Top 10 đỉnh núi cao nhất thế giới thách thức khả năng con người

Đỉnh núi Everest - Đỉnh núi cao nhất thế giới

Chinh phục các đỉnh núi luôn là điều mà con người đã đang và sẽ còn khát khao để đạt được. Những đỉnh núi cao nhất thế giới luôn có sức hút rất kỳ bí, ẩn chứa đằng sau vẻ đẹp hoang sơ cũng là sự hiểm nguy khôn lường. Có nhiều người đã thành công chinh phục và cũng không ít người phải bỏ mạng hy sinh. Hãy cùng Du lịch Khát Vọng Việt điểm danh 10 “nóc nhà” cao nhất thế giới trong bài viết dưới đây nhé!

Everest (cao 8.848 m)

Được mệnh danh là ngọn núi tử thần, đỉnh Everest thuộc địa phận của biên giới giữa Nepal và Tây Tạng (Trung Quốc). Tên gọi chính thức của đỉnh Everest là do Hiệp hội Địa lý Hoàng gia đặt theo lời đề nghị của Tổng giám sát viên Anh của Ấn Độ Andrew Waugh vào năm 1865. Ngọn núi này cao 8848m và độ cao này đã bị giảm 2,4 cm sau trận động đất tại Nepal vào ngày 25/4/2015. Đỉnh Everest luôn là điểm đến lý tưởng trong mơ của mọi nhà leo núi trên thế giới vì sự nguy hiểm của nó. 

Hiện nay, số lượng người phải bỏ mạng ở đỉnh núi Everest rất khó để thống kê. Nhiều người vì thiếu oxy, kiệt sức, suy tim, tê cóng, van bình oxy bị đóng băng hoặc trượt ngã. Theo kinh nghiệm của những nhà leo núi chuyên nghiệp, nên đi theo đòn đông người thì sẽ an toàn và có khả năng thành công cao hơn khi chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới này.

Đỉnh núi Everest - Đỉnh núi cao nhất thế giới

Đỉnh núi Everest – Đỉnh núi cao nhất thế giới

Người đầu tiên thành công đặt chân lên đến đỉnh Everest chính là Tenzing Norgay và Edmund Hillary, 2 chàng trai người New Zealand vào năm 1953. Đỉnh Everest tuy là nơi nguy hiểm nhưng cũng vẫn khiến con người mê mẩn vì vẻ đẹp tuyệt vời của nó ẩn nấp dưới lớp tuyết bao phủ. Tính tới năm 2013, The Himalayan Database đã ghi nhận hơn 4041 nhà leo núi với 6871 lần chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới này. 

K2 (cao 8.611 m)

Xếp vị trí thứ 2 trong số những đỉnh núi cao nhất thế giới là đỉnh K2 với độ cao 8611 m. Đỉnh núi này còn có tên gọi là đỉnh Godwin-Austen, Lambha Pahar, Chogori, Kechu hay Dapsang). Nằm giáp ranh giữa huyện Taxkorgan, Tân Cương (Trung Quốc) với Pakistan, đỉnh K2 được mệnh danh là ngọn núi hoang dã bởi lẽ tỷ lệ số nhà leo núi tử vong tại đây cực kỳ cao. Cứ 4 người đặt chân được lên đỉnh sẽ có 1 người phải chịu hy sinh. 

Nếu muốn chinh phục đỉnh K2, lời khuyên là bạn nên bắt đầu từ phía Pakistan thì có vẻ sẽ dễ dàng hơn một chút. Năm 1954 là thời gian đánh dấu đỉnh K2 lần đầu tiên có con người chinh phục bởi một đoàn thám hiểm người Ý. Điểm đặc biệt nhất của đỉnh K2 là rất khắc nghiệt, đến nỗi chưa từng có ai có thể chinh phục nó vào mùa đông lạnh giá.

