Khi mùa xuân vừa đến, bắt đầu một năm mới với nhiều mong ước cầu tài cầu lộc, cầu may mắn cả năm, ước vọng hạnh phúc tràn đầy thì bạn đừng quên ghé thăm Chùa Hương – một tín ngưỡng tâm linh của người Việt từ bao đời nay. Sau bao năm, lòng tín ngưỡng của người Việt vẫn vậy, vẫn coi Chùa Hương là điểm đến tâm linh mỗi dịp tết đến xuân về.
Từ tháng giêng đến tháng 3 âm lịch là mùa của hội Chùa Hương, trong dịp xuân này, người khắp chốn hành hương về đây, thắp nén nhang thơm cầu phúc đầu năm. Trong thời gian tổ chức mùa lễ hội, khách mọi miền đến đây rất đông, do vậy nếu bạn muốn ngắm cảnh nơi đây thì hãy tránh thời gian mùa trẩy hội. Bạn có thể vi vu bằng xe máy để tham quan cảnh sắc nơi đây, tận hưởng những phút giây tĩnh lặng của miền ” đất Thánh”.
Dưới đây là những thông tin cần thiết cho bạn khi đi du lịch chùa Hương bằng xe máy, hãy tham khảo để có một chuyến đi thật vui vẻ nhé!
Nội dung bài viết
1. Cung đường từ Hà Nội lên Chùa Hương bằng xe máy
Chùa Hương Sơn hay còn được gọi là Chùa Hương, là một quần thể chùa nằm tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng của miền Bắc bởi chùa vừa linh thiêng lại tọa lạc ở một nơi non nước hữu tình, cảnh sắc sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Tới đây, không chỉ được cầu an, vãn cản chùa mà còn được thưởng thức nhiều đặc sản đặc sắc thú vị.
Đường đi Chùa Hương từ Hà Nội
Từ Hà Nội có 2 con đường dẫn tới Chùa Hương. Một là bạn có thể đi từ đường Nguyễn Trãi theo hướng đi Hà Đông, đến ngã Ba La bạn rẽ trái hướng đi Vân Đình. Bạn đi đến Tế Tiêu hỏi đường đi Chùa Hương. Hai là bạn đi theo quốc lộ 1A cũ hướng đi Thanh Trì.
Đi du lịch Chùa Hương bạn hoàn toàn có thể đi trong ngày chùa hương 1 ngày giá rẻ vào mùa lễ hội.
Hà Nội Chùa Hương bao nhiêu km?
- Tuyến đường thứ nhất: Qua Quốc lộ 21B, quãng đường dài khoảng 55.5 km, đi ô tô hết 1 giờ 39 phút
- Tuyến đường thứ hai: qua ĐCT Hà Nội – Ninh Bình/ĐCT01, quãng đường dài khoảng 65 km, đi ô tô hết 1 giờ 27 phút
2. Giá vé thắng cảnh Chùa Hương
Với du khách nước ngoài, giá thông thường là 40.000/người cho vé đò và 50.000/người vé thắng cảnh. Nếu bạn đi đoàn đông có thể thuê thuyền to khoảng 15 – 20 người ngồi. Ngoài ra có cả dịch vụ xuồng máy nữa đấy. Giá cáp treo là 120.000 cho 2 chiều và 80.000 cho 1 chiều.
❤️Giới thiệu tour du lịch Biển 2021 hấp dẫn nhất hiện nay:❤️
Tour du lịch biển Đà Nẵng 2021 | Tour du lịch biển Hạ Long 2021 |
Tour du lịch biển Phú Quốc 2021 | Tour du lịch biển Cát Bà 2021 |
Tour du lịch biển Hải Tiến 2021 | Tour du lịch biển Quan Lạn 2021 |
3. Thời gian lý tưởng để đi Chùa Hương
Đi hội du lịch chùa Hương:
Hội Chùa Hương diễn ra từ mùng 6 tháng giêng và kéo dài tới hết tháng 3 âm lich. Đây là lễ hội lớn nhất của Hà Nội hay có thể coi là lớn nhất Việt Nam. Chính hội diễn ra từ rằm tháng giêng đến 18 tháng 2 âm lịch. Đây là dịp đầu xuân năm mới nên số lượng người đi bái Phật khá đông, do vậy, lượng khách du lịch đổ dồn về đây vô cùng lớn, các dịch vụ dễ bị chặt chém và có thể diễn ra tình trạng chen lấn.
