Du lịch sầm sơn là 1 trong nhưng điểm du lịch khá hấp dẫn, không những là điểm du lịch có nhiều danh lam thắng cảnh, có nhiều khu nghỉ dưỡng tốt cũng như có nhiều ẩm thực nổi tiếng. Một số món ăn hấp dẫn nổi tiếng của Sầm Sơn nói riêng cũng như của xứ Thanh nói chung.
Bánh khoái tép
Đây là món ăn bạn sẽ được người xứ Thanh giới thiệu đầu tiên, bởi lẽ món này chỉ có ở thành phố Thanh Hóa và rất ít huyện lân cận. Cách thưởng thức bánh khoái tép là “làm đến đâu, ăn đến đó”. Nguyên liệu chính gồm bột gạo tẻ xay dạng nước, rau cần nước rửa sạch cắt khúc nhỏ, bắp cải thái sợi và tép loại tươi ngon.
Bột gạo được tráng lên chảo gang, sau đó cho rau cần, bắp cải, tép đã xào vào, lật cho bánh chín đều và giòn. Người làm phải biết điều chế củi lửa phù hợp để bánh không bị cháy cạnh, cũng không được mềm quá. Một quả trứng gà đập vào giữa bánh tạo nên màu vàng rộm, ngon mắt ngon miệng. Nước chấm chỉ cần nước mắm chanh ớt là đủ vị của món ăn này.
Bài viết hữu ích:
Cá rô Đầm Sét
Vàng ươm, béo tròn, vị thanh thanh thơm ngọt từ da đến trịt của cá rô Đầm Sét đã làm khoái khẩu say lòng bao du khách gần xa khi có duyên được vui thú ẩm thực trên đất xứ Thanh…
Đầm Sét thuộc xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. Nằm bên dòng hạ lưu sông Chu, là vùng đất có nhiều con rạch, ruộng nước, ao hồ giàu lượng phù sa và vô số loài phù du nước ngọt…đây chính là môi trường tự nhiên thuận lợi nhất cho loài cá rô sinh trưởng và cũng là nguyên do để mùi vị đặc biệt của cá rô Đầm Sét không thể lẫn với bất cứ loại cá rô của các địa danh khác.
Cá rô Đầm Sét ngọt và béo nhất vào mùa hè. Cuối hạ, đầu thu cá bắt đầu ôm trứng, lúc này qua lớp da bụng mỏng của những con cá rô mẹ, người ta có thể hình dung được hai bầu trứng với hàng nghìn hạt trứng cá vàng ươm. Cá rô nơi đây chỉ to cỡ hai đầu ngón tay khép khít, màu phớt vàng như màu nghệ, tròn trịa, vẫy xanh bóng nhẫy. Cá rô có tính bình, giải nhiệt, không độc và là thức ăn bổ dưỡng. Cách chế biến, thưởng thức cá rô Đầm Sét cũng thật mộc mạc như tâm hồn đồng nội nên được nhiều người ưa thích.
Bánh Cuốn
Không giống với bánh cuốn ở các tỉnh miền Bắc, bánh cuốn Thanh Hóa có sự khác biệt cả về nhân bánh và cách ăn. Bột gạo sau khi được hấp chín bằng hơi nước trên nồi căng vải, dùng ống tròn lấy ra rồi khéo léo trải rộng trên một cái mẹt nhỏ, bỏ nhân làm từ tôm bóc vỏ, thịt nạc vai băm nhỏ, mộc nhĩ, hành… và cuốn tròn thành chiếc bánh nhỏ xinh. Nhờ vậy, bánh có vị đậm đà, béo ngậy.
Bánh Gai.
Ai đã một lần có dịp thưởng thức ẩm thực bánh gai Tứ Trụ của làng Mía, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân thì không thể quên được hương vị thơm ngon, đặc biệt của món ăn đậm chất dân dã.
