Hà Nội – thủ đô ngàn năm văn hiến, là trung tâm văn quá chính trị quan trọng nhất cả nước. Nhắc đến Hà Nội, người ta lập tức nghĩ về một kinh đô cổ kính, những giá trị văn hóa, lịch sử và du lịch đã trưởng thành qua năm tháng, nhuốm màu thời gian. Vẫn còn đó cố đô Thăng Long giữa phố thị hiện đại xa hoa, và vẫn còn đó một Hà Nội 36 phố phường – một dấu ấn không thể nào phai nhạt của đất Hà Nội, của người Hà Nội, của những tâm hồn giản dị thầy cao sang. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng chúng mình khám phá một vòng Hà Nội xưa nhé!
Nội dung bài viết
Hà Nội 36 phố phường có nguồn gốc từ đâu?
Tại sao lại là 36 mà không phải một con số khác? Đó là câu hỏi rất nhiều người đặt ra khi nghe đến cái tên “Hà Nội 36 phố phường”.
Lịch sử của Hà Nội xưa với 36 phố phường bắt nguồn từ đời nhà Lý – Trần. Tương truyền, Hà Nội 36 phố phường là một đô thị cổ bao gồm khu vực trong và ngoài phố cổ Hà Nội. Đây là nơi giao thương, buôn bán sầm uất trong lịch sử từ những năm đầu thế kỷ XI. Sở dĩ đây có thể là một đô thị buôn bán vì đặc trưng làm nghề của các khu vực. Sau này, chính nghề truyền thống đó được đặt tên cho những con phố, tạo nên những cái tên rất đặc trưng mà chỉ cần nghe qua, người ta nghĩ ngay đến Hà Nội 36 phố phường.
Cũng theo quan niệm dân gian, 36 là một số đẹp, mang lại nhiều tài lộc. Đối với người buôn bán thì con số này lại càng có ý nghĩa quan trọng. Đó là lý do tại sao người Hà Nội xưa lấy 36 phố chứ không phải là một con số khác. Tuy nhiên, đây chỉ là một cách gọi ước lệ. Theo như ghi chép thì năm 174, vua Lê Hiển Tông từng chia kinh thành Thăng Long thành 36 khu vực, gọi là 36 phố phường, thuộc 2 huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức.
Cái tên “Hà Nội 36 phố phường” cứ như vậy mà truyền từ đời này sang đời khác, cho đến ngày nay. Nơi đây có lối kiến trúc cổ kính, lưu giữ rất nhiều giá trị truyền thống của người Hà Nội xưa như văn hóa, lối sống, kiến trúc, làng nghề, ẩm thực,… Nếu để khám phá trọn vẹn Hà Nội 36 phố phường, bạn sẽ phải bỏ ra rất nhiều thời gian.
Những con phố nổi tiếng bậc nhất Hà Nội xưa
Hà Nội 36 phố phường thì đã quá quen thuộc, nhưng có mấy ai kể tên được hết những con phố trong đó.
“Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai”
Mặc dù vậy, Hà Nội xưa cho đến ngày nay vẫn có những con phố nổi tiếng mà ai ai cũng phải biết với những ngành nghề rất đặc trưng:
- Phố Hàng Bông chuyên bán mền, chăn đệm bật bông
- Phố Hàng Bạc chuyên gia công, buôn bán vàng bạc trang sức
- Phố Hàng Đào chuyên bán vải vóc các loại
- Phố Hàng Mã chuyên buôn bán đồ vàng mã, đồ thờ cúng, đồ trang trí, đồ chơi các dịp trung thu, giáng sinh.
- Phố Hàng Quạt chuyên bán đồ thờ
- Phố Hàng Buồm bán bánh kẹo, mứt tết
- Phố Hàng Thiếc chuyên gia công kim loại, đúc thiếc, sắt tây thành các đồ gia dụng
- Phố Mã Mây chuyên dịch vụ du lịch lữ hành
Cẩm nang khám phá Hà Nội 36 phố phường
Hà Nội 36 phố phường là điểm đến du lịch hấp dẫn không chỉ với du khách trong nước mà còn đối với khách nước ngoài. Dưới đây, chúng mình sẽ chia sẻ cẩm nang khám phá phố cổ Hà Nội từ A đến Z cho bạn đọc.
