Làng lụa Vạn Phúc ở đâu? Khám phá quy trình sản xuất tơ lụa

Làng lụa Vạn Phúc ở đâu? Khám phá quy trình sản xuất tơ lụa

“Hỡi cô thắt lưng bao xanh/ Có về Vạn Phúc với anh thì về/ Vạn Phúc có cội cây đề/ Có sông uốn khúc, có nghề quay tơ”.  Từ bao lâu nay, làng Vạn Phúc đã nổi tiếng là một trong những làng nghề dệt lụa lâu đời nhất nước ta. Được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận là “Làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất vẫn còn duy trì hoạt động đến ngày nay”, làng lụa Vạn Phúc ngày càng thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước cùng đến đây tham quan và trải nghiệm.

Làng lụa Vạn Phúc ở đâu?

Với tên gọi khác là làng lụa Hà Đông, làng lụa Vạn Phúc thuộc địa phận của phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thủ đô Hà Nội. Cách trung tâm thủ đô khoảng 10km, làng lụa Hà Đông đã tồn tại hơn 1000 năm lịch sử. Thời kỳ phong kiến, vua chúa quan lại các triều thường lựa chọn vải lụa Hà Đông để may trang phục vì hoa vừa cầu kỳ nhưng đầy trang nhã.

Cổng dẫn vào làng lụa Vạn Phúc

Cổng dẫn vào làng lụa Vạn Phúc

Làng lụa Vạn Phúc nằm khép mình bên bờ sông Nhuệ hiền hòa. Ngôi làng mang đậm nét đặc trưng miền quê Bắc Bộ. Hiện nay, khi đến đây, bạn vẫn còn nhìn thấy những hình ảnh quen thuộc như đình làng, cây đa cổ thụ, bến nước, sân đình, hay những phiên chợ họp ngay dưới gốc cây sum suê. Dù đã trải qua biết bao thăng trầm, chứng kiến cuộc sống ngày càng hiện đại hóa, sản phẩm lụa “made in” Vạn Phúc vẫn luôn được kiểm chứng.

Nên tới làng lụa Vạn Phúc vào thời điểm nào?

Như đã nói ở trên, làng lụa Vạn Phúc nằm ở khu vực phía Bắc nước ta. Thời điểm lý tưởng nhất để đi du lịch là những ngày cuối đông đầu xuân. Thời tiết thoáng đãng dễ chịu cực kỳ trong lành. Đặc biệt, từ tháng 11 trở đi là lúc mà tuần lễ văn hóa ở Vạn Phúc được tổ chức. Đến đây, bạn sẽ được hòa mình vào dòng người hối hả và cảm nhận không khí vô cùng nhộn nhịp, lung linh. Bên cạnh đó, những ngày cuối tuần là lúc các khu phố nhộn nhịp nhất.

Thời điểm du lịch lý tưởng làng lụa Vạn Phúc là cuối năm

Thời điểm du lịch lý tưởng làng lụa Vạn Phúc là cuối năm

Đến làng lụa Vạn Phúc vào dịp rằm cũng là gợi ý hay ho bạn không nên bỏ qua. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế mặc cả vì theo quan điểm của thương nhân, nếu mua bán không suôn sẻ vào ngày rằm là điều xui xẻo. Nếu không rảnh vào dịp này, bạn vẫn có thể ghé thăm làng lụa nổi tiếng vào bất cứ các thời điểm khác trong năm.

Tham quan làng lụa Vạn Phúc có mua vé không?

Đáp án cho câu hỏi này là không. Làng lụa Vạn Phúc là địa điểm tham quan mở hoàn toàn miễn phí, đón tiếp mọi du khách. Tuy nhiên, nếu bạn đi xe cá nhân, bạn cần mua vé giữ xe để đảm bảo trật tự tại đây và bảo hệ tài sản của mình. Sau khi qua cổng làng, bạn sẽ thấy điểm trông xe khá rộng, giá cả phải chăng 5,000 VND/ xe máy; 30,000 VND/ô tô… Sau khi gửi xe xong, bạn sẽ thoải mái khám phá ngôi làng cổ.

