Vịnh Hạ Long có lịch sử từ lâu đời, trải qua hàng triệu năm kiến tạo địa chất. Tuy nhiên với trí tưởng của dân gian cùng ý niệm về nguồn gốc “Con Rồng, cháu Tiên” mà những truyền thuyết khá ly kỳ về vịnh Hạ Long đã ra đời để giải thích cho tên gọi đó. Cùng Khát Vọng Việt du lịch Vịnh Hạ Long giá rẻ để khám phá những truyền thuyết vô cùng thú vị đó.
Nội dung bài viết
❤️Giới thiệu tour du lịch 2023 Hot nhất hiện nay:❤️
Tour Hạ Long | Tour Quan Lạn | Tour Hải Hòa |
Tour Cát Bà | Tour Đà Nẵng | Tour Cửa Lò |
Tour Cô Tô | Tour Hải Tiến | Tour Quảng Bình |
>> Xem thêm:
Truyền thuyết về vịnh hạ long
Một truyền thuyết vịnh Hạ Long được lưu truyền rộng rãi, phổ biến nhất trong dân gian đó là: Ngày xưa, khi nước Việt ta mới được thành lập đã bị giặc ngoại xâm đánh chiếm. Thấy thế Ngọc Hoàng đã cử Rồng Mẹ cùng đàn Rồng Con của mình xuống hạ giới để giúp đỡ người Việt đánh giặc. Khi các thuyền giặc ồ ạt tiến từ biển vào bờ cũng là lúc đàn Rồng hạ phàm. Ngay lập tức, đàn Rồng phun lửa thiêu cháy thuyền giặc và một phần nhả Châu Ngọc đã tạo thành một vức tường đá vô cùng vững chắc sừng sững giữa đất trời khiến thuyền giặc đâm vào vỡ tan tành.
Sau khi đánh tan giặc ngoại xâm giúp người Việt, đàn Rồng mới có dịp chiêm ngưỡng khung cảnh nơi đây. Thấy mặt đất thanh bình, cây cối xanh tươi và những con người thì cần cù, chịu khó nên Rồng Mẹ đã quyết định cùng Rồng Con ở lại nơi vừa mới diễn ra trận đấu để có thể bảo vệ con dân Đại Việt muôn đời. Và ngày nay, nơi Rồng Mẹ đáp xuống chính là Vịnh Hạ Long còn nơi đàn Rồng Con hạ giới là vịnh Bái Tử Long.
Cũng có một truyền thuyết kể lại rằng vào thời kỳ đầu khi có giặc ngoại xâm, một con Rồng đã bay dọc sông xuôi về phía biển và đáp xuống vùng ven biển Đồng Bắc tạo thành một bức tường thành vô cùng chắc chắn, ngăn cản bước tiến của kẻ thủ. Chỗ rồng đáp xuống chính là vịnh Hạ Long bây giờ.
Truyền thuyết về hang động vịnh Hạ Long
Khám phá vịnh Hạ Long, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ, tráng lệ của nhiều hang động. Ít ai biết rằng, đằng sau mỗi hang động đó lại là truyền thuyết vịnh Hạ Long và những câu chuyên riêng. Sau đây, hãy cùng Du lịch Khát Vọng Việt tìm hiểu câu chuyện phía sau những hang động nổi tiếng trên vịnh Hạ Long nhé.
Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thần tiên của hang, nhà vua đã cho khắc một tấm văn bia với nội dung ca ngợi cảnh đẹp của Hạ Long và hang Đầu Gỗ. Năm 1962, Bác Hồ cũng đã từng tới tham quan hang Đầu Gỗ thưởng ngoạn vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long.
Truyền thuyết hang Trinh Nữ
Hang Trinh Nữ nằm trên dãy đảo Bồ Hòn cùng với hệ thống động Sửng Sốt, hồ Động Tiên, Hang Luồn… Hang động này gắn với một câu chuyện tình đẹp nhưng vô cùng bi thương, được nhiều du khách tò mò khám phá khi tới đây.
Câu chuyện được kể lại rằng, ngày xưa, có một người con gái vạn chài xinh đẹp. Tuy nhiên, do gia cảnh nghèo khó nên nhà cô phải đi làm thuê cho một chủ làng chài đánh cá. Thấy cô xinh đẹp, hắn ép gia đình cô gả cô làm vợ bé cho hắn. Tuy nhiên, cô gái đã có người yêu, chàng trai đang đi đánh cá xa bờ, đợi về để làm đám cưới. Vì vậy, cô đã phản kháng quyết liệt.
Không làm gì nổi cô, tên địa chủ đã đày cô ra đảo hoang. Đói lả và kiệt sức, trong một đêm mưa gió, cô gái đã hoá đá nơi đây. Biết tin cô gặp nạn, chàng trai mải miết bơi thuyền đi tìm cô. Giông bão ập đến khiến thuyền chàng vỡ nát, chàng dạt lên một đảo hoang. Trong ánh chớp, chàng nhìn ra phía xa và nhận ra cô gái nhưng những lời chàng gọi đã bị gió cuốn đi. Chàng dùng hòn đá đập vào vách núi báo cho nàng biết rằng chàng đã đến. Chàng gõ khi máu trên tay chảy đầm đìa, tới khi kiệt sức và chàng hoá đá.
Sau này, nơi cô gái hoá đá là hang Trinh Nữ. Hiện nay trước cửa hang còn có pho tượng đá cô gái đang xóa tóc, chính là cô. Và đối diện với hang Trinh Nữ là hang Trống – nơi chàng trai hóa đá. Bức tượng chàng trai hoá đá đang quay mặt về phía hang Trinh Nữ vẫn còn đến ngày nay.