Hướng dẫn di chuyển đến Phố cổ Hà Nội
Việc di chuyển đến phố cổ Hà Nội không quá khó khăn, bạn có thể linh hoạt về giờ giấc cũng như phương tiện: xe buýt, taxi, xe máy hoặc thậm chí là xe đạp. Tuy nhiên, xe máy và xe buýt sẽ là hai phương tiện được ưu tiên lựa chọn.
- Di chuyển đến phố cổ bằng xe máy: Bạn có thể di chuyển theo lộ trình Cầu Giấy – Kim Mã – Nguyễn Thái Học – Bà Triệu – Bờ Hồ. Để thuận tiện cho việc khám phá phố cổ thì bạn có thể gửi xe máy. Nếu không bạn cũng có thể hoàn toàn đi xe lên phố. Tuy vậy, việc di chuyển xe máy trên phố sẽ hạn chế hoạt động khám phá, ăn uống, chụp hình trong chuyến đi của bạn.
- Di chuyển đến phố cổ bằng xe buýt: Có rất nhiều tuyến buýt có thể đưa bạn đến phố cổ
- Điểm dừng tại bờ Hồ có xe 09, 14, 36
- Điểm dừng tại Ô Quan Chưởng có xe 03, 11, 14, 22, 18, 34, 40
- Điểm dừng tại chợ Đồng Xuân có xe 31 (Đại học Mỏ – Đại học Bách Khoa)
Những địa điểm tham quan không thể bỏ lỡ
Vậy Hà Nội 36 phố phường có những điểm tham quan hấp dẫn nào không thể bỏ lỡ? Như chúng ta đều biết thì nơi đây là cái nôi của văn hóa Hà Nội xưa, với nhiều địa điểm tham quan hấp dẫn, cổ kính, có giá trị lịch sử cao. Hãy cùng chúng mình điểm qua một vài cái tên nổi bật nhé.
Hồ Hoàn Kiếm
Hồ Hoàn Kiếm được coi như trái tim, đôi mắt của thủ đô Hà Nội thân yêu. Điểm đến đầu tiên trong hành trình khám phá Hà Nội 36 phố phường của bạn chắc chắn không thể bỏ qua Hồ Hoàn Kiếm.
Với tên gọi khác là Hồ Gươm, nơi đây gắn liền với câu chuyện lịch sử giữ nước cùng truyền thuyết Rùa thần đòi gươm. Dù ở bất cứ thời điểm nào trong năm, Hồ Hoàn Kiếm cũng là địa điểm thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Đây là nơi bạn có thể bắt gặp người nước ngoài trong từng bước đi. Đến với Hồ Hoàn Kiếm, du khách không chỉ được tham quan cảnh sắc thiên nhiên, con người, mà còn cảm nhận được những giá trị văn hóa rất truyền thống của người Hà Nội.
Trên hành trình khám phá Hồ Hoàn Kiếm, bạn có thể vào thăm đền Ngọc Sơn, ngôi đền nổi tiếng nằm trên mặt hồ. Du khách có thể check-in với cầu Thê Húc, Tháp Rùa, Đài Nghiên, lầu Bắc Nguyệt hay đình Trấn Ba. Ngoài ra, nếu yêu thích sách thì bạn có thể ghé phố sách cổ Đinh Lễ ngay bên bờ Hồ. Bạn có thể ăn kem Tràng Chiến và thưởng thức ẩm thực ở khu vực bờ Hồ. Tất cả những thứ đó đều mang một nét gì đó rất Hà Nội.
