Lễ hội Gầu Tào – nét độc đáo trong văn hóa người Mông

Lễ hội Gầu Tào – nét độc đáo trong văn hóa người Mông

Mông là một trong những dân tộc thiểu số có số dân đông nhất ở Việt Nam sống ở vùng núi có độ cao trên 1000m như miền núi phía Bắc, Nghệ An, phía tây Thanh Hóa và các tỉnh Tây Nguyên. Điểm đầu tiên khi người Mông di cư đến là Mèo Vạc chính vì vậy cao nguyên đá Đồng Văn chính là quê hương đất tổ của người Mông. Nhắc đến người Mông người ta sẽ nghĩ ngay đến một dân tộc có truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tâm linh rất đặc sắc và tiêu biểu nhất phải kể đến đó chính là Lễ hội Gầu Tào. Hãy cùng Du lịch Khát Vọng Việt tìm hiểu về lễ hội Gầu Tào của người Mông ở bài viết dưới đây.

Lễ hội Gầu Tào theo tiếng Mông có nghĩa là Chơi ngoài trời, đây là lễ hội văn hóa dân gian có từ rất lâu, luôn được mọi người dân trông chờ nhất vào dịp đầu xuân. Lễ hội Gầu tào được tổ chức với mục đích cúng tạ trời đất, thần linh phù hộ cho gia đình khỏe mạnh, thịnh vượng, mở hội tạ ơn trời đất, núi sông đã ban cho dân bản tài lộc, mùa màng bội thu, gia súc gia cầm đầy chuồng.

Lễ hội Gầu tào - nét đặc trưng trong văn hóa người Mông

Lễ hội Gầu tào – nét đặc trưng trong văn hóa người Mông

>> Xem thêm:

Lễ hội được tổ chức trong khoảng từ mùng 1 đến 15 tháng giêng. Đối với lễ hội tổ chức 3 năm liền thì mỗi năm tổ chức 3 ngày còn hội làm gộp sẽ tổ chức 9 ngày 1 năm. Lễ hội chính là dịp để bà con dân bản vui chơi, tụ họp để chuẩn bị một vụ mùa mới ấm no, bội thu. Lễ hội được chia làm hai phần lễ và hội, do một gia đình, dòng họ hoặc thôn bản đứng ra tổ chức ở tất cả các làng xã.

Nguồn gốc của lễ hội Gầu Tào bắt nguồn từ việc cầu tự “cầu con”. Theo truyền thuyết, những cặp vợ chồng nào lấy nhau mà không có con, hay nhà có người ốm đau hoặc làm ăn không tốt thì người chồng sẽ lên quả đồi cầu xin thần đồi thần núi phù hộ. Sau một thời gian về nhà mà người vợ mang thai thì gia đình đó sẽ tổ chức lễ hội Gầu tào như đã hứa với các vị thần trong 3 hoặc 5 năm mời anh em, họ hàng, làng xóm đến chia vui. Sau này, nhằm giữ gìn những bản sắc văn hóa và chính quyền địa phương quan tâm nên lễ hội thường xuyên được tổ chức trong cộng đồng làng.

Cây nêu - biểu tượng linh thiêng trong lễ hội Gầu tào

Cây nêu – biểu tượng linh thiêng trong lễ hội Gầu tào

Theo kinh nghiệm của những người đi tour Hà Giang, ngay từ cuối tháng Chạp các thầy cúng bói phải khấn các vị thần núi, thần đồi cho phép tổ chức lễ hội gầu tào thì lúc đó mới được dựng cây nêu. Cây nêu là biểu tượng chính trong lễ hội Gầu Tào của người Mông, gắn liền với sự linh thiêng. Gia đình mở hội cầu phúc hay cầu mệnh thi trong gia đình cử một người chặt cây làm nêu, phải lựa chọn cây thẳng không bị sâu và cụt ngọn. Đầu tiên người ta tổ chức lễ dựng nêu, cây nêu được chôn ở khu đất rộng, bằng phẳng thể hiện sự vững chãi, tâm điểm của trời đất. Khi cây nêu được dựng lên thì dân trong bản biết rằng lễ hội gầu tào được tổ chức và chuẩn bị để dự hội. Ngọn cây nêu bao giờ cũng phải hướng về hướng đông là hướng sinh, hướng mặt trời mọc cầu sinh con, mong ước mùa màng bội thu, sức khỏe dồi dào và an lành.

Thầy cúng làm lễ dưới cây nêu

Thầy cúng làm lễ dưới cây nêu

>> Gợi ý một số tour Hà Giang hot nhất:

Sau khi dựng cây nêu, gia chủ sẽ làm lễ cúng ngay chân cột nêu với ý nghĩa  mời tổ tiên và thần linh chứng lễ. Sau khi thầy cúng là các thủ tục cúng lễ xong mọi người di chuyển ra bãi đất rộng để tham gia hội. Hội với nhiều trò chơi dân gian gắn với bản sắc văn hóa của người Mông như hát ống, bắn nỏ, bắn cung, múa khèn, đua ngựa, hát gầu plềnh, hát đối đáp giao duyên,…Kết thúc lễ hội, ga chủ sẽ làm lễ tạ, hạ cây nêu. Chủ nhà sẽ cầm bầu rượu hạ từ cây nêu đi sau thầy cúng vẩy khắp nơi còn tấm vải đỏ thì treo trong nhà mong cho may mắn, hồng phúc.

Múa khèn trong phần hội

Múa khèn trong phần hội

Lễ hội Gầu Tào gắn liền với bản sắc văn hóa của người Mông và được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nếu có dịp du lịch Hà Giang nói riêng và các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung, bạn đừng quên khám phá lễ hội Gầu tào độc đáo này nhé.

VÌ SAO KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN DU LỊCH KHÁT VỌNG VIỆT?

"Là người đam mê du lịch, với Tôi du lịch là cuộc sống, sứ mệnh của chúng Tôi là thiết kế và tổ chức những Tour du lịch có giá trị cao cho mọi khách hàng, giúp khách hàng có được những chuyến đi thực sự ý nghĩa, vui vẻ và bình an, giúp gắn kết tất cả các thành viên để mọi người hiểu nhau hơn và làm việc hiệu quả hơn"

Nguyễn Thanh Minh - CEO công ty du lịch Khát Vọng Việt.

Chia sẻ của khách hàng về Lễ hội Gầu Tào – nét độc đáo trong văn hóa người Mông

Bình luận đã đóng.