Tuy nhiên, đến đây vào dịp này bạn có thể hòa mình vào không khí tưng bừng đầu năm cũng như tham gia vào các hoạt động sinh hoạt văn hóa của lễ hội như: hội bơi thuyền, leo núi, hát chèo đò, hát văn,…
Đi du lịch chùa Hương:
Nếu bạn có mục đích là đi thưởng ngoại vãn cảnh chùa thì bạn có thể đi quanh năm nhưng nên tránh dịp diễn ra lễ hội. Thời điểm thích hợp nhất để đi du lịch Chùa Hương là đầu hè và mùa thu. Bởi đó không phải dịp lễ hội nên dòng người đổ về chùa cũng ít hơn hẳn, do vậy các dịch vụ như đi đò, cáp treo không bị nhồi nhét khách và chờ đợi mất thời gian của các bạn, hơn nữa cũng dễ dàng để ngắm nhìn phong cảnh hữu tình của thiên nhiên nơi đây hơn và cảm nhận được sự linh thiêng trầm mặc của chốn cửa Phật.
Hơn nữa, nếu bạn nào yêu thích khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên thì dịp tháng 10 và tháng 11 là thời điểm tuyệt vời nhất. Khi đó, hoa súng nở rực rỡ trên dòng suối Yến trong xanh thơ mộng và hoa lau trắng nở trên nhiều cánh đồng vô cùng lãng mạn.
4. Những địa điểm không thể bỏ qua khi đến Chùa Hương
Khi đến Chùa Hương bạn sẽ phải ngồi đò khoảng 1 tiếng vào và 1 tiếng trở ra. Đây cũng là cơ hội để bạn có thể ngắm nhìn cảnh chùa với non nước hữu tình. Quãng đường suối Yến khoảng 65km, hai bên suối là những dãy núi khác nhau với nhiều hình thù kỳ lạ. Để thưởng thức được trọn vẹn vẻ đẹp của dòng suối này hãy tìm về đây vào mùa thu. Khi đó, trời trong xanh, in bóng dòng nước trong vắt mát lành, cùng màu sắc tím hồng dịu dàng của hàng ngàn bông hoa súng nở khắp quãng đường đi. Hai bên đường đi là cảnh thiên nhiên đang thay lá, tĩnh lặng, nhẹ nhàng tất cả chắc chắn sẽ khiến bạn mê đắm với cảnh quan ở nơi đây.
5. Đặc sản Chùa Hương
Ngoài ra, Chùa Hương còn rất nổi tiếng với mơ. Mơ ở đây nhỏ quả, vàng ươm, mịn một lớp lông tơ như nhung tuyết, đôi chỗ vỏ lấm tấm một chút đỏ hồng.
6. Một vài lưu ý khi đi du lịch Chùa Hương
- Khi đi bạn nên đem theo một ít đồ để vào chùa làm lễ, sau đó có thể dùng chính những lộc bạn vừa làm lễ xong để làm đồ ăn, như vậy vừa tiết kiệm lại tránh được tình trạng bị chặt chém giá cả.
- Mặc đồ kín đáo, nên đi giày, quần áo không quá bó để dễ dàng di chuyển cũng như hoạt động, ngoài ra nên mang theo ô dù.
- Không làm ồn hay dùng từ khiếm nhã bởi đây là nơi cửa Phật.
- Quá trình di chuyển dù bằng đò hay khi leo núi cũng nên cẩn thận bảo đảm an toàn cho bản thân để chuyến đi được vui trọn vẹn.
- Nếu đi bằng xe máy thì bạn nhớ mang theo giấy tờ, gương, mũ bảo hiểm đầy đủ.
- Vứt rác đúng nơi quy định để bảo vệ môi trường và cảnh quan.
- Khi ở chỗ đông đúc hãy bảo vệ tài sản và tư trang cẩn thận tránh bị móc túi, ăn cắp đồ của bạn.
- Không tham gia các trò như: tôm cua cá, đỏ đen, chiếc nón kỳ diệu,.. vì đó là lừa đảo chứ không hề do vận may như bạn nghĩ.
Trên đây là một số gợi ý và lưu ý mà bạn nên nhớ để có một chuyến phượt xe máy đi Chùa Hương vui vẻ và bình an nhé!
Chia sẻ của khách hàng về Kinh nghiệm phượt chùa hương bằng xe máy