Phần không thể thiếu được để chiếc bánh thơm ngon là nhân bánh. Nhân bánh được làm từ đậu xanh, dầu chuối, đường và thịt lợn nạc. Bột lá gai, bột nếp, trộn cùng mật mía cho thật kỹ đều rồi ủ trong một đêm. Người thạo nghề nếu thấy mật loãng thường phải đem cô lại và phải để cho mật nguội tự nhiên mới ngâm ủ. Bột được đem vào cối giã sao cho kết dính, hòa thấm vào nhau. Khâu giã bánh góp phần quyết định chất lượng của bánh. Phải trộn thật đều từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên sao cho bột mịn mềm dẻo có màu đen bóng. Đây là công đoạn khó, đòi hỏi phải có kinh nghiệm thực tiễn. Công đoạn này nếu xử lý không tốt sẽ dẫn đến tình trạng nhão hoặc cứng. Những người làm nghề có kinh nghiệm pha chế mật “non” hoặc “già” còn tùy thuộc vào thời tiết nữa. Những người thợ giàu kinh nghiệm thường lấy mắt để nhận biết. Bột là thành phần chính của bánh, lấy nhân cho vào giữa vê tròn rồi lăn bánh trên mâm đã rải vừng. Làm bánh gai không thể thiếu vừng vì nó tạo cho chiếc bánh thêm ngọt, bùi, béo và dễ bóc. Một chiếc bánh đạt yêu cầu phải mịn và ngon có được vị thơm của lá gai, dầu chuối; dẻo của gạo nếp, vị ngọt của mật mía, bùi của đậu, vị béo ngậy của thịt, mùi thơm thoảng của vừng.
Du lịch Sầm Sơn – Thanh Hóa 3 ngày 2 đêm để nghỉ mát và thưởng thức ẩm thực tại Thanh Hóa vào mùa hè này.
Bánh đa biển Hậu Lộc
Nghề làm bánh đa của làng biển Hậu Lộc được truyền từ đời này sang đời khác và bí quyết làm bánh đã được giữ riêng cho làng biển này để tạo nên sự khác biệt. Chính vì vậy, bánh đa biển Hậu Lộc đã trở thành món ăn ko thể thiếu mang theo tình cảm nơi đất liền của những người đi biển
Mộc mạc, đơn sơ là thế những muốn làm được những chiếc bánh ngon, người làng biển luôn chú trọng khâu chọn nguyên liệu. Gạo phải là thứ gạo tẻ để lâu, sau đó đem ngâm ba, bốn tiếng, để gạo chua ở độ vừa phải, vớt ráo nước rồi đem vào cối xay hai lần cho bột thật mịn, trắng, nhuyễn như nước, không còn gợn, không còn sạn để bánh có vị thơm đậm đà của gạo. Tráng bánh như tráng bánh cuốn, chỉ khác là bánh được tráng hai lần làm cho bánh có độ dày dặn, khi quạt bánh nở to. Nếu tráng bánh kém thì khi đem quạt, bánh sẽ chín không đều, chỗ bị quá lửa, chỗ lại mang vị dai của bánh sống. Chỉ đặt bột lăn vài giây trong nồi hơi cho hơi nước làm chín bánh, rắc vừng lên mặt bánh rồi dùng ống nứa to cuộn bánh đặt nhẹ nhàng lên phên nứa. Khi phên nứa đã đầy thì đem ra sân phơi nắng. Độ nắng nóng và thời gian phơi bánh cũng có con số nhất định, không đơn giản chút nào. Bánh phải kịp thời được lật để bánh không dính vào phên. Luôn luôn phơi mặt bánh trắng lên trên trước, lật mặt vừng sau. Khi bánh đã khô, phải xếp chúng vào trong túi nilon, tránh ẩm ướt.
Chia sẻ của khách hàng về Ẩm thực đặc sản nổi tiếng Sầm Sơn – xứ Thanh