Người nghệ nhân dệt lụa

Người nghệ nhân dệt lụa

Lịch sử hình thành và phát triển của làng lụa Vạn Phúc 

Ngôi làng lụa nổi tiếng này đã có tuổi đời 1000 lịch sử với tên gọi ban đầu là Vạn Bảo. Lý do đổi thành Vạn Phúc như ngày nay là vì kỵ húy với nhà Nguyễn. Theo truyền thuyết ghi chép lại, bả tổ nghề lụa là bà A Lã Nhị Nương – vợ của Cao Biền, thái thú Giao Chỉ sống ở Vạn Bảo. Bà đã dạy dân chúng nơi đây cách dệt lụa thành trang phục. Dấu mốc ghi ấn thời điểm làng lụa của Việt Nam được thế giới biết đến chính là hội chợ Marseille vào năm 1931 và hội chợ Paris năm 1932.

Chất lượng vải được người Pháp đánh giá cao về độ tỉ mỉ, tinh xảo, nhờ đó mà xuất sang các nước Đông Âu. Theo thời gian, số lượng người nối nghề lụa không nhiều nhưng chính quyền địa phương và trung ương đang nỗ lực hết mình để giữ gìn làng nghề truyền thống của dân tộc. Đánh dấu kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, mẫu lụa Long Vân mang hình tượng lưỡng long chầu Khuê Văn cách điệu thành hình hoa sem do nghệ nhân Nguyễn Hữu Chỉnh, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc thiết kế khiến không ít báo chí trầm trồ.

Những sạp lụa sắc màu

Những sạp lụa sắc màu

Đường đi đến làng lụa Vạn Phúc 

Nhìn chung, đường đi đến làng lụa Vạn Phúc khá đơn giản. Từ trung tâm Hà Nội, để đến thăm làng lụa Vạn Phúc bạn đi qua đường Nguyễn Trãi tới bưu điện Hà Đông rồi sau đó rẽ phải. Cách thứ hai là đi theo tuyến đường Lê Văn Lương – Tố Hữu.

Làng lụa vạn phúc nổi tiếng sản xuất chủ yếu loại vải nào?

Với 1000 năm kinh nghiệm, làng lụa Vạn Phúc đã cho ra đời hàng trăm loại vải khác nhau. Tất cả đều tinh xảo, cầu kỳ với mức độ hoàn thiện cao. Tùy theo trang phục và sở thích mà mỗi loại lụa hợp để may một kiểu trang phục. Có thể kể đến một số loại lụa tiêu biểu nhất ở làng lụa Hà Đông như:

Lụa Vân

Lụa Vân là loại lụa đặc trưng và nổi tiếng nhất ở làng lụa Vạn Phúc. Đặc điểm nổi bật dễ dàng nhận thấy nhất đó là vẻ ngoài óng ả của lụa. Dù không sử dụng bất kỳ công nghệ hay máy móc làm bóng nào, lụa Vân vẫn cực kỳ trơn mịn. Đó là nhờ tay nghề kỹ thuật và sự khéo léo tỉ mỉ của những người thợ lành nghề lâu năm. Kỹ thuật dệt lụa Vân chỉ có làng Vạn Phúc nắm giữ, từng có thời gian thất truyền. Nó đã được phục chế bởi chân truyền của dòng họ nhà lụa là Triệu Văn Mão.

Lụa Vân là loại lụa nổi tiếng nhất ở Vạn Phúc

Lụa Vân là loại lụa nổi tiếng nhất ở Vạn Phúc

Trên xấp vải lụa Vân, bạn có thể thấy rất nhiều hình dáng hoa văn khác nhau. Mỗi hình sẽ hợp với một lứa tuổi nhưng điểm chung là điểm sang trọng, quý phái. Có thể kể đến như hồng điệp, vân song hạc, vân thọ đinh,… Nếu là tín đồ của nhưng bộ áo dài tao nhã, nhẹ nhàng, mềm mại với làn da thì lụa Vân là lựa chọn số 1.

