Thánh địa Mỹ Sơn – Di Sản thế giới của Vương Triều Chăm Pa

tháp của người Chăm Pa ở thánh địa Mỹ Sơn.

Đây vừa là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm pa vừa là nơi xây lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á đồng thời là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.

Thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới năm 1999, tại phiên học thứ 23 như là bằng chứng của nền văn minh châu Á đã biến mất.
Mỹ Sơn được cho rằng  bắt đầu xây dựng vào thế kỷ 4. Trong nhiều thế kỷ, thánh địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam.

Mỹ Sơn là nơi hành lễ, trung tâm văn hóa, tín ngưỡng của các triều đại Chăm pa và là nơi chôn cất các vị vua. Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại vua Bhadravarman I (Phạm Hồ Đạt) (trị vì từ năm 381 đến 413), vị vua đã xây dựng một thánh đường để thờ cúng linga và Shiva. Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng  lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc –  các đền tháp đang chìm đắm trong huy hoàng quá khứ, và về văn hóa –  các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia.

tháp chụp từ xa tại thánh địa Mỹ Sơn

tháp của người Chăm Pa ở thánh địa Mỹ Sơn.

 Nơi đây đã từng có một đền thờ đầu tiên được làm bằng gỗ vào thế kỷ 4. Hơn 2 thế kỷ sau đó, ngôi đền bị thiêu hủy trong một trận hỏa hoạn lớn. Vào đầu thế kỷ 7, vua Sambhuvarman (Phạm Phạn Chi) đã dùng gạch để xây dựng lại ngôi đền còn tồn tại đến ngày nay. Các triều vua sau đó tiếp tục tu sửa lại các đền tháp cũ và xây dựng các đền tháp mới để thờ các vị thần. Cho tới nay người ta vẫn chưa tìm ra được bí ẩn về vật liệu gắn kết, phương thức nung gạch và kỹ thuật xây dựng tháp của người Chàm.

Những ngọn tháp và lăng mộ có niên đại từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 14, nhưng các kết quả khai quật cho thấy các vua Chăm đã được chôn cất ở đây từ thế kỷ 4. Tổng số công trình kiến trúc là trên 70 chiếc. Thánh địa Mỹ Sơn có thể là trung tâm tôn giáo và văn hóa của nhà nước Chăm pa khi thủ đô của quốc gia này là Trà Kiệu hay Đồng Dương.

 Mỹ Sơn với hơn 70 công trình kiến trúc bằng gạch đá, được xây dựng từ thế kỷ 7 đến 13 đã trở thành trung tâm kiến trúc quan trọng nhất của Vương quốc Champa. Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva – Đấng bảo hộ của các dòng vua Chămpa. Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn là Bhadrésvara, là vị vua đã sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào cuối thế kỷ 4 kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngưỡng chính thờ thần – vua và tổ tiên hoàng tộc.

Bằng vật liệu gạch nung và đá sa thạch,  người Chăm đã dựng lên một quần thể kiến trúc đền tháp độc đáo, liên hoàn: Đền chính thờ Linga-Yoni biểu tượng của năng lực sáng tạo. Bên cạnh tháp chính (Kalan) là những tháp thờ nhiều vị thần khác hoặc thờ những vị vua đã mất.

Khu tháp mặc dù đã trải qua thời gian dài cùng chiến tranh nhưng những hiện vật điêu khắc, kiến trúc đã đánh dấu một thời huy hoàng của văn hóa- kiến trúc Chăm pa.

VÌ SAO KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN DU LỊCH KHÁT VỌNG VIỆT?

"Là người đam mê du lịch, với Tôi du lịch là cuộc sống, sứ mệnh của chúng Tôi là thiết kế và tổ chức những Tour du lịch có giá trị cao cho mọi khách hàng, giúp khách hàng có được những chuyến đi thực sự ý nghĩa, vui vẻ và bình an, giúp gắn kết tất cả các thành viên để mọi người hiểu nhau hơn và làm việc hiệu quả hơn"

Nguyễn Thanh Minh - CEO công ty du lịch Khát Vọng Việt.

Chia sẻ của khách hàng về Thánh địa Mỹ Sơn – Di Sản thế giới của Vương Triều Chăm Pa

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Tất cả bình luận