Những Cảnh đẹp Đồ Sơn không thể không check-in khi đi du lịch

Cảnh đẹp Đồ Sơn

Những năm gần đây, du lịch Đồ Sơn là một cụm từ không còn xa lạ gì với các tín đồ mê du lịch, yêu thích khám phá các địa danh nổi tiếng trên mọi miền đất nước. Đồ Sơn là một quận của thành phố cảng Hải Phòng, có thể nói, nơi đây được thiên nhiên ưu đãi ban tặng rất nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt vời mà bất kì du khách nào cũng muốn đặt chân đến để thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên Đồ Sơn một lần trong đời. Ở bài viết dưới đây, Khát vọng việt sẽ giúp bạn liệt kê ra một số cảnh đẹp Đồ Sơn mà bạn không nên bỏ qua khi dừng chân tại mảnh đất xinh đẹp này.

Giới thiệu tổng quan về Đồ Sơn

Đồ Sơn là một quận nội thành trực thuộc thành phố Hải Phòng. Nó là một bán đảo nhỏ được cấu thành từ dãy núi Rồng vươn dài ra biển khoảng 5 cây số với hàng chục mỏm đồi cao thấp. Quận Đồ Sơn nằm ở phía đông nam của Hải Phòng, cách trung tâm thành phố khoảng 22 km.

Đồ Sơn là bãi biển nổi tiếng từ thời nhà Nguyễn và thời Pháp thuộc. Tiềm năng du lịch của Đồ Sơn mới bắt đầu được khai thác bởi người Pháp từ những năm đầu thế kỷ XX. Trước kia, trong thời kỳ phong kiến, Đồ Sơn  cũng là một trong những nơi lui tới nghỉ ngơi, hưởng thụ có tiếng của vua chúa, quan lại đô hộ

Đồ Sơn được ví như một con rồng vươn dài tấm thân mình ra biển Đông do địa hình có núi, đồi và biển đan xen tạo nên một tổng quan bao la, hùng vĩ. Phần thân của “con rồng” uốn lượn  tạo nên sự quanh co của lối đi vào rừng, có những phần lượn vào trong, có những phần nhô ra biển, “con rồng” như đang oằn mình nằm phơi nắng giữa đất trời bốn bể. Ở mỗi khúc quanh lại có một bãi biển được hình thành. Biển Đồ Sơn được chia thành ba khu vực (Khu I, khu II, khu III) . Dọc theo bờ biển nối liền các khu một, hai và ba có một con đường nhựa phẳng lì chạy men theo. Với góc nhìn từ trên cao, bạn có thể chiêm ngưỡng toàn bộ vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ với những đường nét đầy “quyến rũ” do bàn tay nhào nặn tuyệt vời của Mẹ Thiên nhiên lẫn con người. Đồ Sơn đẹp như một bức họa “Sơn thủy hữu tình” giữa lòng đất cảng.

Cảnh đẹp Đồ Sơn

Là một trong những khu nghỉ mát lớn nhất miền Bắc, Đồ Sơn thu hút được rất đông du khách từ khắp mọi miền đất nước cũng như du khách quốc tế bởi lẽ nơi đây có sự kết hợp hài hòa giữa một bên là cát trắng mịn màng, biển cả mênh mông đậm màu phù sa và một bên là những ngọn núi đồi thông, phi lao… Hơn thế nữa, nơi đây còn có rất nhiều những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, địa danh văn hóa để lại những ấn tượng khó phai trong lòng khách du lịch đã từng đặt chân tới Đồ SơnMột số cảnh đẹp thiên nhiên, địa danh nổi tiếng của du lịch Đồ Sơn phải kể đến như:

Hoa gạo đỏ Đồ Sơn hớp hồn du khách

Chắc hẳn trong kí ức của mỗi người Việt Nam đều đã từng một lần nghe nhắc đến cây hoa gạo. Vẻ đẹp của cây hoa gạo vào mùa nở rộ đã đi vào trong thơ, ca, nhạc, họa của rất nhiều nghệ sĩ Việt Nam. Ở Đồ Sơn, mùa hoa gạo nở đẹp đến ngây ngất lòng người. 

