Thành cổ Đồng Hới – Chứng tích lịch sử hào hùng tại Quảng Bình

Thành cổ Đồng Hới vẫn đứng hiên ngang giữa nhịp sống hiện đại

Chắc hẳn bạn đã biết đến Quảng Bình Quan như một cổng thành sừng sững bảo vệ miền trong từ thời chúa Trịnh. Nhưng bạn có biết Quảng Bình Quan chính là 1 phần kiến trúc trong tổ hợp kiến trúc cổ độc đáo lúc bấy giờ của Thành cổ Đồng Hới.

Thành cổ Đồng Hới là di tích lịch sử quân sự được xây dựng vào thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh nằm giữa lòng thành phố chính là dấu xưa vừa vững chãi vừa oai hùng. Cùng Khát Vọng Việt khám phá chứng tích lịch sử linh thiêng tại vùng đất Quảng Bình nhé!

Bài viết liên quan: Kinh nghiệm du lịch Quảng Bình đầy đủ, cập nhật mới nhất

Toàn cảnh di tích Thành cổ Đồng Hới

Toàn cảnh di tích Thành cổ Đồng Hới

Giới thiệu về Thành cổ Đồng Hới

Thành cổ Đồng Hới với tên trước đây là “Định Bắc Trường Thành” xây dựng trên một vùng đất trọng yếu, thời bấy giờ thành được xem như một cái chốt đắc đạo trên con đường xuyên Việt từ Bắc vào hay Nam ra.

Với vị trí địa lý gần với biển, cách cửa biển Nhật Lệ 1.500 m. Phía Đông là con sông Nhật Lệ hiền hòa, phía Tây là đường đi lên Đức Ninh, phía Nam là đường đi Huế và phía Bắc là đường đi Hà Nội. Hiện nay, Thành cổ Đồng Hới  nằm ở phường Hải Đình, trung tâm thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Kiến trúc độc đáo của Thành cổ Đồng Hới

Năm 1812, Định Bắc Trường Thành được khởi công xây dựng ngay chính trên mảnh đất thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên cho xây bức luỹ Trấn Ninh (năm 1631) và đồn Động Hải (năm 1774).

Năm 1824 khi vua Minh Mạng nối ngôi, ông đã nhờ một sĩ quan người Pháp thiết kế lại Định Bắc Trường Thành và xây lại bằng gạch và vữa là mật mía trộn cát. Gạch có độ nung cao, loại gạch to với 2 kích thước: 0,3 m x 0,3 m x 0,06 m và 0,28 m x 0,14 m x 0,06 m.

Thành được xây theo kiểu vô băng, thành luỹ quân sự, có kiến trúc đẹp, độc đáo, hình múi khế với 4 múi to, 4 múi nhỏ, 4 múi nhỏ theo hướng Tây Nam – Đông Bắc và Tây Bắc – Đông Nam.

Có thể bạn quan tâm: Các hãng xe khách Hà Nội – Quảng Bình uy tín, chất lượng

Kiến trúc độc đáo, tinh tế thu hút khách du lịch khám phá

Kiến trúc độc đáo, tinh tế thu hút khách du lịch khám phá

Xem thêm:

Định Bắc Trường Thành được thiết kế với chu vi là 1.860 m, cao 4 m, mặt thành rộng 1m35, móng thành dày 2 m.

Hướng chính của Định Bắc Trường Thành là hướng Tây. Thành có 3 cổng lớn ở 3 hướng Bắc – Nam – Đông, trên mỗi cổng có vọng gác 8 mái. Cổng thành xây theo kiểu tam quan thông ra ngoài bằng chiếc cầu gạch cũng xây kiểu vòm cong độc đáo.

Cổng ở phía Tây, đây chính là nơi đối đầu trực diện với quân thù nên chỉ có thành cao, hào sâu cùng với cạm bẫy chặn địch…

Cửa Đông sát với sông và cửa biển Nhật Lệ, góp phần chặn đầu mối tấn công đường thủy, đồng thời nhận quân tiếp viện và là nơi lui quân của quân ta.

Cách chân thành khoảng 5 – 6 m phía ngoài thành là hào rộng 28 m, nay còn lại khoảng 15-20 m. Mặt trong thành đắp đất phụ thêm dày 12 m, xung quanh nhà cửa mọc san sát.

