Nội dung bài viết
Quần đảo Cát Bà ở đâu?
Quần đảo Cát Bà thuộc huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Trung tâm là thị trấn Cát Bà, cách thành phố Hải Phòng khoảng 30 km về phía đông và cách thành phố Hạ Long 25 km về phía Đông Nam. Quần đảo Cát Bà nằm ở phía Tây Nam của vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long. Đảo cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30 km, cách thành phố Hạ Long khoảng 25 km và có diện tích khoảng 300km2. Đảo Cát Bà là đảo lớn thứ ba ở Việt Nam sau Phú Quốc và Cái Bầu. Quần đảo Cát Bà có tọa độ 106°52′- 107°07′Đông, 20°42′- 20°54′độ vĩ Bắc.
Quần đảo Cát Bà mặc dù nằm gần địa phận thành phố Hải Phòng hơn nhưng nếu xét về mặt hành chính, hòn đảo này lại thuộc huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng – thành phố biển nổi tiếng của nước ta. Vốn dĩ trước đây trong quá khứ, quần đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Bà. Tuy nhiên, vào năm 1977, quần đảo mới sáp nhập với huyện Cát Hải thành huyện Cát Hải. Hơn nữa, huyện Cát Hải vốn từng thuộc tỉnh Quảng Yên, sau đó thuộc khu Hồng Quảng. Mãi từ năm 1956, huyện Cát Hải mới chuyển về thành phố Hải Phòng.
Quần đảo Cát Bà có bao nhiêu đảo?
Quần đảo Cát Bà rộng lớn bao gồm bao nhiêu đảo chắc hẳn là câu hỏi được rất nhiều du khách quan tâm. Quần đảo Cát Bà là quần thể gồm 367 đảo trong đó có đảo Cát Bà ở phía Nam vịnh Hạ Long. Đảo Cát Bà, còn gọi là đảo Ngọc, là đảo lớn nhất trong số 1.969 hòn đảo của quần thể đảo Vịnh Hạ Long. Trong đó đảo có diện tích lớn nhất chính là đảo Cát Bà có (rộng khoảng 100km2) và là một thị trấn thuộc huyện Cát Hải. Quần đảo Cát Bà ước tính có khoảng 366 hòn đảo lớn nhỏ, độ cao của các ngọn núi Cát Bà trung bình là 200m so với mực nước biển.
Dân số trên quần đảo Cát Bà
Đến năm 2005, dân số của quần đảo Cát Bà ước tính là khoảng 11.984 người. Về mặt mặt hành chính, đảo bao gồm sáu ngôi làng với dân số 6.048 người. Số dân trên làng chài nổi là 890 người và trên đảo Cát Hải là đông nhất với 11.649 người. Trên quần đảo Cát Bà có 2 hai nhóm dân tộc chủ yếu. Nhóm người thứ nhất là người Kinh chuyển đến Cát Bà từ những năm 1979 – 1980. Nhóm người thứ hai là người Việt gốc Hoa.
Những người này vốn là ngư dân đánh cá, sinh sống trên đảo Cát Bà từ nhiều đời trước. Trên quần đảo Cát Bà, xã có số dân ít nhất là xã Việt Hải. Họ sinh sống giản dị, bình yên trong những ngôi nhà đơn sơ làm nên từ gỗ và tường đất. Xã Phù Long chủ yếu có truyền thống làm muối, xã Gia Luận bao gồm cả ngư dân, nông dân lẫn thợ săn. Xã có lịch sử sinh sống lâu đời nhất trên quần đảo Cát Bà là xã Trân Châu.
Sự tích về quần đảo Cát Bà
Cái tên Cát Bà vốn ban đầu là Các Bà. Sự tích về cái tên này được dân gian truyền lại cho đến tận ngày nay. Tương truyền, ngày xưa quần đảo Cát Bà là nơi mà những người phụ nữ đảm nhận công việc hậu phương, chăm lo hái lượm, chuẩn bị lương thực thực phẩm. Còn người đàn ông trên đảo là trụ cột, trở thành những chiến binh đánh đuổi giặc ngoại xâm (giặc Ân). Nơi mà các chiến binh đóng quân gọi là đảo Các Ông, nơi mà tuyến hậu phương lo liệu là đảo Các Bà.
Hiện nay, trên đảo vẫn còn đền thờ Các Bà ở Áng Ván – Thị trấn Cát Bà, Đền Bà – xã Hiền Hào. Theo lịch sử ghi chép, trong bản đồ hành chính năm 1938 (thời Pháp thuộc), quần đảo Cát Bà vẫn được ghi là Các Bà. Còn cái tên Cát Bà là do đọc trại mà thành.