>>> Xem thêm

Lụa Satin

Nhắc đến làng lụa Vạn Phúc thì không thể thiếu lụa satin. Hay còn gọi là lụa satanh, loại lụa này được những quý cô yêu thích ở chỗ cực kỳ mềm mại và bóng mượt. Do đó khi may những chiếc váy ôm, hai dây, hở lưng sẽ tạo nên bộ trang phục quyến rũ và tinh tế. Hơn nữa, nếu mang vào mùa hè, bạn sẽ cảm giác mát mẻ dễ chịu nhờ sự thoáng khí. Tuy nhiên, nhược điểm của lụa satin là dễ nhăn, khi ủi khó giữ nếp, dễ rách, có độ nhăn nhất định, khi giặt sẽ có sự phai màu tương đối. Làng lụa Vạn Phúc sản xuất lụa satin khá phức tạp và cầu kỳ. Ngày xưa, chỉ dòng dõi vua chúa mới được mang lụa sattin.

Lụa làng Vạn Phúc có gì đặc biệt? 

Điểm đặc biệt nhất của lụa làng Vạn Phúc chính là sự truyền thống của nó. Luôn được đánh giá là vừa đẹp lại vừa bền, lụa Vạn Phúc được làm từ chất liệu tơ tằm nên vải có độ dẻo dai và mềm mại nhất định. Hơn nữa, lụa còn có nhiều hoa văn khác nhau, phù hợp với nhiều thị hiếu. Đường nét hoa văn thanh thoát, tuy giản đơn nhưng trang nhã và tinh tế, không một chút chỉ thừa. Đó là lý do mà lụa Vạn Phúc luôn nằm trong đầu trong ngành dệt Việt Nam suốt mấy trăm năm nay.

Cửa hàng bán lụa ở làng

Cửa hàng bán lụa ở làng

Bốn loại hoa văn chính thường có trên lụa Hà Đông là động vật, hình họa, đồ vật và thực vật. Để đảm phải chất lượng đồng đều, sản phẩm tơ lụa hoàn hảo, người thợ dệt phải trải qua nhiều công đoạn và làm nghề trong nhiều năm. Từ công đoạn cầu kỳ như tơ, hồ sợi, dệt, nhuộm rồi phơi dưới nắng cho lụa khô, họ cũng đều đặt hết tâm huyết của mình vào từng sợi vải. Ngày nay khi một số công đoạn đã được hiện đại hóa công nghiệp hóa bằng máy móc, lụa Vạn Phúc vẫn được túc trực, theo dõi cẩn thận.

Ở làng Vạn Phúc hiện nay còn khoảng 875 hộ dân làm nghề dệt, kinh doanh mặt hàng lụa tơ tằm. Mỗi năm, ngôi làng cổ này cung cấp cho thị trường vải từ 2,5 đến 3 triệu m2 vải, chiếm 65% doanh thu của toàn bộ làng nghề. Vào mùa cao điểm, 1000 máy với 400 lao công sẽ làm việc năng suất. Khi đến làng lụa Vạn Phúc tham quan, bạn sẽ thấy 3 dãy phố với khoảng 100 cửa hàng để phục vụ du khách.

Quy trình sản xuất tơ lụa của làng lụa Vạn Phúc

Tơ sau khi được thu hoạch

Tơ sau khi được thu hoạch

B1: Trồng dâu nuôi tằm

Bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất khi muốn làm ra những xấp vải chất lượng đó là trồng dâu nuôi tằm. Chất lượng của tơ sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào quá trình chăm nuôi tằm. Suốt quá trình nuôi cho đến khi tằm lớn lên và nhả tơ, tạo kém, người thợ phải thường xuyên theo dõi dể lấy tơ kịp thời.

B2: Lấy tơ

Sau khi có tơ, đóng kén, người thợ không sử dụng mọi tổ kén mà chỉ lựa chọn những tổ kén già, có chất lượng tốt và đồng đều để tiến hành kéo kén, hay còn gọi là kéo sợi to do con tằm nhả ra khỏi thân. Hiện nay công đoạn này đã được làm bằng máy móc để tiết kiệm thời gian. Những sợi to dài sẽ được chuốt thẳng, cho vào máy guồng tơ. Bước này giúp tránh tình trạng tơ bị rối trước khi cho vào guồng.

