Lễ hội Lồng Tồng – nét đặc sắc trong văn hóa vùng cao

Lễ hội Lồng Tồng – nét đặc sắc trong văn hóa vùng cao

Hà Giang vùng đất của những bản sắc văn hóa, tín ngưỡng vô cùng độc đáo. Lễ hội truyền thống đóng vai trò khá quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng và tộc người. Bài viết dưới đây, du lịch Khát Vọng Việt sẽ giới thiệu đến bạn một trong những lễ hội rất nổi tiếng tại các tỉnh vùng núi phía Bắc đó chính là Lễ hội Lồng Tồng.

Vài nét về lễ hội Lồng tồng của người Tày

Lễ hội Lồng tồng hay còn gọi là Hội xuống đồng, Oóc tồng là một trong những lễ hội nổi tiếng của đồng bào dân tộc Tày và cũng là nét văn hóa đặc trưng của tộc người Nùng, Dao, Sán Chỉ. Lễ hội mang dấu ấn tín ngưỡng phồn thực, là hoạt động tín ngưỡng cầu mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu. Lễ hội được khởi nguồn từ trong cộng đồng của người Tày và thường được tổ chức ở những ruộng đất tốt nhất, to nhất trong bản làng.

Lễ hội Lồng Tồng - nét đẹp trong văn hóa của dân tộc Tày, Nùng

Lễ hội Lồng Tồng – nét đẹp trong văn hóa của dân tộc Tày, Nùng

>> Xem thêm:

Lễ hội Lồng tồng được tổ chức vào thời gian nào?

Lễ hội Lồng Tồng được diễn ra vào dịp tháng Giêng thường vào ngày mùng 4 đến ngày 25 tại các huyện Yên Sơn, Chiêm Hóa, Na Hang (của Tuyên Quang), huyện Định Hóa (Thái Nguyên) và huyện Ba Bể ( Bắc Kạn). Tùy theo phong tục của từng địa phương mà tổ chức khác ngày nhau và thời gian thường kéo dài trong 3 ngày.

Công tác chuẩn bị cho lễ hội

Lễ hội Lồng Tồng là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm của đồng bào vùng cao, chính vì vậy mà công tác chuẩn bị cho lễ hội được mọi người chuẩn bị rất chu đáo và cẩn thận. Trước ngày hội thì tất cả các gia đình trong bản đều quét dọn nhà cửa, đường xá sạch sẽ và chuẩn bị nhiều lương thực để đón khách đến với gia đình. Vào ngày lễ hội, mỗi gia đình chuẩn bị một mâm cỗ theo khả năng của từng gia đình và phô bày sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ trong việc nội trợ.

Mâm cúng lễ

Mâm cúng lễ

Mâm cúng đầy đủ có gà luộc, bánh chưng, thịt lợn, trứng luộc nhuộm phẩm màu, xôi đỏ và xôi vàng tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời, âm dương thể hiện những mơ ước, khát vọng cuộc sống ấm no, sinh sôi nảy nở của người dân gửi gắm. Ngoài ra, trên mỗi mâm cỗ đều có các món ăn truyền thống  như bánh chưng, bánh giầy, chè lam, bánh hình bông hoa nhiều màu sắc.

Đối với các lễ vật cúng tế được người dân chuẩn bị rất chu đáo, được lựa chọn nguyên liệu, khéo léo nấu nướng và trang trí cầu kì đẹp mắt. Bánh khảo, bánh bóng, bánh chưng được làm khéo léo, gà cúng lựa chọn là gà sống thiến béo có chân, đầu và mào đỏ đẹp, lợn đen cúng tế phải từ 50 kg trở lên.

Các nghi thức tiến hành phần lễ

Lễ khấn cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi được thực hiện do các thầy tào tiến hành. Bắt đầu phần lễ với nghi lễ của dân tộc Tày xin Thành hoàng làng mở hội, tạ Thiên Địa, cầu Thần Nông, thần Núi, thần Suối. Trong lễ hội thì nghi thức xuống đồng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dân trong làng sẽ lựa chọn một người đàn ông to khỏe, đức độ, cày giỏi, làm ăn giỏi nhất trong làng và một con trâu tốt để vạch những đường cày đầu tiên của vụ mới, cầu cho một năm mùa màng bội thu.

Những trò chơi truyền thống trong lễ hội Lồng tồng

Kết thúc những nghi lễ quan trọng nhất của của phần lễ thì phần hội với nhiều trò chơi dân gian truyền thống thu hút mọi người tham gia. Trò chơi phải nhắc đến đầu tiên trong lễ hội Lồng Tồng là trò tung còn. Ở giữa ruộng lớn người ta dựng một cây mai cao từ 20-30 cm làm cột. Trên đỉnh cột uốn vòng tròn đường kính 60 cm dán hai chữ Nhật – Nguyệt tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời. Trong lễ hội nếu không ai tung trúng vòng tròn thì dân bản không vui vì theo quan niệm nếu làm rách giấy ở vòng tròn thì năm đó mới làm ăn thuận lợi.

Trò chơi ném còn

Trò chơi ném còn

Bên cạnh đó thì hội thi Cấy lúa được rất nhiều người chú ý tham gia. Mỗi làng xã sẽ chọn ra những người phụ nữ nhanh nhẹn, khéo léo và cấy giỏi nhất để tham gia hội thi. Ngoài ra, phần hội còn diễn ra các trò chơi truyền thống khác như: kéo co, đấu gậy, bắn nỏ, cờ tướng, đi cà kheo, đánh bi, đánh khăng,…

Hội thi cấy lúa

Hội thi cấy lúa

Lễ hội Lồng Tồng còn là nơi để các chàng trai, cô gái gặp gỡ, giao duyên qua những điệu hát then, sli,… ngọt ngào. Lễ hội chính là bức tranh mô tả tương đối toàn diện về đời sống văn hóa của người Tày, Nùng nói riêng và của cộng đồng các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc nói chung. Lễ hội được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, trở thành điểm tựa vững chắc vào việc phát triển du lịch của vùng cũng như giữ gìn nét văn hóa, truyền thống độc đáo nơi rẻo cao này.

>> Gợi ý tour du lịch Hà Giang khám phá các lễ hội độc đáo:

Độc giả cũng quan tâm:

lễ hội lồng tồng
hội lồng tồng
lễ hội lòng tòng của người tày
hoi long tong
lễ hội lôồng tồng
VÌ SAO KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN DU LỊCH KHÁT VỌNG VIỆT?

"Là người đam mê du lịch, với Tôi du lịch là cuộc sống, sứ mệnh của chúng Tôi là thiết kế và tổ chức những Tour du lịch có giá trị cao cho mọi khách hàng, giúp khách hàng có được những chuyến đi thực sự ý nghĩa, vui vẻ và bình an, giúp gắn kết tất cả các thành viên để mọi người hiểu nhau hơn và làm việc hiệu quả hơn"

Nguyễn Thanh Minh - CEO công ty du lịch Khát Vọng Việt.

Chia sẻ của khách hàng về Lễ hội Lồng Tồng – nét đặc sắc trong văn hóa vùng cao

Bình luận đã đóng.