Hàng triệu bông hoa gạo sau nở đỏ một góc đường, nặng trĩu và nhẹ nhàng trút xuống gốc cây,  tạo thành tấm thảm lớn rực rỡ, hớp hồn du khách. Đây là một trong những địa điểm check-in vô cùng lí tưởng của du khách, đặc biệt là các bạn trẻ. Đồ Sơn có gần chục cây gạo cổ thụ từ 100 năm đến hơn 200 năm, tập trung chủ yếu tại khu vực bến Thốc, phường Vạn Hương, gắn liền với ngôi đền cổ Vạn Chài. Đền Chài, nơi tập trung nhiều cây hoa gạo, được xây dựng vào giữa thế kỷ 19, thờ Tứ vị Thánh Nương là các vị thần nữ cai quản nơi cửa biển, đứng đầu là Thánh Mẫu Càn Hải Đại Vương. Trong thời gian chống thực dân Pháp, đền Vạn Chài là nơi hoạt động của Việt Minh, nơi hội họp, học tập, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng. Giờ đây, đền Chài đẹp một vẻ cổ kính, tĩnh mịch nhưng cũng không kém phần nên thơ bởi sự tô điểm “sắc sảo” của cây hoa gạo với những vạt hoa đỏ rụng kín sân đền. Trong số gần chục “cụ gạo” thì trong khuôn viên đền có tới 5 cây. Đường kính đo được tại phần gốc mỗi cây từ 2 tới 2,5 mét.

Giờ đây, đền Chài đẹp một vẻ cổ kính, tĩnh mịch nhưng cũng không kém phần nên thơ bởi sự tô điểm "sắc sảo" của cây hoa gạo với những vạt hoa đỏ rụng kín sân đền.

Giờ đây, đền Chài đẹp một vẻ cổ kính, tĩnh mịch nhưng cũng không kém phần nên thơ bởi sự tô điểm “sắc sảo” của cây hoa gạo với những vạt hoa đỏ rụng kín sân đền.

Cách đền khoảng 30 mét lại có 3 “cụ” gạo sừng sững giữa ngã ba đường, dưới cái nắng hè như thiêu của đất Cảng, cây gạo khoác lên mình tấm áo đỏ rực rỡ như một ngọn lửa. Vào những dịp lễ tết, khách tới Đồ Sơn lại thi nhau chụp hình dưới những cây hoa gạo, xếp hoa gạo thành những hình thù quen thuộc ở dưới đất, những bức hình đẹp có bóng dáng của cây hoa gạo Đồ Sơn cũng từ đó mà ra đời…

Hoa gạo có 5 cánh, thường ra thành từng chùm lớn, nhỏ. Chỉ sau 3 ngày là hoa trút khỏi cành, để lộ ra phần quả non đang lớn dần từ chính phần cuống hoa. Để bảo vệ những cây gạo cổ thụ, chính quyền quận Đồ Sơn đang tính đến phương án đưa vào danh sách cây di sản Việt Nam cùng với rừng đa búp đỏ tại Đảo Dấu và rặng thị cổ núi Ngọc đã được công nhận trước đó.

Xem thêm:

Hải Đăng Hòn Dấu 

Ở Đồ Sơn, có một địa điểm du lịch Đồ Sơn rất thú vị mà khi nhắc đến tên là khơi gợi rất nhiều sự tò mò của du khách đó là ngọn hải đăng Hòn Dấu – ngọn hải đăng trăm tuổi của Đồ Sơn. Nếu không biết, chắc hẳn khách du lịch sẽ không nghĩ rằng ngọn hải đăng này hơn trăm tuổi. Trông nó vẫn rất “trẻ”, rất “oai”, vẻ ngoài vẫn rất “hợp thời”. Dường như ở đây chỉ có những cây đại già mỗi mùa ra hoa là mang dấu ấn của thời gian mà thôi. Hải đăng Hòn Dấu thật sự là ngọn hải đăng lâu đời nhất Việt Nam với trên 120 năm tuổi, được người Pháp xây dựng từ năm 1892, hoàn thành năm 1898. Sau những lần bị tàn phá do chiến tranh, hải đăng được xây dựng lại trên nền móng cũ nên mang dáng dấp rất hiện đại. Trải qua cả một thế kỉ sừng sững chứng kiến biết bao nhiêu thăng trầm của hòn đảo và của cả dân tộc Việt Nam, hải đăng Hòn Dấu vẫn đứng đó, uy nghiêm, như một biểu tượng bất khuất của người dân đảo Dấu, người dân Hải Phòng.

 

Hải đăng Hòn Dấu tuy đã hơn trăm tuổi nhưng vẫn đẹp một nét rất hiện đại.

Hải đăng Hòn Dấu tuy đã hơn trăm tuổi nhưng vẫn đẹp một nét rất hiện đại.

Khách du lịch có thể đến đây để thăm thú và quan sát vẻ đẹp của ngọn hải đăng “không tuổi”, chụp hình check-in và nghe kể về những câu chuyện xưa cũ gắn liền với ngọn hải đăng này. Tuy nhiên, để đến được với ngọn hải đăng, du khách phải vượt qua một đoạn đường khá gian nan, phải băng rừng, vượt núi mới tới được. 

“Ba-lô, túi xách cố mà đeo

Lên tới chân đèn thở hổn hển

Gió mát hoa tươi sẽ đáp đền”.

