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà cùng diễn ra ngày 8 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Tour Hạ Long 1 ngày xem Tại Đây
Đền kiến trúc theo kiểu chữ “đinh”, gồm ba gian tiền đường, hai gian bái đường và một gian hậu cung. Đền lợp ngói vảy cá, nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt, góc mái vuốt cao mũi hài có hoa văn. Cảnh Đền khoảng khoát, không quá nặng về hình thức, nhưng không thấy nét cổ của một di tích theo phong cách miền Bắc như các chùa Tây Phương, chùa Thầy…
Miếu Vua Bà có từ đời nhà Trần (1288), ngay nơi bến đò ngày trước, chỗ Hưng Đạo Vương hỏi chuyện một bà hàng nước. Tương truyền rằng trong khi đi thị sát địa hình chuẩn bị bãi cọc ngầm chống giặc, Trần Hưng Đạo đi qua bến đò và trò chyện với một bà cụ bán hàng. Cụ đã nói cho ông về quy luật lên xuống của thủy triều, địa thế lòng sông, đồng thời mách ông kết hợp chiến thuật hoả công để đánh giặc. Hưng Đạo Vương áp dụng chiến thuật bãi cọc của Ngô Quyền đã đánh tan quân giặc. Hàng trăm cọc gỗ bịt sắt cắm xuống lòng sông theo chiều xiên 45 độ ngược chiều nước ròng.
Các khách sạn chất lượng cao Hạ Long xem tại: https://dulichkhatvongviet.com/khach-san/khach-san-chat-luong-cao-ha-long/
Khi thủy triều lên, Trần Hưng Đạo cho những thuyền nhỏ khiêu khích chiến thuyền địch, dụ cho địch đuổi sâu vào trong sông. Thủy triều rút, quân Trần Hưng Đạo từ hai bên bờ bất thần phản công, địch hoảng sợ tháo lui, lúc ấy nước đã xuống dưới mức cọc, lòng sông tua tủa cọc nhọn như hầm chông. Trận đại chiến đã tiêu diệt 3 vạn quân Nguyên và 400 chiến thuyền. Sau khi thắng trận, Trần Hưng Đạo quay lại bến đò tìm bà cụ bán nước thì không thấy nữa. Nghĩ đến lời của bà hàng nước, ông dâng sớ xin nhà Vua phong sắc cho bà là “Vua Bà” và lập đền thờ tại đây. Miếu đã nhiều lần tôn tạo, tuy nhiên khiêm nhường hơn so với Đền…
Chia sẻ của khách hàng về Sự tích đền Trần, miếu Vua Bà Hạ Long