Có thể thấy, Hang Trinh Nữ không chỉ hu hút du khách bởi vẻ đẹp tự nhiên, mà còn là biểu tượng cho một tình yêu đẹp, thủy chung, son sắt.
Truyền thuyết về động Thiên Cung
Hang động Thiên Cung là một trong những hang động đẹp nhất tại vịnh Hạ Long. Nơi đây gắn liền với truyền thuyết về vua Rồng xưa. Sau khi vua Rồng giúp dân ta đánh tan giặc giã, vua Rồng trở về động của mình. Năm ấy trời hạn hán nặng, dân tình mất mùa nhiều nên họ phải cầu cứu vua Rồng ra tay làm mưa. Bao nhiêu người đã ra đi mà không có ngày trở về. Không sợ nguy hiểm gian nan, có một đôi vợ chồng trẻ quyết tâm cùng nhau đi tìm gặp vua Rồng.
Truyền thuyết vịnh Hạ Long ghi lại, Vua Rồng có một người con gái được gọi là Nàng Mây. Nàng Mây lớn lên đã làm xao xuyến trái tim Hoàng tử Rồng và tình yêu đã giúp họ tìm đến với nhau, đám cưới được tổ chức 7 ngày 7 đêm tại khu vực trung tâm động. Những nhữ đá, măng đá và trụ đá trong động như tái hiện lại cảnh đám cưới của nàng Mây và hoàng tử Rồng. Những chú rồng, voi, đại bàng xuất hiện và biểu diễn để mừng đám cưới của 2 người. Nam Tào, Bắc Đẩu tóc bạc như mây cũng đến dự tiệc vui, cảnh tượng vô cùng tưng bừng náo nhiệt…
Tới ngăn động cuối cùng trong hang Thiên Cung, những luồng ánh sáng trắng xanh đỏ xen lẫn phối màu tạo nên khung cảnh hoa lệ. Một khe nước tự nhiên bốn mùa tuôn chảy róc rách, nơi đây có ba chiếc ao, nước trong vắt. Theo truyền thuyết, đây là nơi nàng Mây thường tắm cho 100 người con của mình và nuôi họ trưởng thành. Một con đường dẫn ra phía ngoài quanh co uốn khúc, đó chính là con đường mà nàng Mây cùng 50 người con của mình ra đi để khai phá vùng đất mới, 50 người con còn ở lại cùng với người cha xây dựng quê hương, di vật mà người mẹ để lại là bầu vú tiên tràn trề sức sống.
Truyền thuyết Hang đầu gỗ
Hang Cầu Gỗ gắn với câu chuyện về lịch sử hào hùng của dân tộc ta. Tương truyền, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, Trần Hưng Đạo đã cho chuẩn bị nhiều cọc gỗ lim ở đây, đẽo nhọn để cắm xuống lòng sông Bạch Đằng. Vì còn rất nhiều mẩu gỗ sót lại nên dân chài đã gọi tên là hang Đầu Gỗ.
Lại có truyền thuyết khác cho rằng, đây chính là nơi Trần Hưng Đạo cho quân giấu các cọc gỗ lim để chuẩn bị cho trận chiến Bạch Đằng. Vì vậy, nhiều người cũng gọi đây là hang Giấu Gỗ, sau đó tên bị đọc lệch đi trở thành hang Đầu Gỗ.
Trong cuốn Merveille de Monde (Kỳ quan thế giới) chuyên về du lịch của Pháp xuất bản năm 1938, hang Cầu Gỗ được gọi là hang động của các kỳ quan. Năm 1917, vua Khải Định và Toàn quyền Pháp Paul Doumer nhân chuyến đi kinh lý ra Vịnh Hạ Long chơi và lên thăm hang Đầu Gỗ. Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thần tiên của hang, nhà vua đã cho khắc một tấm văn bia với nội dung ca ngợi cảnh đẹp của Hạ Long và hang Đầu Gỗ. Năm 1962, Bác Hồ cũng đã từng tới tham quan hang Đầu Gỗ thưởng ngoạn vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long
Truyền thuyết hang Sửng Sốt
Hang Sửng Sốt là nơi tập trung nhiều đảo đá có hình dạng đặc sắc mà không nơi nào có được. Trong hang có nhũ đá có hình con ngựa và một thanh gươm dài. Hình ảnh này gắn với một truyền thuyết vịnh Hạ Long được người dân truyền tai nhau.
Chuyện kể rằng, sau khi đánh tan giặc Ân, Thánh Gióng đã giúp dân chúng ở đây đánh đuổi yêu ma. Sau đó, Thánh Gióng đã bay về trời, để lại thanh gươm và con ngựa quý để trấn an dân chúng, xua đuổi yêu quái. Hiện nay, trong lòng hang còn nhiều hình ảnh được cho là dấu tích của trận chiến ác liệt đó. Vết chân ngựa do Thánh Gióng để lại trở thành những hồ nước nhỏ. Trước vẻ đẹp kỳ vĩ của hang, đầu năm 2012, hang Sửng Sốt được Hiệp hội các văn phòng và môi giới du lịch Czech bình chọn là 1 trong top 10 hang động đẹp nhất thế giới…
>> Xem thêm:
Truyền thuyết vịnh Hạ Long là những câu chuyện hấp dẫn và nhiều ý nghĩa. Đi tour Hạ Long, du khách không chỉ được nghe thuyết minh về danh lam thắng cảnh vịnh Hạ Long và truyền thuyết Vua Rồng mà còn được nghe rất nhiều truyền thuyết thú vị khác về các hòn đảo ở đây. Du khách có nhu cầu đi du lịch Hạ Long trọn gói hãy liên hẹ với Du lịch Khát Vọng Việt để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.
Chia sẻ của khách hàng về Khám phá truyền thuyết vịnh Hạ Long và câu chuyện về những hang động đẹp