Quy trình dệt tơ ở làng lụa Hà Đông

Quy trình dệt tơ ở làng lụa Hà Đông

B3: Chuẩn bị dệt lụa

Đầu sợi to được luồn vào các lõi nhỏ, tiến hành mắc cửi và nối cửi để các sợi tơ đưa vào máy dệt sao cho có hệ thống, từ đó dễ dệt hơn. Tuy làm bằng máy nhưng người thợ làm vải phải túc trực 24/24 bên cạnh máy vì tơ rất dễ bị rối hoặc để tiếp thêm tơ khi cần. Từ tấm lụa thô, sau khi dệt xong sẽ khoác lên những hoa văn sắc sảo theo hình đồ họa có sẵn trên máy mẫu hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Lụa làng Vạn Phúc khác biệt ở chỗ hoa văn không phải thêu. Khi dệt được 45 – 50m sẽ được mang đi nhuộm.

B4: Nhuộm vải

Trước khi nhuộm, lụa Vạn Phúc phải được mang đi nấu tẩy để tẩy bỏ những tạp chất còn sót lại trong quá trình sản xuất. Tiếp đến, khi pha chế thuốc nhuộm cũng phải sử dụng theo tỷ lệ hợp lý. Lụa nhuộm xong sẽ được đem đi giặt rồi sấy khô. Nếu trời nắng có thể phơi trực tiếp dưới ánh mặt trời. Khi lụa khô đạt chuẩn, các đại lý sẽ chở lụa trưng bày trên cửa hàng.

Nhuộm vải lụa thủ công

Nhuộm vải lụa thủ công

Điểm tham quan tại làng lụa Vạn Phúc 

Đường ô Vạn Phúc

Đến tham quan làng lụa Hà Đông mà không đi dưới đường ô sặc sỡ cầu vồng thì quả là một thiếu sót rất lớn. Từ khi mở ra, địa điểm này trở thành nơi check-in lý tưởng của giới trẻ. Đoạn đường dài chừng 100m, bên trên phủ nhiều chiếc ô đầy đủ các màu sắc. Đây chính là con đường dẫn vào làng lụa truyền thống Vạn Phúc. Ngay khi gửi xe xong, bước qua khỏi cổng kính của làng, bạn sẽ lạc vào không gian rực rỡ và lung linh. Buổi tối khi Vạn Phúc lên đèn lại càng huyền hảo. Dọc hai bên đường là những cửa hàng lụa cổ kính mọc san sát.

Đường ô làng Vạn Phúc

Đường ô làng Vạn Phúc

Tường bích họa

Ở Vạn Phúc còn nổi tiếng với bức tường bích họa. Đây là tác phẩm của các cô giáo trường mầm non, giúp Vạn Phúc khoác lên bộ áo tươi mới. Trên tường là những nét vẽ giản dị tái hiện điểm đặc trưng của làng lụa Vạn Phúc, từ cây đa bến nước, sân đình cho đến công đoạn dệt vải đặc trưng.

Lễ hội ở làng lụa Vạn Phúc

Nếu có dịp đến làng nghề lụa Vạn Phúc vào dịp lễ hội, diễn ra vào khoảng từ mùng 8/11 đến 17/11 hàng năm, bạn sẽ được hòa mình trong không gian sôi động, cảnh sắc lộng lẫy đa sắc màu. Lễ chia làm 3 phần chính là: phần lễ, phần hội và phần quảng bá. Thời điểm này, con đường ô còn và cổng làng sẽ được trang trí các hình thù đặc sắc, tạo điểm nhấn cho không gian. Lễ hội đẹp nhất là về đêm. Bao quanh những chiếc ô là ánh đèn vàng, giống như một “Hội An thu nhỏ” giữa lòng Hà Nội.

Bức tường bích họa sặc sỡ

Bức tường bích họa sặc sỡ

Ban ngày, bạn sẽ được tham quan các xưởng sản xuất lụa, nhìn trực tiếp các công đoạn dệt lụa từ A đến Z. Từ quy trình nuôi tằm như thế nào, lấy sợi chỉ ra sao, chọn tơ, hồ sợi, dệt, nhuộm và phơi đều được các nghệ nhân chia sẻ nhiệt tình. Trải nghiệm này cực kỳ độc đáo và nhẹ nhàng, phù hợp với các gia đình có trẻ nhỏ lẫn người lớn tuổi. Các xưởng dệt nằm phía sau khu chợ lụa Vạn Phúc. Không chỉ trực tiếp quan sát mà thậm chí bạn còn được tham qua vào trải nghiệm một số quy trình. Ngoài ra, du khách còn có cơ hội làm tranh từ vải vụn tại Hợp tác xã VỤN Art – nơi sinh sống của những khuyết tật.