Đỉnh K2 sở hữu vẻ đẹp vừa nên thơ nhưng cũng rất kỳ bí

Đỉnh K2 sở hữu vẻ đẹp vừa nên thơ nhưng cũng rất kỳ bí

Kanchenjunga (8.586 m)

Nghe đến cái tên “quỷ dữ ăn thịt người”, bạn có đoán được chúng tôi đang nhắc đến đỉnh núi nào? Đúng vậy, đây là tên gọi mà nhiều người đặt cho đỉnh Kanchenjunga. Trong tiếng Tây Tạng, từ này có nghĩa là “năm kho báu của tuyết” vì núi có 5 đỉnh và đều phủ đầy tuyết trắng. Còn trong tiếng Limbu địa phương, cái tên Kanchenjunga lại đại diện cho ý nghĩa “núi mà không chúng tôi gửi lời chúc mừng cho”

Với độ cao 8586m, Kanchenjunga là ngọn núi cao thứ 3 trên thế giới, nằm ở biên giới Bang Sikkim của Ấn Độ và Nepal. Người đầu tiên chinh phục ngọn núi vô cùng nguy hiểm này là nhà nữ leo núi từ Anh Janet Harision vào năm 1955. Trước đó, người ta tin rằng Kanchenjunga là điều mà con người không bao giờ có thể đặt chân đến. Ước tính, đã có hơn 187 nhà leo núi đã thành công chinh phục được nhưng tỷ lệ số người tử vọng cũng rất cao, chiếm 22%.

Đỉnh Kanchenjunga có tỷ lệ tử vong là 22%

Đỉnh Kanchenjunga có tỷ lệ tử vong là 22%

Lhotse (cao 8.516 m)

Với độ cao 8516m, Lhotse là ngọn núi cao thứ 4 trên thế giới. Ngọn núi này nối liền với đỉnh núi cao nhất thế giới – Everest – thông qua Nam Col. Trong tiếng Tây Tạng, Lhotse có nghĩa là “Đỉnh phía Nam”. Bên cạnh đỉnh chính thì còn có Lhotse Trung (Đông) cao 8414 m và Lhotse Shar cao 8383m. Đỉnh Lhotse nằm ở vị trí biên giới giữa vùng Khumbu của Nepal và Tây Tạng (Trung Quốc). 

Cuộc thám hiểm đỉnh Lhotse lần đầu tiên là vào ngày 18 tháng 5 năm 1956 bởi đội leo núi người Thụy Sĩ. Hai người đầu tiên chinh phục được đỉnh Lhotse là Ernst Reiss và Fritz Luchsiger. Đến năm 1970, hai nhà leo núi người Áo là Sepp Mayerl và Rolf Walter tiếp tục đặt chân lên đỉnh núi này. Hiện nay, đã có khoảng gần 400 nhà leo núi thành công chinh phục Lhotse và có hơn 20 người phải tử nạn nơi đây.

Lhotse xếp vị trí thứ 4 trong số những đỉnh núi cao nhất thế giới hiện nay

Lhotse xếp vị trí thứ 4 trong số những đỉnh núi cao nhất thế giới hiện nay

Makalu (cao 8.463 m)

Makalu là một trong những đỉnh núi cao nhất thế giới với độ cao 8463m. Cái tên Makalu có nguồn gốc từ tiếng Phạn còn Makaru là tên tiếng Trung Quốc. Nằm trong dãy Himalaya Mahalangur, Makalu có hình dạng như một kim tự tháp khổng lồ với 4 mặt rất độc đáo. Nó như biệt lập và tách riêng ra khỏi thế giới, khiến không ít nhà leo hiểm khát khao một lần chinh phục trong đời. Là biên giới giữa Nepal và Tây Tạng, Makalu cách đỉnh Everest khoảng 14 dặm.

Ngọn núi nằm nằm trong khu bảo tồn và Vườn quốc gia Makalu-Barun của Nepal kể từ khi được thành lập vào năm 1992. Năm 1954 là lúc mà ngọn núi Makalu lần đầu tiên bị con người chinh phục thành công khi đội thám hiểm Mỹ do William Siri đã đặt dấu chân của mình lên đến đỉnh núi. Hiện nay, số lượng người tử vong ở đây đã vượt quá 30 người. Lý do mà ngọn núi này lại nguy hiểm và gây khó khăn cho các nhà leo núi là vì các cạnh núi cực kỳ sắc nhọn, càng đi lên đỉnh lại càng cheo leo. Tuyến đường mà nhóm người thành công đầu tiên chính là tuyến phía Bắc, sát sườn núi Đông Bắc.