Lịch sử hình thành phát triển và gìn giữ Thành cổ Đồng Hới

Thành Đồng Hới là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng, chứng kiến cuộc hành quân của người anh hùng Nguyễn Huệ, hai lần ra Bắc chinh phạt lũ bán nước và cướp nước.

Ngoài ra, Thành Đồng Hới cũng là biểu tượng của lòng yêu nước và tinh thần quyết tâm chống thù trong giặc ngoài của người dân Quảng Bình.

Năm 1885, thực dân Pháp tấn công thành Đồng Hới nhưng nhân dân và binh sĩ vùng Động Hải đã đánh trả quyết liệt, cuối cùng thực dân Pháp phải rút lui.

Ngày 19-7-1885 thực dân Pháp lại một lần nữa tấn công thành Đồng Hới và lần này chúng đã chiếm được thành một cách dễ dàng do sự hèn nhát của bọn vua, quan Triều Nguyễn.

Năm 1886, Trong phong trào “Cần vương” nhân dân Đồng Hới tham gia nghĩa quân do Nguyễn Phạm Tuân chỉ huy ba lần đột nhập thành Đồng Hới tấn công binh lính Pháp trong thành tuy thất bại nhưng đây cũng là 1 đòn gây cho chúng nhiều tổn thất.

Ngày 18-8-1954, sau bao năm kháng chiến chống thực dân Pháp thì cuối cùng bọn chúng cũng phải chịu thua và rời khỏi thành.

Ngày 16-6-1957, Thành cổ Đồng Hới rợp cờ hoa và biển người đứng đón Bác Hồ kính yêu vào thăm và nói chuyện.

Xem thêm: Khám phá nhà thờ Tam Tòa Quảng Bình

Thành cổ Đồng Hới vẫn đứng hiên ngang giữa nhịp sống hiện đại

Thành cổ Đồng Hới vẫn đứng hiên ngang giữa nhịp sống hiện đại

Trải qua 200 năm, Thành cổ Đồng Hới chỉ còn lại Thành hiện này còn một nửa. Đoạn thành phía Đông, 3 cổng và hai cầu Nam – Bắc đã bị sập hoàn toàn do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Cầu phía Đông còn nhưng không nguyên dạng như ban đầu. Thành còn 1.087 m với 15 đoạn dích dắc hình răng khế. Đoạn thành phía Nam còn lại 2/3 tương đối nguyên vẹn.

Năm 2002-2009, cổng và cầu phía Đông, các đoạn tường thành còn sót lại được ngành văn hóa tỉnh Quảng Bình trùng tu, tôn tạo. Có thể thấy rõ những đoạn tường thành mới qua màu sắc của những viên gạch.

Ngày nay, bên trong thành là các cơ quan chính quyền, quân sự, công an… các cơ quan đầu não của tỉnh Quảng Bình. Bên ngoài hào đoạn phía Nam và Đông được trồng cỏ xanh mướt, trở thành công viên xanh là nơi dừng chân của người dân cũng như giới trẻ Quảng Bình.

Thành cổ Ðồng Hới là điểm du lịch, tham quan hấp dẫn với khách du lịch khi đến Quảng Bình. Nếu đến Quảng Bình, hãy dành cho mình một ít thời gian ghé qua Thành cổ Đồng Hới, chiêm ngưỡng vết tích chiến tranh qua thời gian, chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo từ thời xa xưa và để cảm nhận vẻ đẹp của một Quảng Bình thơ mộng.

VÌ SAO KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN DU LỊCH KHÁT VỌNG VIỆT?

"Là người đam mê du lịch, với Tôi du lịch là cuộc sống, sứ mệnh của chúng Tôi là thiết kế và tổ chức những Tour du lịch có giá trị cao cho mọi khách hàng, giúp khách hàng có được những chuyến đi thực sự ý nghĩa, vui vẻ và bình an, giúp gắn kết tất cả các thành viên để mọi người hiểu nhau hơn và làm việc hiệu quả hơn"

Nguyễn Thanh Minh - CEO công ty du lịch Khát Vọng Việt.

Chia sẻ của khách hàng về Thành cổ Đồng Hới – Chứng tích lịch sử hào hùng tại Quảng Bình

Bình luận đã đóng.