Chim yến có tên khoa học là Collocalia Fuciphaga, khi trưởng thành sải cánh dài 115- 125 mm, nặng 13- 15 gam, lưng màu nâu đen; cánh, đầu, đuôi màu đen đậm nhưng không có ánh thép, hông màu sáng xám. Ở nước ta, chim yến thường cư trú trong những hang động ngoài biển cả, từ vịnh Hạ Long đến Hà Tiên và tập trung nhiều nhất ở Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa).
Vào lúc mờ sáng, từ biển khơi du lịch Nha Trang, chim yến bay với tốc độ chừng 40 km/ giờ tới những cánh rừng, vùng đồi núi kiếm mồi; thỉnh thoảng về mớm mồi cho con và tối mịt mới trở lại hang. Chúng ăn rầy xanh, rầy nâu, ruồi, muỗi, mối, kiến… và chỉ ăn các con mồi còn sống, đang bay chứ không ăn mồi chết hay đậu trên mặt đất. Có lẽ nhờ xơi thức ăn tươi sống và uống sương trời mà chim yến rất dẻo dai.
Chúng có thể vừa bay vừa đớp mồi suốt 16-18 tiếng liền. Mỗi năm, đàn yến trên dưới nửa triệu con ở Khánh Hòa có thể tiêu diệt khoảng 380 tỉ côn trùng có hại. Hằng năm có rất nhiều tour du lịch Nha Trang giá tốt kéo về đây để được tận mắt xem chim yến làm tổ trên vách đá.
Khoảng cuối tháng 12 dương lịch chim yến bắt đầu làm tổ và kết thúc vào đầu tháng tư. Nơi chúng làm tổ là những hang động thoáng mát, những vách đá cheo leo rất trơn; rắn, chuột khó mà đến được. Tuy vậy, kẻ thù của chúng là chim cắt, diều hâu…
và tất nhiên cả con người. Mỗi năm chim mái chỉ đẻ một lần, từ 1-2 trứng, màu trắng, kích thước chừng 14 x 22 mm. Vào tháng 4 âm lịch, khi có 5- 10% số chim đẻ trứng cũng là lúc thu hoạch vụ 1. Người ta hái tổ yến và đổ trứng xuống biển (thiên hạ bảo nghề “bứng tổ, đổ trứng” không có hậu, nhưng những người làm nghề yến không ai nghèo cả).
Chim trống và mái lại ngày đêm vội vã “rút ruột” làm tổ, khoảng 30 ngày thì xong, kích thước chỉ bằng 70% tổ vừa bị bóc, và chỉ còn 90- 95% số chim đẻ trứng. Trong “xã hội” chim yến không có chuyện tranh giành “nhà đất”; chim trống cùng chim mái làm tổ, ấp trứng, nuôi con. Khoảng tháng 8, khi chim non biết bay, người ta thu hoạch tổ yến vụ 2. Tổ vụ này không đẹp như vụ 1, do kích thước nhỏ, dính lông và phân chim con.
Tổ yến
Tổ chim yến (yến sào) được làm từ nước dãi chúng, thường có màu trắng ngà, to độ bằng tổ chim sâu, trông như được kết lại bởi những sợi miến khô. Miệng tổ có hai mấu nhỏ, gọi là hai “chân”, gắn tổ vào vách đá. Tổ mới có mùi hơi tanh nhưng khi ăn không mùi, không vị.
Tùy theo màu sắc, kích thước, người ta thường phân loại tổ yến theo giá trị từ cao xuống thấp: yến huyết (có màu đỏ như máu), yến hồng (có màu đỏ cam), yến quang (màu trắng ngà, tổ nặng từ 8-10 gam), yến thiên (màu tối hơn yến quang, tổ nặng từ 6-7 gam), yến bài (tổ nhỏ như quân bài, nặng 3-5 gam), yến vụn (mảnh vỡ của tổ), yến địa (tổ dính đất, rong rêu, phân chim), yến muối (tổ mềm do ngấm hơi nước biển), yến chảy (tổ bị ướt).
- Du lịch Nha Trang 4 ngày từ Hà Nội là tour du lịch được nhiều người lựa chọn nhất để tìm hiểu về loài chim quý này.
Tùy theo loại, giá tổ yến từ 14- 50 triệu đồng/ kg (giá vàng khoảng 500.000 đồng/ chỉ); giá mỗi loại tổ chênh nhau trên dưới 4 triệu đồng. Theo kết quả phân tích, tổ yến có hàm lượng đạm cao (40-50%), lượng mỡ lại rất thấp (0,0-0,13%) và có đủ các loại axit amin cần thiết cho cơ thể con người. Trong tổ yến có từ 10-15 nguyên tố đa vi lượng rất cần thiết cho sự tạo máu, ổn định thần kinh, kích thích tạo tinh trùng và trứng.
Tổ yến còn có 8% axit sialic, rất cần cho sự kích thích phân bào để đổi mới tế bào cơ thể. Người ta còn phát hiện ở tổ yến một số chất hoạt tính sinh học kích thích phân chia, sinh trưởng tế bào bạch cầu ngoại biên, và tin tưởng rằng sau khi được điều chế, chất này có thể giúp chữa bệnh ung thư vú và HIV/AIDS có hiệu quả hơn.
Thời xưa, vua chúa Trung Quốc, Việt Nam và các nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc thường dùng món ăn đầu sổ là yến sào để chiêu đãi các công thần, quốc khách. Có ý kiến cho rằng từ “yến tiệc” có nguồn gốc từ đây.
Chia sẻ của khách hàng về Tìm hiểu về loài chim yến ở khu du lịch Nha Trang