Đó là một trong rất nhiều bài thơ được viết ở các tấm biển dọc đường đi lên hải đăng Hòn Dấu. Những bài thơ dọc đường đi nhưng những lời mời gọi du khách, lời mời gọi thân tình này làm những đôi chân đã có phần mệt mỏi vẫn gắng sức kiên trì leo đến nơi cao nhất của đảo. Chưa cần “lên tới chân đèn” khách bộ hành đã phần nào cảm nhận được gió mát lồng lộng và hương hoa ngạt ngào trong không gian của khu rừng nguyên sinh ở nơi đây. Đó là một không gian khác biệt và xa lạ hoàn toàn với cái nắng gió chói chang ngoài đảo. Băng xuyên qua rừng, trên con đường lát đá tự nhiên, khách du lịch thường không tránh khỏi khạc nhiên bởi vẻ hoang sơ đến bất ngờ của khung cảnh. Nào là thông, phi lao, si, là đa,… rễ rủ dài như bức rèm bí mật. Chả là vì thế mà trong khu rùng này ngày xưa còn có khỉ thoải mái leo trèo, trêu đùa khách lên thăm hải đăng. Yên tĩnh và mát mẻ, trong lành và sảng khoái, đó là những du khách cảm nhận trên đường băng qua khu rừng già dẫn đến ngọn hải đăng trăm tuổi trên đảo Dấu.

Bến tàu không số

Tham quan những cảnh đẹp Đồ Sơn, du khách còn có thể đến thăm một di tích lịch sử cấp Quốc gia – Bến Tàu Không Số, nằm ở chân đồi Nghĩa Phong, tìm hiểu về con đường “Hồ Chí Minh trên biển” đầy gian khổ. Bên cạnh sự nhộn nhịp thường thấy mỗi mùa du lịch, Đồ Sơn còn mang trong mình vẻ thâm trầm với chứng tích lịch sử bến tàu K15 – điểm xuất phát của đoàn tàu không số huyền thoại trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Ở bến tàu này hiện còn dấu tích của nhiều cọc bê tông cầu tàu. Những chân cọc làm cầu tàu năm xưa giờ như phế tích mùa nước cạn. Bến tàu này đã tiễn hơn 100 chuyến trong số 168 chuyến tàu chở cán bộ, vũ khí, hàng hóa chi viện cho chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1962 đến 1972. Tất cả những con tàu này đều không được đánh số, không có ký hiệu và nếu bị phát hiện, thuyền trưởng sẽ cho chìm tàu để giữ bí mật cho tuyến đường…

Di tích lịch sử "Bến tàu không số" thơ mộng và thâm trầm - điểm xuất phát của "con đường Hồ Chí Minh trên biển" huyền thoại, là chứng tích cho một thời kì đầy gian khổ và hi sinh của dân tộc . (Nguồn: Cẩm nang Hải Phòng)

Di tích lịch sử “Bến tàu không số” thơ mộng và thâm trầm – điểm xuất phát của “con đường Hồ Chí Minh trên biển” huyền thoại, là chứng tích cho một thời kì đầy gian khổ và hi sinh của dân tộc . (Nguồn: Cẩm nang Hải Phòng)

Đến với di tích lích sử này, du khách có cơ hội được quay về với quá khứ, đứng trước đài tưởng niệm Đường Hồ Chí Minh trên biển, lặng nghe tiếng sóng vỗ mà hồi tưởng về những đoàn tàu không số với biết bao sự hy sinh thầm lặng góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.

Bên cạnh những cảnh đẹp Đồ Sơn được liệt kê ra ở trên thì ở Đồ Sơn còn rất nhiều những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, địa danh văn hóa thú vị, hấp dẫn khác như: đảo Hoa Phượng, Hòn Dấu resort, khuĐà lạt thu nhỏ ở Đồ Sơn, đền thờ Nam Hải Thần Vương, đền Bà Đế,… hứa hẹn đem lại cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi đặt chân đến thành phố hoa phượng đỏ, đến Đồ Sơn. Còn không mau đặt vé đến Đồ Sơn vào mùa hè này, có rất nhiều địa điểm, cảnh sắc hấp dẫn, thú vị đang chờ đón bạn.

VÌ SAO KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN DU LỊCH KHÁT VỌNG VIỆT?

"Là người đam mê du lịch, với Tôi du lịch là cuộc sống, sứ mệnh của chúng Tôi là thiết kế và tổ chức những Tour du lịch có giá trị cao cho mọi khách hàng, giúp khách hàng có được những chuyến đi thực sự ý nghĩa, vui vẻ và bình an, giúp gắn kết tất cả các thành viên để mọi người hiểu nhau hơn và làm việc hiệu quả hơn"

Nguyễn Thanh Minh - CEO công ty du lịch Khát Vọng Việt.

Chia sẻ của khách hàng về Những Cảnh đẹp Đồ Sơn không thể không check-in khi đi du lịch

Bình luận đã đóng.