Chùa Vạn Phúc

Ngay khi bước qua cổng làng, bạn sẽ thấy ngay ngôi chùa Vạn Phúc cổ kính. Chùa tồn tại suốt mấy trăm năm và đến nay vẫn còn giữ được nét kiến trúc của chùa miền Bắc. Nổi bật nhất chính là cây đa cổ thụ, đài sen Phật Bà Quan Âm hay cây cầu gỗ. Chùa Vạn Phúc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người dân nơi đây. Khi đến chùa, du khách sẽ cảm giác thư thái và bình yên, khác xa với sự xô bồ náo nhiệt ở khu mua sắm. Ngoài những địa điểm trên, còn có nhiều hoạt động và địa chỉ khác như đền thờ tổ nghề, miếu Vạn Phúc, trung tâm bảo tồn lụa Vạn Phúc, trung tâm sinh vật cảnh, phố đồ cổ – đồ xưa, nhà lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh,…

Sản phẩm thủ công được bán tại làng lụa Vạn Phúc

Sản phẩm thủ công được bán tại làng lụa Vạn Phúc

Đặt tour du lịch làng lụa Vạn Phúc ở đâu?

Ngày nay, làng lụa Vạn Phúc thu hút rất đông khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm. Ngôi làng cổ này ẩn chứa nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống quý báu mà chỉ những người dân bản xứ hay người có kinh nghiệm lâu năm mới biết được. Do đó, khách du lịch thường đặt tour khám phá làng lụa Vạn Phúc thay vì đi tự túc để có thể lắng nghe đầy đủ câu chuyện của những tấm vải lụa và quy trình làm ra nó. Giữa hàng nghìn công ty du lịch mọc lên như nấm, công ty du lịch Khát Vọng Việt vẫn là lựa chọn hàng đầu, được du khách tin tưởng trong nhiều năm qua.

Gói tour du lịch làng lụa Vạn Phúc của công ty đa dạng, đặc biệt là mức giá cực kỳ phải chăng. Gói tour du lịch Hà Nội – đình chùa Vạn Phúc – Bát Tràng 1 ngày hiện đang là gói tour được yêu cầu cao. Chỉ với chưa đầy 400.000 VND, bạn đã được du lịch trên dòng sông Hồng bằng thuyền, ghé thăm nhiều địa danh nổi tiếng. Giá tour bao gồm 01 bữa ăn trưa theo chương trình, chương trình ca nhạc trên tàu, hướng dẫn viên nhiệt tình, kinh nghiệm, vé thuyền sông Hồng và nước uống. Còn chần chờ gì nữa mà không nhanh tay liên hệ Du lịch Khát Vọng Việt để khám phá làng lụa Vạn Phúc ngay thôi nào!

Địa chỉ: Số 18, Lô 4B, Đường Trung Yên 10A, P. Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (024) 666 355 11 – Hotline: 0962.70.5533 * 0934.507.489 * 0855.002.652

Email: dulichkhatvongviet@gmail.com

Website: https://dulichkhatvongviet.com

VÌ SAO KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN DU LỊCH KHÁT VỌNG VIỆT?

"Là người đam mê du lịch, với Tôi du lịch là cuộc sống, sứ mệnh của chúng Tôi là thiết kế và tổ chức những Tour du lịch có giá trị cao cho mọi khách hàng, giúp khách hàng có được những chuyến đi thực sự ý nghĩa, vui vẻ và bình an, giúp gắn kết tất cả các thành viên để mọi người hiểu nhau hơn và làm việc hiệu quả hơn"

Nguyễn Thanh Minh - CEO công ty du lịch Khát Vọng Việt.

Chia sẻ của khách hàng về Làng lụa Vạn Phúc ở đâu? Khám phá quy trình sản xuất tơ lụa

Bình luận đã đóng.