Chợ Đồng Xuân
Hà Nội 36 phố phường từ lâu đã nổi tiếng với cái tên chợ Đồng Xuân. Ra đời từ năm 1889, chợ Đồng Xuân là khu chợ lâu đời nổi tiếng nhất và lớn nhất ở Hà Nội nằm trong khu phố cổ. Nơi đây là nơi tập trung phân phối nổi tiếng của các mặt hàng quần áo, giày dép, vải vóc. Ngoài ra, còn là nơi buôn bán nhiều loại bánh kẹo, đồ ăn,… Chợ Đồng Xuân mùa nào cũng tấp nập, nhộn nhịp người mua kẻ bán. Đến đây, bạn thậm chí có thể cảm nhận được không khí buôn bán tựa một đô thị cổ ngày trước.
Hàng tuần, vào thứ 6-7-CN, tại khu vực chợ Đồng Xuân sẽ có phiên chợ đêm, đây là thời điểm lý tưởng để du khách khám phá hết được sự nhộn nhịp và tấp nhập ở nơi đây.
>> Xem thêm:
Ô Quan Chưởng
Ô Quan Chưởng là một trong năm của ô nổi tiếng của Hà Nội. Được xây dựng từ năm 1749 dưới thời vua Lê Hiển Tông, trải qua gần 300 năm, Ô Quan Chưởng vẫn giữ được vẻ đẹp và những giá trị như thuở ban đầu.
Với thiết kế theo kiểu Vọng Lâu gồm 1 cửa chính là 2 cửa phụ, đây là một công trình kiến trúc mang đậm bản sắc của nhà Nguyễn. Đặc biệt, bên cạnh của ô còn có bia đá đề lệnh cấm canh gác và quấy nhiễu nhân dân khi qua cửa của tổng đốc thành Hà Nội Hoàng Diệu.
Ngày nay, mặc dù Hà Nội đã phát triển và có nhiều đổi thay, Ô Quan Chưởng vẫn là minh chứng sống cho lịch sử chiến đấu oai hùng của ông cha, cho tinh thần bất khuất hiên ngang và những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của người xưa. Mỗi khi đi qua đây, chúng ta như được sống lại năm tháng cũ, được hoài niệm về một thời đã qua.
Phố Hàng Mã
Tham quan Hà Nội 36 phố phường chắc chắn không thể bỏ qua phố Hàng Mã. Đây có thể coi là con phố tấp nập, đông đúc nhất ở khu phố cổ, được trang hoàng rực rỡ một dịp Lễ Tết. Hàng Mã nổi tiếng cả nước về làm đồ thủ công, vàng mã dùng trong những dịp cúng bái, Lễ Tết và cả những mặt hàng mang giá trị truyền thống khác.
Vào dịp Trung thu, Giáng sinh hay Tết, phố Hàng Mã lại được trang hoàng rực rỡ với các mặt hàng đủ màu sắc, đặc biệt là thu hút rất đông khách tham quan cũng như khách mua hàng. Đến đây, bên cạnh việc mua sắm, bạn có thể chụp ảnh, khám phá và thưởng thức những món ăn đường phố hấp dẫn xen kẽ giữa những cửa hàng bán vàng mã.
Đền Bạch Mã
Nhắc đến Hà Nội 36 phố phường, chắc hẳn nhiều người nhớ đến “Thăng Long Tứ Trấn”. Đền Bạch Mã, nằm trên phố cổ Hàng Buồm, chính là một trong “tứ trấn” của kinh thành Thăng Long xưa.
Đây là di tích lịch sử văn hóa có nghìn năm tuổi, được xây dựng từ thế kỷ thứ IX với lối kiến trúc hình chữ “Tam” truyền thống. Tại đây thờ Tề Vương Phi và Bể Núi. Lối kiến trúc nhà gỗ với hệ thống cột gỗ lim cao lớn tạo nên nét đặc trưng cho đền Bạch Mã đã khiến nhiều du khách phải trầm trồ. Ở đây, mỗi chiếc cột gỗ, xà nang đều tạo được ấn tượng riêng với những chi tiết trang trí tinh xảo, tinh tế.