Khí hậu, thời tiết ở quần đảo Cát Bà
Quần đảo Cát Bà có khí hậu tương đối ẩm do chịu ảnh hưởng của nhiệt đới gió mùa. Vào mùa hè, thời tiết trên đảo rất mát mẻ và dễ chịu, đặc biệt thích hợp để tắm biển, giải tỏa cái nắng nóng oi bức khó chịu. Nhiệt độ ở quần đảo dao động từ 25 – 28 độ C, mùa đông ít lạnh còn mùa hè ít nóng. Mặc dù trời nắng nhưng không nóng, cộng với luồng gió biển thổi vào càng làm tiết trời thêm tươi mát. Mùa mưa chủ yếu ở quần đảo Cát Bà là tháng 7, tháng 8 hàng năm. Nếu đi du lịch vào thời điểm này, bạn nên cân nhắc và xem kĩ dự báo thời tiết nhé.
Sinh vật trên quần đảo Cát Bà
bởi các giá trị sinh thái, nhân văn và đa dạng sinh học tiêu biểu cùng với nhiều tiềm năng phát triển bền vững. Ngày 09/12/2013, Danh lam thắng cảnh quần đảo Cát Bà được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Tháng 01/2020, Vịnh Lan Hạ được Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới (MBBW) công nhận thành viên chính thức, trở thành một trong các vịnh đẹp nhất thế giới. Năm 2020, “du lịch Cát Bà” là một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất so với các điểm đến tại Việt Nam trên trang tìm kiếm của người khổng lồ công nghệ thế giới Google.
Quần đảo Cát Bà là một trong số những nơi có sự đa dạng về hệ sinh thái nhất nước ta. Không chỉ là hệ sinh thái nhiệt đới mà còn còn hệ sinh thái cận nhiệt đới. Đặc biệt, khi so sánh với các khu vực khác ở châu Á, quần đảo Cát Bà cũng không hề kém cạnh. Từ rừng mưa nhiệt đới nguyên sinh, hồ nước mặn, vùng triều, đảo đá vôi, rừng ngập mặn, san hô, hang động,… đều có và đều rất đa dạng. Đặc biệt, không thể không kể đến Vườn Quốc gia Cát Bà rộng lên đến 15.200 ha. Hệ thống động vật và nhất là thực vật ở đây vô cùng phong phú và tuyệt vời.
Nhiều nguồn gen quý hiếm, loài động vật hoang dã nằm trong sách đỏ đang được lưu giữ và bảo tồn tại đây. Nhận thấy tiềm năng phát triển bền vững cùng sự đa dạng sinh học, tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận quần đảo Cát Bà là Khu dự trữ sinh quyển thế giới ngày 02/12/2004. Ước tính, hiện nay, trên đảo Cát Bà hiện đang có khoảng 1599 loài thực vật, 343 loài động vật có xương sống, 58 loại thú, 205 loài chim 274 loài côn trùng, 80 loài bò sát. Đặc biệt, có đến hơn 25 loài động thực vật quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam năm 2007 vẫn tồn tại khỏe mạnh tại đây.
Theo tổ chức FFI, loài Voọc Cát Bà (tên tiếng Anh là Trachypithecus policephalus) là một trong 5 loài thú linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới. Chúng cũng được ghi vào sách đỏ thế giới và sách đỏ Việt Nam và hiện đang sinh sống trên quần đảo Cát Bà. Loài vật này đang được bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt. Đây chính là biểu tượng của khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà và cũng là loài linh trưởng chỉ tồn tại duy nhất trên đảo.
Không chỉ có sinh vật trên cạn, sinh vật biển ở vùng biển đảo Cát Bà cũng phong phú và đa dạng không hề kém cạnh. Người ta đã nhắc quá nhiều đến kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long mà quên rằng, ngay bên cạnh còn có vịnh Lan Hạ. Ở đây sở hữu 4 loài rùa biển, 37 loài thực vật rừng ngập mặn, 131 loài động vật phù du, 193 loài san hô, 196 loài cá biển, 102 rong biển,…
Nếu có kiến thức và đam mê về gỗ, chắc chắn bạn sẽ rất hào hứng trước những loại gỗ quý có trong quần đảo Cát Bà. Không thể kể đến gỗ Trai lý, gỗ Chò đãi, gỗ Lát hoa, gỗ Kim giao. Bên cạnh đó, Kim Ngân, Lá khôi, Xạ đen, Thuyết giác, Bình vôi và nhiều loại thảo dược quý hiếm, tốt cho sức khỏe được sử dụng trong Đông Y cũng có trong hòn đảo Ngọc tuyệt đẹp này.
