Giới thiệu về Văn Miếu Quốc Tử Giám – Trường đại học đầu tiên của Việt Nam

Giới thiệu Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất khi nhắc về Hà Nội ngàn năm văn hiến. Không chỉ là một địa điểm du lịch hấp dẫn, một di tích lịch sử hàng đầu, Văn miếu là đại diện cho nền giáo dục nước ta từ bao đời nay. Trong bài viết này, hãy cùng Du lịch Khát Vọng Việt khám phá những dòng giới thiệu về Văn Miếu Quốc Tử Giám nhé.

Văn Miếu Quốc Tử Giám – Trường đại học đầu tiên của Việt Nam

Theo sử sách ghi lại, Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 để thờ các bậc tiên tổ của Nho học. Đến năm 1076, Quốc Tử Giám được xây dựng bên cạnh Văn miếu và trở thành trường đại học đầu tiên của nước ta.

Ban đầu, Quốc Tử Giám chỉ thu nhận con cái của vua quan trong Triều đình. Từ năm 1253, vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Học Viện và dành cho cả con cái các nhà thường dân có khả năng học tập tốt. Từ đây, Quốc Tử Giám mới thực sự trở thành trường học cho nhân dân.

Trường đại học đầu tiên của Việt Nam

Trường đại học đầu tiên của Việt Nam

Nhà giáo nổi tiếng Chu Văn An chính là hiệu trưởng đầu tiên của Quốc Tử Giám và đang được thờ tại đây bên cạnh Khổng Tử – bậc thầy Nho học. Từ thời Hậu Lê, Nho giáo trở nên rất thịnh hành ở nước ta và Nho học ngày càng phát triển. Hiện nay, nơi đây là nơi dựng bia Tiến sĩ của những người đỗ tiến sĩ từ năm 1442 trở đi. Có thể thấy Quốc Tử Giám chính là minh chứng sống cho chặng đường phát triển giáo dục của nước ta.

Hiện nay, Văn Miếu Quốc Tử Giám vẫn là nơi lưu đến của bao thế hệ học trò để cầu công danh và học tập tốt. Văn Miếu trở thành  một trong những di tích lịch sử hấp dẫn và địa điểm tham quan nổi tiếng tại Hà Nội. Vào năm 2012, nơi đây đã chính thức trở thành Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt.

Tìm hiểu kiến trúc độc đáo của Văn miếu

Bên cạnh giá trị văn hóa, giáo dục, lịch sử, Văn Miếu Quốc Tử Giám có lối kiến trúc đặc biệt, độc đáo mang đậm dấu ấn của thời đại.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích rộng đến 54331m2 được chia làm 5 khu chính. Được xây dựng ở phía Nam của kinh thành Thăng Long. Nhìn về tổng thể, kiến trúc của Văn Miếu Quốc Tử Giám từ cửa vào bao gồm cổng Văn Miếu, Đại Trung Môn, Khuê Văn Các, Đại Thành và nhà Thái Học.

Triết lý âm dương trong kiến trúc

Kiến trúc của Văn Miếu Quốc Tử Giám chịu ảnh hưởng vô cùng sâu sắc của triết lý âm dương trong quan niệm phương Đông. Cũng như các quốc gia châu Á khác, âm dương là một yếu tố quan trọng của phong thủy, quan niệm đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt từ ngàn đời nay.

Âm dương là thể hiện sự giao hòa của đất trời, lấy con người làm trung tâm và kiến trúc của Văn Miếu Quốc Tử Giám đã thể hiện rất rõ điều đó.

Các khu vực của Văn Miếu được xây dựng theo một trục chính, thể hiện sự hội tụ của Thiên – Địa – Nhân, sự giao hòa của đất trời tại một điểm. Đây chính là cốt lõi của Âm dương Ngũ hành. Ngoài ra, triết lý này cũng bao trùm những chi tiết thiết kế từ nhỏ nhất trong quần thể di tích này. Trong đó phải kể đến một vài kiến trúc tiêu biểu dưới đây

Kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám theo triết lý âm dương

Kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám theo triết lý âm dương

Văn Miếu Môn

Cổng vào của Văn Miếu Quốc Tử Giám được thiết kế kiểu 3 cổng rất truyền thống. Một cổng chính to ở giữa, 2 cổng phụ ở 2 bên kết hợp mái vòm. Trong đó, cửa chính của Văn Miếu Môn được dựng thành 2 tầng xếp chồng lên nhau. Tầng 2 được thiết kế 8 mái theo con số bát quái nổi tiếng.

Như vậy, có thể thấy kiến trúc của cổng vào Văn Miếu đã mang đậm yếu tố âm dương, ngũ hành, bát quái và tuân theo những quy luật phong thủy nhất định.

Khuê Văn Các

Kiến trúc độc đáo của Văn Miếu Quốc Tử Giám không thể bỏ qua Khuê Văn Các.

Tại sao lại là Khuê Văn Các? Khuê ở đây là sao Khuê, chòm sao sáng nhất chòm sao của vũ trụ, Văn là Văn chương. Khuê Văn Các chính là biểu tượng của Văn chương, của sự học.