Ngoài ra, đền Bạch Mã còn là nơi trưng bày của những đồ vật cổ như bia đá, sắc phong, kiệu thờ, hạc thờ, bức hoành phi “Đông trấn linh từ”, Cỗ Long ngai… Đến đây, bạn có thể tận mắt chiêm ngưỡng những gì cổ kính bậc nhất của kinh thành Thăng Long xưa còn sót lại.
Nhà cổ Mã Mây
Nhà cổ Mã Mây là biểu tượng cho lối kiến trúc nhà ở của người Hà Nội xưa. Vì vậy đây là một trong những điểm đến hấp dẫn trên hành trình khám phá Hà Nội 36 phố phường. Căn nhà có địa chỉ tại số 87 phố Mã Mây.
Khi đến đây, bạn sẽ được trực tiếp trải nghiệm không gian sinh sống của người Hà Nội ngày trước. Đặc biệt, đây còn là địa điểm thường xuyên diễn ra các buổi sinh hoạt văn hóa, biểu diễn nghệ thuật nhằm tái hiện lại những giá trị văn hóa cổ độc đáo của người Việt. Nếu có cơ hội thì đừng quên ghé thăm địa điểm này nhé.
Nhà hát lớn Hà Nội
Trên hành trình khám phá Hà Nội 36 phố phường, bạn cũng đừng quên ghé qua một số địa điểm nổi tiếng như Nhà hát lớn Hà Nội, hoàng thành Thăng Long hay Lăng Bác.
Nhà hát lớn Hà Nội được xây dựng vào thời Pháp thuộc với lối kiến trúc Pháp độc đáo, được lấy cảm hứng từ các công trình nổi tiếng như nhà hát Opera Paris, lâu đài Tuylory.
Giữa lòng thủ đô, nhà hát lớn Hà Nội hiện lên thật uy nghi, mỹ lệ, cổ kính. Nơi đây là nơi biểu diễn của các chương trình lớn, các buổi hòa nhạc, kịch nói,… và bất cứ ai yêu nghệ thuật đều mong muốn được đặt chân vào khán phòng Nhà hát lớn một lần.
Đến đây, bạn như lạc vào một tòa lâu đài, cung điện cổ giữa lòng Paris tráng lệ. Trong chuyến tham quan Hà Nội 36 phố phường, đừng bỏ qua địa điểm này bạn nhé!
Hoàng thành Thăng Long
Được xây dựng từ thời kì tiền Thăng Long vào thế kỷ VII, Hoàng Thành Thăng Long là công trình kiến trúc mang ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn. Tuy được xây dựng từ rất lâu nhưng khi đến đây tham quan, bạn vẫn được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo còn lưu lại cho đến ngày nay.
Đến với hoàng thành Thăng Long, bạn sẽ được đứng dưới cột cờ Hà Nội, một biểu tượng của đất nước được xây dựng vào năm 1812 dưới triều Gia Long. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham quan di tích tường thành và 8 cổng hành cung dưới thời Nguyễn, Đoan Môn, Hậu Lâu, Cửa Bắc hay nhà D67, những địa điểm mang đậm dấu ấn lịch sử của dân tộc ta.
Lăng Bác
Ngay gần Hoàng Thành Thăng Long chính là Lăng Bác nằm trên mặt đường Hùng Vương. Khu di tích Lăng Bác chính là địa điểm mà bất cứ người dân Việt Nam đều mong muốn đặt chân đến một lần trong đời. Đến đây, bạn được tham quan lăng để bày tỏ lòng biết ơn với cị cha già kính yêu của dân tộc, được cảm nhận sự linh thiêng, tự hào khi đứng trên quảng trường Ba Đình lịch sử.
Bên cạnh đó, khi đến đây, bạn còn được tham quan ngôi nhà sàn nhỏ bé, đơn sơ của Bác Hồ với vườn cây, ao cá để biết thêm về cuộc sống bình dị của Người. Ghé thăm Chùa Một Cột, ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất của nước ta, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đóa sen nghìn tuổi, một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội.