Đỉnh Makalu nằm ở biên giới giữa Nepal và Tây Tạng

Đỉnh Makalu nằm ở biên giới giữa Nepal và Tây Tạng

>>> Xem thêm

Cho Oyu (cao 8.188 m)

Trong tiếng Tây Tạng, Cho Oyu có nghĩa là “nữ thần ngọc”. Ngọn núi này cao 8188m so với mực nước biển. Nằm ở biên giới giữa Trung Quốc và Nepal nhưng phần lớn vẫn thuộc về lãnh thổ của Nepal. Cho Oyu là đỉnh cao lớn ở cực Tây của tiểu phần Khumbu – Mahalangur Himalaya 20km của núi Everest. Có thể nói Nepal và Tây Tạng là cái nôi cũng những “nóc nhà” cao nhất thế giới cũng không hề sai.

Vốn dĩ ban đầu Cho Oyu được đo đạc là có độ cao 8150m nên được xếp ở vị trí thứ 7, sau đỉnh Dhaulagiri cao 8167m. Tuy nhiên, vào năm 1984, một số cuộc khảo sát và đo đạc lại đã được tiến hành, chiều cao thật sự của Cho Oyu là 8201m, giúp đỉnh núi này vươn lên ở vị trí thứ 6. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là đáp án cuối cùng khi Cục Khảo sát Chính phủ Nepal và Viện Khí tượng Phần Lan đã thực hiện cuộc đo đạc mới vào năm 1996, đưa ra con số 8188m như hiện tại. Đồng thời, Edmund Hillary khi thực hiện đa đạc cũng cho ra kết quả gần giống là 8189m.

Tên của đỉnh Cho Oyuu có ý nghĩa là Nữ thần ngọc

Tên của đỉnh Cho Oyuu có ý nghĩa là Nữ thần ngọc

So với những ngọn núi phía trên, Cho Oyu có phần thoải mái và dễ dàng hơn cho những nhà leo núi để chinh phục. Bởi lẽ Cho Oyu không quá hiểm trở và ẩn chứa những nguy hiểm khôn lường. Các nhà leo núi chuyên nghiệp hiện nay cũng thường lựa chọn Cho Oyu làm mục tiêu để chinh phục vì nó là đỉnh núi 8000m dễ leo nhất. Nguyên nhân cho điều này là vì Cho Oyu gần với tuyến đèo và các sườn núi có độ dốc vừa phải, không có cao.

Ngọn núi cao thứ 6 thế giới này đã được con người chinh phục lần đầu tiên vào ngày 19 tháng 10 năm 954 bởi 3 nhà leo núi Joseph Joechler, Herbert Tichy (Ý), Pasang Dawa Lama (Nepal). Bạn chỉ cần đi thêm vài km từ phía Tây của đỉnh Cho Oyo là đã đến đỉnh Nangpa La (cao 5716m). Đây là tuyến đèo nhằm phục vụ hoạt động thương mại trao đổi giữa người Tây Tạng và người Sherpa Khumpu. Nangpa La cũng là tuyến đèo nằm giữa Rolwaling Himalaya với Khumbu.

Dhaulagiri (cao 8.167 m)

Vốn dĩ ban đầu, Dhaulagiri xếp vị thứ 6 chứ không phải là thứ 7 như hiện tại. Tuy nhiên, chỉ khi có kết quả đo đạc chính xác cuối cùng của đỉnh Cho Oyu thì thứ tự đúng mới không phải thay đổi. Khối núi Dhaulagiri thuộc địa phận của phía Bắc đất nước Nepal. Trong tiếng Phạn, Dhawala có nghĩa là trắng đẹp, rực rỡ còn Giri mang nghĩa là “núi”. Cái tên này cũng đã phần nào miêu tả được vẻ đẹp kì vĩ của ngọn núi quanh năm bao phủ tuyết trắng này.

Kéo dài tận 120km từ sông Kaligandaki đến Bheri, Dhaulagiri nằm bao bộc ở phía Tây Nam và phía Bắc nhánh sông Bheri. Dhaulagiri cũng là điểm cao nhất của lưu vực sông Gandaki. Cách núi Dhaulagiri 34km là đỉnh núi Annapurna cao 8091. Đây cũng là một trong những đỉnh núi cao nhất thế giới. Muốn chinh phục ngọn núi này, những nhà leo núi phải đến thị trấn Pokhara nằm ở phía Nam của núi Annapurna. Đây là cửa ngõ quan trọng để giúp họ chinh phục hai dãy núi. Vào mùa leo núi mỗi năm, không thể đếm được số lượng đoàn leo núi đến đây để chinh phục hay đoàn khách du lịch đến tham quan.