Thiết kế Khuê Văn Các được thực hiện theo lối kiến trúc đối xứng nổi tiếng với cột vuông, cửa sổ hình tròn, tượng trưng cho đất và trời. Đây cũng là biểu hiện rõ nét nhất của triết lý âm dương trong lối kiến trúc của di tích biểu tượng này.

>> Xem thêm: 

Tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám

Có thể thấy, Văn Miếu Quốc Tử Giám không chỉ là một di tích lịch sử, văn hóa, giáo dục nổi tiếng, mà còn là di sản kiến trúc độc đáo và mang giá trị tâm linh sâu sắc. Đó chính là lí do khiến nơi đây trở thành một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn tại thủ đô Hà Nội mà những ai chuộng sự học đều nên ghé thăm ít nhất một lần.

Ở phần tiếp theo của bài viết “Giới thiệu về Văn Miếu Quốc Tử Giám”, Du lịch Khát Vọng Việt sẽ chia sẻ kinh nghiệm tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám dành cho du khách.

Văn Miếu Quốc Tử Giám ở đâu?

Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm ngay giữa trung tâm thành phố Hà Nội, giữa 4 tuyến phố Nguyễn Thái Học, Tôn Đức Thắng, Văn Miếu và Quốc Tử Giám.

  • Địa chỉ cụ thể: 58 Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội

Việc di chuyển đến Văn Miếu Quốc Tử Giám cũng khá thuận tiện và dễ dàng. Từ Hồ Gươm, bạn có thể đi theo hướng Lê Thái Tổ, rẽ phải vào Tràng Thi, Cửa Nam, Nguyễn Khuyến và cuối cùng rẽ trái vào Văn Miếu. Tuy nhiên, xung quanh khu vực Văn Miếu Quốc Tử Giám có khá nhiều đường một chiều. Để tránh gặp rắc rối trong quá trình di chuyển thì bạn nên tìm hiểu đường đi trước để tiết kiệm thời gian.

Ngoài ra, nếu bạn không có phương tiện cá nhân thì có thể đến Văn Miếu bằng xe buýt. Một số tuyến buýt đưa bạn đến Văn Miếu là 02, 23, 38, 25, 41.

Giá vé và giờ mở cửa

Văn Miếu Quốc Tử Giám là một địa điểm tham quan áp dụng vé vào cổng. Giá vé dành cho người lớn là 20.000 đồng/ lượt và trẻ em là 10.000 đồng/ lượt. Đây là một mức giá khá hợp lý cho hoạt động tham quan của du khách.

Ngoài ra, trẻ em dưới 15 tuổi được miễn phí và các đối tượng thuộc diện vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số, người già trên 60 tuổi, người khuyết tật nặng, người có công với đất nước được giảm giá vé 50%

Lưu ý: Giá vé áp dụng cho cả người Việt Nam và người nước ngoài.

Văn Miếu Quốc Tử Giám mở cửa tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày nghỉ cuối tuần hay lễ tết. Giờ mở cửa mùa đông là 7h30, các mùa khác là 8h và đóng cửa lúc 18h.

Một số khu vực trong Văn miếu Quốc Tử Giám

Vậy đến Văn Miếu tham quan những địa điểm nào. Nếu lần đầu tiên đến đây thì thông tin về các khu vực tham quan trong Văn Miếu Quốc Tử Giám dưới đây chắc hẳn sẽ hữu ích đối với bạn.

Khu thứ nhất

Khu vực đầu tiên khi đến với Văn Miếu sẽ là Văn Miếu Môn đến Đại Trung Môn. Đây là cổng vào Văn Miếu, nơi tạo ấn tượng đầu tiên với khách tham quan.

Khu thứ hai

Tiếp đến, du khách sẽ tham quan khu vực thứ hai từ Đại Trung Môn đến Khuê Văn Các. Khuê Văn Các chính là công trình kiến trúc độc đáo có dấu ấn sâu sắc bậc nhất quần thể di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Khuê Văn Các - biểu tượng của thủ đô Hà Nội

Khuê Văn Các – biểu tượng của thủ đô Hà Nội

Với thiết kế 2 tầng dựa trên thuyết âm dương ngũ hành, Khuê Văn Các là biểu tượng cao quý của Nho học và đã được lựa chọn là biểu tượng của thành phố Hà Nội. Bạn có thể bắt gặp hình ảnh Khuê Văn Các trong rất nhiều chương trình quảng bá của thủ đô ngàn năm văn hiến. Ở khu thứ hai này, bạn có thể chụp ảnh kỷ niệm với biểu tượng này.

Khu thứ ba

Khu thứ ba của Văn Miếu bao gồm Thiên Quang Tỉnh là khu nhà bia Tiến Sĩ – nơi ghi danh những vị học tài xuất sắc nhất của nước ta từ năm 1442. Đây là kho di sản quý giá bậc nhất tại Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Khu thứ tư

Khu thứ tư là khu trung tâm cũng là khi rộng nhất của Văn Miếu. Kiến trúc của khu vực này nổi bật với tòa Bái Đường và tòa Thượng cung – nơi thờ Khổng Tử. Đây cũng là nơi khách tham quan đến thắp hương cầu may mắn trên con đường học tập, công danh.