Đối với người Hà Nội, khoảnh khắc tham gia lễ thượng cờ hay hạ cờ ở quảng trường Ba Đình cũng là một điều gì đó rất đỗi thiêng liêng.
Ẩm thực Hà Nội 36 phố phường
Trên đây là một số địa điểm tham quan nổi tiếng khi khám phá Hà Nội 36 phố phường. Ngoài ra, có một điều mà bạn không thể nào bỏ lỡ tại phố cổ Hà Nội, đó là tinh hoa ẩm thực Việt Nam được lưu giữ ở đây. Lần đầu đặt chân lên phố và chưa biết sẽ thưởng thức gì? Dưới đây là một vài gợi ý dành cho bạn:
- Khám phá ẩm thực ngõ chợ Đồng Xuân với những món ăn đường phố.
- Phở gánh Hàng Chiếu
- Phở Bát Đàn – 49 Bát Đàn
- Bún chả Hàng Buồm
- Kem Tràng Tiền
- Xôi chè, bánh trôi Tàu hàng Bạc
- Chả cá Lã Vọng
- Bánh bột lọc phố Hoàn Kiếm
Hà Nội 36 phố phường hiện mình trong văn học
Có thể bạn không biết, tất tần tật những vẻ đẹp cổ kính, thơ mộng, tinh hoa của Hà Nội xưa đã được nhà văn Thạch Lam tái hiện trong tác phẩm nổi tiếng “Hà Nội băm sáu phố phường”.
Mặc dù không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng với những trải nghiệm của mình, Thạch Lam đã tái hiện được một Hà Nội rất chân thật trên những trang viết. Văn hóa, ẩm thực, lối sống của người Hà Nội được tái hiện một cách nhẹ nhàng tinh tế qua những câu chuyện nhỏ. Với tác phẩm “Hà Nội băm sáu phố phường” dày chỉ 70 trang, Thạch Lam đã để lại một cuốn bút ký dành riêng cho người Hà Nội.
Nếu muốn khám phá vẻ đẹp Hà Nội 36 phố phường qua văn học, bạn có thể tìm đọc tác phẩm này.
Phố cổ Hà Nội ngày nay có gì mới?
Ngày nay, Hà Nội đang trên đà phát triển trở thành một thủ đô năng động, hiện đại. Theo guồng quay đó, phố cổ Hà Nội cũng có những sự thay đổi nhất định. Nhìn chung, Hà Nội vẫn giữ được những con phố cổ kính, với những ngành nghề kinh doanh truyền thống. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có nhiều thay đổi hơn để thích nghi với tình hình thực tế.
Phong cách, lối sống của người Hà NộI cũng khác dần đi, hiện đại hơn. Tuy nhiên, dù cuộc sống xã hội có thay đổi như thế nào thì đi sâu vào từng con ngõ, ta vẫn thấy hiện hữu một Hà Nội 36 phố phường, của lối sống và tâm hồn bình dị của người xưa. Những giá trị văn hóa truyền thống vẫn còn đó, vẫn được người đời gìn giữ và lưu truyền.
Hà Nội 36 phố phường luôn là một điểm đến hấp dẫn với nhiều giá trị văn hóa, ẩm thực,… để du khách có thể khám phá và thưởng thức. Nếu bạn muốn dạo một vòng thủ đô ngàn năm văn hiến, có thể tham khảo tour du lịch Hà Nội của Du lịch Khát Vọng Việt ngay hôm nay.
Độc giả cũng quan tâm:
36 phố phường |
hà nội 36 phố phường |
36 phố phường hà nội |
phố phường hà nội |
giới thiệu 36 phố phường hà nội |
36 phố phường ở hà nội |
36 phố phường hà nội ngày nay |
Chia sẻ của khách hàng về Lịch sử Hà Nội 36 phố phường và kinh nghiệm khám phá văn hóa, ẩm thực