Bên cạnh hệ động thực vật trên cạn và dưới biển, quần đảo Cát Bà còn sở hữu hệ thống sinh vật rừng ngập mặn đa dạng. Có khoảng gần 1000 ha rừng ngập mặn tại đây, trong đó rừng ngập mặn Phù Long là rộng lớn nhất với diện tích gần 700ha. Bên cạnh tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập mặn, phòng hộ, chống sạt lở, bảo tồn đa dạng sinh học mà hệ sinh thái này có có thể điều hòa khí hậu. Đó cũng là một trong những lý do thời tiết ở quần đảo Cát Bà luôn mát mẻ, trong lành.
Phương tiện di chuyển đến quần đảo Cát Bà
Để di chuyển đến quần đảo Cát Bà, bạn có rất nhiều lựa chọn. Nếu khởi hành từ thủ đô Hà Nội, bạn có thể đến thành phố Hải Phòng bằng đường bộ, đường sắt hoặc đường Hàng Không. Sau khi đã đến thành phố Hải Phòng, bạn qua cầu vượt Tân Vũ – Lạch Huyện sang đảo Cát Hải. Đây chính là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam, được khánh thành và đưa vào hoạt động ngày 02/09/2017.
Qua khỏi cầu đi thêm 7km, bạn sẽ thấy phà bến Gót – Cái Viềng. Bạn có thể đi theo con đường biển dài 25km là đến với trung tâm của đảo. Ngoài ra, nếu xuất phát từ hướng Quảng Ninh thay vì là Hà Nội, bạn đi qua phà Tuần Châu sang xã Gia Luận rồi đến Cát Bà. Đi theo tuyến này, bạn có thể kết hợp tham quan động Thiên Long, Quân y hay động đá hoa cương.
Phương tiện cực kỳ hay ho và thú vị nếu bạn muốn ngắm quần đảo Cát Bà từ trên cao là đi cáp treo. Từ đây, bạn sẽ được thưởng ngoạn vẻ đẹp của quần đảo Cát Bà bằng cách trải nghiệm tuyến cáp treo có trụ cao nhất thế giới đã được Tổ chức Kỷ lục Guiness chứng nhận. Khởi hành từ nhà ga Cát Hải trên đảo Cát Hải, bạn sẽ đến bến cuối là bến Cái Viềng. Tổng chiều dài đoạn đường khoảng 3.955m.
Du lịch Cát Bà đẹp hùng vĩ và thơ mộng
Cát Bà là nơi hòa quyện giữa rừng và biển, tạo nên một phong cảnh có một không hai. Đến với hòn đảo xinh đẹp này, du khách không chỉ được tắm mình dưới những bãi biển xanh mát mà còn có thể khám phá thiên nhiên huyền bí qua những cánh rừng nguyên sinh trên đảo. Rừng quốc gia Cát Bà rộng 15.200 ha có khu rừng nguyên sinh nhiệt đới rộng 570 ha với hệ thống động thực vật phong phú, đặc trưng là loài Vooc đầu trắng và cây Kim Giao.
Xem thêm:
Điểm du lịch Cát Bà là một trong khu dự trữ sinh quyển thế giới
Đảo Cát Bà là tấm thảm xanh khổng lồ chứa đựng nhiều bí ẩn, hấp dẫn. Cát Bà xứng đáng là khu dự trữ sinh quyển thứ 3 Việt Nam, hiện đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển Cát Bà rộng hơn 26.000 ha, với 2 vùng lõi (bảo tồn nghiêm ngặt và không có tác động của con người), 2 vùng đệm (cho phép phát triển kinh tế hạn chế song kết hợp với bảo tồn) và 2 vùng chuyển tiếp (phát triển kinh tế). Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà là vùng hội tụ đầy đủ cả rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rạn san hô, thảm rong và đặc biệt là hệ thống hang động. Cát Bà còn có di chỉ Cái Bèo thuộc nền văn hóa Hạ Long, dân cư đã sinh sống cách đây 6475 – 4200 năm.
Tham khảo:
Với vẻ đẹp quyến rũ do thiên nhiên ban tặng, sự đa dạng sinh học cùng những giá trị to lớn về mặt lịch sử dân tộc, quần đảo Cát Bà đã, đang và sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.
Chia sẻ của khách hàng về Nét đẹp quần đảo Cát Bà Hải Phòng