Khu thứ năm

Cuối cùng, đến Văn Miếu Quốc Tử Giám, bạn sẽ được tham quan khu nhà Thái Học. Nơi đây thờ các vị vua của triều đại nhà Lý bao gồm Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, vua Lê Thánh Tông và tư nghiệp Quốc Tử Giám người thầy đáng kính Chu Văn An.

Ăn gì xung quanh khu vực Văn Miếu?

Sau khi trải nghiệm tham quan di tích lịch sử, văn hóa Văn Miếu Quốc Tử Giám, bạn đừng quên trải nghiệm một chút ẩm thực Hà Nội. Với lợi thế nằm gần khu vực phố cổ, nơi hội tụ tinh hoa ẩm thực Hà Thành, xung quanh khu vực Văn Miếu Quốc Tử Giám có rất nhiều món ngon dành cho du khách. Có thể kể đến như:

  • Cháo thịt băm trứng cút: Số 20 ngõ Lương Sử C, Quốc Tử Giám.
  • Bún cá thập cẩm: Số 32 ngõ Thịnh Hào 1, Tôn Đức Thắng.
  • Bún mọc dọc mùng: Số 1 ngõ 34 Ngô Sĩ Liên.
  • Bánh cuốn chả quế: Đối diện số 16 Nguyễn Như Đổ, Văn Miếu.
  • Bánh trôi tàu, Chè Sài Gòn: Số 116 Nguyễn Khuyến.
  • Bánh Xèo Tôn Đức Thắng: Số 29 Tôn Đức Thắng.
Xung quanh khu vực Văn Miếu có nhiều món ăn ngon

Xung quanh khu vực Văn Miếu có nhiều món ăn ngon

Lưu ý khi tham quan Văn Miếu

Phần cuối cùng của bài viết giới thiệu về Văn Miếu Quốc Tử Giám là chia sẻ về những lưu ý khi tham quan Văn Miếu mà bạn nên ghi nhớ.

  • Trang phục: Du khách nên lựa chọn trang phục gọn gàng lịch sự, không ăn mặc hở hang, phản cảm.
  • Đi lại nhẹ nhàng, giữ trật tự và đảm bảo vệ sinh trong quá trình tham quan di tích.
  • Không hút thuốc và mang theo các vật dụng, vật chất không cho phép.
  • Không viết, vẽ lên các công trình kiến trúc, làm tổn hại đến những giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc ở nơi đây.

Như vậy, bài viết trên đã giới thiệu về Văn Miếu Quốc Tử Giám với những thông tin đầy đủ và chi tiết nhất. Với những giá trị văn hóa, lịch sử to lớn, Văn Miếu Quốc Tử Giám là một điểm đến du lịch hấp dẫn không chỉ với du khách trong nước mà cả với du khách Quốc tế. Bạn đọc quan tâm đến tour du lịch Hà Nội và trải nghiệm tham quan Văn Miếu hãy liên hệ ngay Du lịch Khát Vọng Việt để được tư vấn dịch vụ tour giá rẻ chất lượng nhất.

Độc giả cũng quan tâm:

văn miếu quốc tử giám
văn miếu
quốc tử giám
văn miếu hà nội
hình ảnh văn miếu quốc tử giám
van mieu
quoc tu giam
văn miếu quốc tử giám ở đâu
văn mieus quốc tử giám
van mieu quoc tu giam
văn miếu quốc tử giám được xây dựng năm nào
quốc tử giám xây dựng năm nào
cổng văn miếu
văn miếu quốc tử giám hà nội
trường quốc tử giám
quốc tử giám hà nội
lịch sử văn miếu quốc tử giám
văn miếu quốc tử giám xây dựng năm nào
miếu quốc tử giám
quốc tự giám
quốc tử giám ở đâu
văn miếu quốc tử giám là gì
văn miếu quốc tử giám nằm ở đâu
cổng văn miếu quốc tử giám
văn mếu
hình văn miếu quốc tử giám
văn miếu ở đâu
quốc tu giam
văn miêu quốc tử giám
vawn mieeus quoocs tuwr giams
cổng vào văn miếu quốc tử giám
VÌ SAO KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN DU LỊCH KHÁT VỌNG VIỆT?

"Là người đam mê du lịch, với Tôi du lịch là cuộc sống, sứ mệnh của chúng Tôi là thiết kế và tổ chức những Tour du lịch có giá trị cao cho mọi khách hàng, giúp khách hàng có được những chuyến đi thực sự ý nghĩa, vui vẻ và bình an, giúp gắn kết tất cả các thành viên để mọi người hiểu nhau hơn và làm việc hiệu quả hơn"

Nguyễn Thanh Minh - CEO công ty du lịch Khát Vọng Việt.

Chia sẻ của khách hàng về Giới thiệu về Văn Miếu Quốc Tử Giám – Trường đại học đầu tiên của Việt Nam

Bình luận đã đóng.