Đỉnh Dhaulagiri là mục tiêu và mơ ước của biết bao nhiêu nhà leo núi chuyên nghiệp của thế giới

Đỉnh Dhaulagiri là mục tiêu và mơ ước của biết bao nhiêu nhà leo núi chuyên nghiệp của thế giới

Người đầu tiên chinh phục đỉnh Dhaulagiri là đoàn thám hiểm người Áo, Thụy Sĩ, Nepal vào ngày 13 tháng 5 năm 1960. Thông thường, những đoàn leo núi sẽ lựa chọn sườn núi phía Đông Bắc vì đường leo không quá dốc và có độ thoải nhất định, giúp họ đỡ mất sức hơn cũng như tránh chấn thương và các thiệt hại về người. 

Manaslu (cao 8.163m)

Nói Nepal là cái nôi của những đỉnh núi cao nhất thế giới cũng không sai. Bởi lẽ xếp vị trí thứ 8 là đỉnh Manaslu với độ cao 8163m so với mực nước biển. Manaslu nằm trong Mansiri Himal, một phần của dãy Himalaya Nepal, ở phía Tây của Nepal. Ý nghĩa của cái tên Manaslu trong tiếng Phạn có nghĩa là “Núi của trời” hay “Núi linh hồn”. Lần đầu tiên mà đỉnh núi này có dấu chân người chinh phục là ngày 9 tháng năm 1956 với người leo là Toshio Imanishi và Gyalzen Norbu, thành viên trong đoàn thám hiểm của Nhật Bản. 

Manaslu được gọi là “ngọn núi chết chóc” vì đây đã là mồ chôn của hơn 60 nhà leo núi tính tới năm 2012. Một nhà leo núi tên Dawa Steven Sherpa chia sẻ rằng, muốn chinh phục được đỉnh Everest, các đoàn leo núi trước tiên phải tiến vào Manaslu. Đồng thời, đỉnh núi này có có đường đi dễ hơn, không quá nguy hiểm so với Everest. Dù địa hình không phức tạp nhưng bù lại khi leo núi Manaslu, bạn phải đối mặt với nguy cơ xảy ra các vụ lở tuyết cực kỳ nguy hiểm. Theo một số khảo sát đã chỉ ra rằng, đã có khoảng 300 nhà leo núi đã thành công chinh phục Manaslu.

Đỉnh Manaslu quanh năm bao phủ bởi tuyết trắng

Đỉnh Manaslu quanh năm bao phủ bởi tuyết trắng

Đỉnh núi cao thứ 8 thế giới lần đầu tiên mở cửa đón chào những vị khách du lịch đầu tiên đến khám phá kể từ năm 1991. Nếu bạn có mong muốn đi dọc biên giới giữa Tây Tạng và Nepal chắc chắn không nên bỏ qua lộ trình này. Tuy nhiên, hãy cẩn thận ở những đoạn dốc, nguy hiểm và tối tăm vì nó ẩn chứa những đoạn sụt khiến nhiều người thiệt mạng. Toàn bộ chi phí để thám hiểm đỉnh Manaslu là khoảng 18.000 USD, bằng một nửa so với việc leo lên đỉnh Everest. Bạn nên thuê người dẫn đường lên Manaslu để đảm bảo an toàn.

Nanga Parbat (cao 8.126m)

Là ngọn núi cao thứ 2 ở Pakistan và thứ 9 của thế giới, Nanga Parbat sở hữu độ cao 8126m so với mực nước biển. Nằm ở sườn Tây của dãy núi Himalaya, phía Nam sông  Indus ở Gilgit Baltistan thuộc khu vực Gilgit Baltistan, tên gọi của Nanga Parbat có nghĩa là ngọn núi trần trụi. Trong giới những nhà leo núi chuyên nghiệp còn đặt cho ngọn núi này với cái tên là “núi quỷ” hay “kẻ ăn thịt người” vì sự nguy hiểm và cheo leo của nó. Không biết bao nhiêu mạng người đã bị chôn lấp tại đây vì những trận lở tuyết bất ngờ. 

Nanga Parbat có khá nhiều vách đá dựng rất cao, đặc biệt là ở sườn bờ Nam có bức tường đá cao 4600m. Theo những tài liệu thu thập được, chuyến thám hiểm của J.Norman Collie và Albert F. Mummery là lần đầu tiên ghi nhận sự nỗ lực của con người trong việc chinh phục Nanga Parbat vào năm 1895. Tuy nhiên, họ không thể thành công và phải thiệt mạng vì không may gặp phải trận lở tuyết kinh hoàng.

