Ruộng bậc thang ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh đã được công nhận là di sản cấp tỉnh. Vậy Bình Liêu mùa lúa chín có gì hấp dẫn mà ai đặt chân đến nơi này cũng phải ghé thăm? Hãy theo chân du lịch khát vọng Việt để tìm câu trả lời nhé.
Nội dung bài viết
Bình Liêu mùa lúa chín có gì đặc biệt?
Bình Liêu là huyện miền núi nên diện tích đất nông nghiệp của huyện rất hẹp, khoảng 7.000ha, chiếm 15,6% tổng diện tích đất đai toàn huyện. Cũng giống như bao vùng miền khác, cây lúa là cây lương thực chính ở đây. Do đặc điểm về địa hình và khí hậu người nông dân đã có sự kết hợp hài hòa giữa các giải pháp khoa học với những kỹ thuật truyền thống. Cụ thể là lựa chọn giống lúa cứng cây phù hợp với đất đồi cao, chịu hạn tốt, thích ứng với thời tiết lạnh sương mù trên núi.
Do vùng núi hay bị thiếu nước tưới, diện tích trồng lúa lại không nhiều nên người dân nơi đây phải khai phá núi trồng lúa theo kiểu ruộng bậc thang để tiết kiệm đất, nước và phân bón. Những sườn dốc được khai thác để canh tác lúa ở các vùng đồi núi tạo ra ruộng bậc thang nối tiếp nhau từ chân núi đến gần đỉnh núi đã tạo ra một nét đặc trưng hiếm có của nền văn minh lúa nước Việt Nam.
Du lịch Khát Vọng Việt đang có tour du lịch Bình Liêu 2 ngày giá chỉ 1.600K. Bấm xem nhận ưu đãi ngay nhé!
Bình Liêu vào mùa lúa chín, những thửa ruộng bậc thang được khoát lên mình màu vàng óng ả, tầng tầng lớp lớp tạo nên một cảnh sắc vô cùng hấp dẫn. Chính vì nét đẹp đó việc sản xuất lúa ở Bình Liêu không chỉ thực hiện mỗi nhiệm vụ sản xuất lương thực, mà còn trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn riêng có của Bình Liêu.
Nét đẹp quyến rũ của ruộng bậc thang Bình Liêu mùa lúa chín
Bình Liêu mùa lúa chín, du khách có thể tận hưởng những cánh đồng lúa chín vàng tuyệt đẹp, óng ả được điểm xuyết bởi những bộ trang phục sặc sỡ của người dân tộc Dao, Sán Chỉ, Tày. Cùng với những đường cong quyến rũ tầng tầng lớp lớp ruộng của bậc thang dần trở thành thương hiệu của Bình Liêu.
Đi dọc những con đường ven bản làng, bạn sẽ thỏa sức ngắm nhìn những thửa ruộng lúa chín đang sắp vào mùa gặt. Những bông lúa chín nặng trĩu là kết quả từ quá trình lao động của những người nông dân cần cù, chất phác. Mùi lúa chín vàng thơm dịu nhẹ trong ánh nắng thu hanh vàng tạo nên một hương vị rất đỗi bình yên. Khi nhìn từ xa, ruộng bậc thang như một bức tranh thiên nhiên với vẻ đẹp hút hồn với màu sắc thay đổi theo mùa, đặc biệt khi lúa chín những thửa ruộng khoát lên mình một bộ cánh vàng óng ả vô cùng mỹ nhiều. Những con kè bao quanh những bậc thang này trông giống như những sợi chỉ được người họa sĩ xếp một cách mềm mại.
Bình Liêu mùa lúa chín không hùng vĩ ngút tầm mắt như những thửa ruộng bậc thang ở Tây Bắc. Những thửa ruộng lúa Bình Liêu trải dài dưới những thung lũng, ôm lấy sườn đồi quanh co hoặc xen đá, vô cùng nên thơ. Chính vẻ đẹp bình dị và mộc mạc này đã níu chân biết bao du khách khi đi ngang qua đây.
Những lễ hội được tổ chức ở Bình Liêu mùa lúa chín
Cùng với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của ruộng bậc thang mùa lúa chín, ở đây còn có cả văn hóa truyền thống đặc sắc, các lễ hội được tổ chức vào mùa lúa chín của cộng đồng các dân tộc sinh sống ở Bình Liêu.
Lễ Hội mùa vàng Bình Liêu
Lễ Hội Mùa vàng Bình Liêu, được tổ chức hằng năm vào tháng 11, khi bắt đầu vào mùa gặt. Lễ hội được tổ chức nhằm ăn mừng một vụ lúa mới, và giới thiệu nét đẹp văn hóa, thu hấp khách du lịch đến Bình Liêu.
Trong những ngày tổ chức lễ hội có rất nhiều hoạt động hấp dẫn sẽ được tổ chức, như: Gặt lúa trên ruộng bậc thang, thi chạy, kéo co, đánh quay, đẩy gậy, ném còn, giải leo núi chinh phục đỉnh núi Cao Xiêm… Xã Lục Hồn được lựa chọn là địa điểm chính diễn ra các hoạt động trong ngày hội.
Lễ mừng cơm mới
Lễ mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Tày để bà con ăn mừng một mùa bội thu. Du khách khi đến thăm lễ hội này sẽ có cơ hội ăn cơm mới thu hoạch, được tham gia các trò chơi dân gian vô cùng hấp dẫn.
Ngoài những trải nghiệm thú vị kể trên, bạn còn có cơ hội thưởng thức những điệu hát then, đàn tính (người Tày), hát Sóong Cọ (người Sán Chỉ), hát Dao, tắm lá thuốc… tắm lá thuốc vô cùng thú vị nữa đấy.
Ngắm lúa chín Bình Liêu ở đâu?
Lúa chín ở Bình Liêu nằm rải rác nhiều nơi trên huyện, tuy nhiên để ngắm lúa chín đẹp nhất là ở các địa điểm sau:
- Các bản Khe O, Cao Thắng, Ngàn Pạt (xã Lục Hồn), nằm ở sườn tây núi Cao Xiêm, cách Quốc lộ 18C khoảng trên 3km.
- Bản Sông Moóc và Khe Tiền (xã Đồng Văn), nằm ở sườn nam của dãy núi Phiêng Chè, cách trung tâm xã Đồng Văn khoảng trên 3km.
- Bản Ngàn Cậm, Cao Sơn, xã Hoành Mô (Lên Ngàn Cận ngay gần suối con rắn).
- Xã Húc Động – Khu vực đường đi thác Khe Vằn.
Bình Liêu mùa lúa chín đi mùa nào đẹp nhất?
Mùa lúa chín Bình Liêu rất đẹp và kiêu kỳ những không phải đi mùa nào cũng có. Khác với vùng đồng bằng hàng năm trồng vài vụ, ở vùng núi mỗi năm chỉ có một vụ lúa. Thông thường vào tháng 4 và tháng 5 khi người dân địa phương nơi đây mới bắt đầu làm đất để gieo sạ. Ruộng bậc thang sau khi gieo sạ khoảng 1 tháng sẽ bắt đầu phát triển và đẻ nhánh, mặt ruộng bậc thang sáng lấp lánh như một tấm gương phản chiếu sự tương phản của màu nâu đỏ của đất, màu xanh thẳm của bầu trời và màu xanh của mạ non.
Tuy nhiên, vào thời điểm lúa chín thì ruộng bậc thang là đẹp nhất. Lúa chín vào khoảng cuối tháng 10 đầu tháng 11. Khi đến đây bạn sẽ mê mải với khung cảnh của mùa lúa chín, khi đó những thửa ruộng bậc thang đã được nhuộm một màu vàng óng ả bởi ánh nắng cuối thu.
Xem thêm danh sách tour du lịch Hà Nội – Bình Liêu giá siêu ưu đãi!
Đường đi đến ruộng bậc thang mùa lúa chín có khó không?
Có nhiều địa điểm để tham quan ruộng bậc tháng, nhưng khu vực có ruộng bậc thang đẹp nhất và đáng chú ý nhất chính là ở xã Lục Hồn. Từ đường cái đi vào chừng 30 phút bạn sẽ đặt chân tới các bản sát biên như: Cao Thắng – Khe O – Ngàn Pạt… Những bản này có ruộng bậc thang trải dài trong độ cao từ khoảng 300m tới hơn 600m ở sườn tây núi Cao Xiêm. Nhiều ruộng có bờ cao trên 1m với hình thù khác nhau uốn lượn theo sườn núi, sườn đồi. Đây là khu vực có ruộng bậc thang đẹp, tiêu biểu và cũng là nơi được lựa chọn cho không gian của các hoạt động trong Hội mùa vàng Bình Liêu hàng năm.
Nếu bạn muốn đến Pắc Phe thì bạn có thể đi bằng đường sau: Từ Lục Hồn, cách đường cái độ 5-10 phút đi xe là có thể ghé vào cầu treo đường đi Pắc Phe, ngắm dải lúa chín vàng dọc con suối.
Nếu bạn muốn chinh phục những cung đường hấp dẫn và cao hơn để ngắm mùa lúa chín thì bạn có thể lên các điểm cao như: Sông Moóc, Cao Sơn để cảm nhận rõ nhất không khí mát lành của mùa thu, nơi ánh nắng chan hòa nhuộm vàng rừng hồi quế, ngắm những thửa ruộng bậc thang đẹp nhất.
Một số lưu ý khi ngắm Bình Liêu mùa lúa chín
- Bạn nên lựa chọn thời gian đi phù hợp để có thể ngắm nhìn lúa chín ở Bình Liêu một cách trọn vẹn nhất.
- Bạn nên lựa chọn cho mình trang phục đơn giản để dễ di chuyển trong chặng đường đến các thửa ruộng bậc thang. Đừng quên mang theo cho mình một vài bộ cánh bánh bèo để chụp ảnh cùng những thửa ruộng bậc thang cực vàng rực bắt mắt nhé. Do lúa chín có màu vàng rất nổi bạn nên lựa chọn trang phục có màu trắng, đỏ để nổi bật hơn.
- Trong lúc tham quan, chụp hình lúa chín ở Bình Liêu bạn nên đi lại cẩn thận tránh tình trạng giẫm, đạp làm hư lúa của bà con.
- Không nên hái lúa để chụp hình, và ăn uống vứt rác lung tung trên các thửa ruộng.
- Nên thoa kem chống nắng và chống cô trùng khi thăm quan mùa lúa chín Bình Liêu.
Những cánh đồng lúa chín Bình Liêu hiện lên mộc mạc và yên bình với tiếng reo vui của người nông dân khi được mùa. Nét đẹp tự nhiên của mùa lúa chín hòa quyện cùng nét văn hóa lao động, uốn mình tinh tế như những nấc thang trời. Bình Liêu mùa lúa chín thật sự quá đỗi hấp dẫn và xinh đẹp, vì vậy đây là một địa điểm bạn không nên bỏ qua khi đến du lịch Bình Liêu.
Chia sẻ của khách hàng về Bình Liêu mùa lúa chín – Vẻ đẹp thơ mộng nao nức lòng người