Nanga Parbat lần đầu tiên được chinh phục vào năm 1953

Nanga Parbat lần đầu tiên được chinh phục vào năm 1953

Người đầu tiên chinh phục Nanga Parbat là Hermann Bahl – nhà leo núi người Úc vào năm 1953. Đằng sau sự nguy hiểm, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng của Nanga Parbat là vẻ đẹp tuyệt vời của những đồng cỏ núi cao không ngôn từ nào diễn tả được. Theo quan điểm của người dân sinh sống xung quanh, Nanga Parbat còn được xem như là nơi ở của các Nàng tiên giáng thế.

Annapurna (cao 8.091 m)

Tiếp tục lại là một cái tên khác đến từ Nepal – khối núi Anapurna. Sở hữu độ cao 8091m so với mực nước biển đã giúp Anapurna xếp vị trí 10 trong danh sách này. Là khối núi nằm ở dãy Himalaya, miền Trung Nepal, khối núi này dài 55km và bị thung lũng Pokhara cùng dòng sông Marshyangdi chặn lại. Trong tiếng Phạn, Annapurna có nghĩa là “Nữ thần thu hoạch”. Khu bảo tồn đầu tiên và lớn nhất của Nepal bao trọn toàn bộ dãy núi Annapurna. Đây là nơi diễn ra nhiều chuyến đi bộ mang tầm cỡ quốc tế, bao gồm đường vòng quanh Anapurna nổi tiếng.

Khối núi Annapurna bao gồm sáu đỉnh lớn nhỏ, mỗi đỉnh có độ cao khác nhau. Cụ thể, đỉnh Annapurna I cao 8091m, đỉnh Annapurna II cao 7937m, đỉnh Annapurna III cao 7555m, đỉnh Annapurna IV cao 7525m, đỉnh Anapurna cao 7455m và đỉnh Annapurna South cao 7219m. Để chinh phục được đỉnh Annapurna cực kỳ đó vì đây là một trong những đỉnh núi nguy hiểm nhất thế giới. Ước tính đến năm 2012, đã có 61 người phải thiệt mạng. Tỷ lệ tử vong của đỉnh núi này là 32%, cao nhất trong số những ngọn núi cao trên 8000m.

Khối núi Annapurna xếp vị trí thứ 10 trong top những đỉnh núi cao nhất thế giới

Khối núi Annapurna xếp vị trí thứ 10 trong top những đỉnh núi cao nhất thế giới

Đặc biệt, hầu như các nhà leo núi thường không chọn mặt phía Nam của đỉnh Annapurna để chinh phục vì chúng cực kỳ hiểm trở và ẩn chứa những mối nguy khó đoán. Vào tháng 10 năm 2014, đã có một trận bão tuyết và sạt lở xảy ra xung quanh Annapurna khiến ít nhất 43 người thiệt mạng. Dù khó khăn là thế nhưng tháng 6 năm 1950, hai nhà leo núi Maurice Herzog và Louis Lachenal cũng đã thành công đặt chân lên đến đỉnh ngọn núi này.

Chinh phục những đỉnh núi cao nhất thế giới luôn là điều mà con người không bao giờ ngừng khát khao. Để làm được điều này không chỉ đòi hỏi chi phí lớn mà còn là sự dẻo dai, bền bỉ của sức khỏe và một tinh thần thép chống chọi với hiểm nguy.

VÌ SAO KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN DU LỊCH KHÁT VỌNG VIỆT?

"Là người đam mê du lịch, với Tôi du lịch là cuộc sống, sứ mệnh của chúng Tôi là thiết kế và tổ chức những Tour du lịch có giá trị cao cho mọi khách hàng, giúp khách hàng có được những chuyến đi thực sự ý nghĩa, vui vẻ và bình an, giúp gắn kết tất cả các thành viên để mọi người hiểu nhau hơn và làm việc hiệu quả hơn"

Nguyễn Thanh Minh - CEO công ty du lịch Khát Vọng Việt.

Chia sẻ của khách hàng về Top 10 đỉnh núi cao nhất thế giới thách thức khả năng con người

Bình luận đã đóng.