Lễ hội Sapa – Khám phá những lễ hội vùng cao đặc sắc

Lễ hội Sapa – Khám phá những lễ hội vùng cao đặc sắc

Sapa là nơi tập trung rất nhiều các dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại mang những nét truyền thống văn hóa khác nhau tạo nên sự đa dạng trong các lễ hội Sapa. Thật không sai khi nói Sapa là vùng đất có nhiều lễ hội nhất trên cả nước. Cùng Khát Vọng Việt khám phá sự độc đáo ở từng lễ hội trong một năm tại thị trấn sương mù này ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Mùa xuân với các lễ hội truyền thống

Nếu bạn không biết thời điểm tốt nhất để du lịch Sapa là khi nào, nếu bạn đang do dự giữa một Sapa tuyệt đẹp vào mùa hè với những ruộng bậc thang Sapa nắng vàng, một Sapa lãng mạn vào mùa thu với thời tiết hoàn hảo và phong cảnh Sapa tuyệt đẹp, hay một Sapa huyền bí vào mùa đông với tuyết và cảnh quan độc đáo, vậy thì tại sao bạn không thử đi tàu Hà Nội – Sapa vào thời điểm tuyệt vời nhất trong năm, mùa xuân, thời gian của rất nhiều lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Sapa. Hãy cùng đến với Sapa mùa lễ hội.

Gầu Tào – Lễ hội mùa xuân của dân tộc Mông

Thời gian diễn ra lễ hội: từ ngày mồng 1 đến 15 tháng Giêng Âm lịch.

Lễ hội Gầu Tào tại Sapa

Lễ hội Gầu Tào tại Sapa

Gàu Tào theo tiếng H’Mông nghĩa là chơi ngoài trời, đây là hội lớn nhất trong năm của H’Mông. Người Mông ở Tây Bắc và Sapa tổ chức lễ hội Gàu Tào vào một ngày đẹp trời tháng 1 hàng năm để cầu may mắn cho các cặp vợ chồng không có con hoặc có con cháu bị ốm. Chủ nhà sẽ tổ chức cúng thần núi và xin làng đứng ra tổ chức. Lễ hội được tổ chức trên một khoảng đất đồi trống trải rộng rãi phù hợp với việc đi lại của mọi người.

Đời sống văn hóa và tinh thần của người dân tộc thiểu số rất đa dạng và phong phú với nhiều nét đặc sắc. Cùng với những tập quán về sinh hoạt, ăn ở, chăn nuôi… thì đời sống tinh thần và tâm linh cũng được họ rất coi trọng. Điều này thể hiện qua văn hóa lễ hội Sapa.

Gàu Tào được tổ chức để cảm tạ trời đất, thần núi phù hộ ban cho dân bản sức khỏe, cầu phúc, cầu lộc cho mọi người, tạ ơn đã ban cho một mùa màng bội thu, gia súc đầy chuồng… Lễ hội là nơi mọi người cùng vui chơi trước khi bắt đầu vào một mùa vụ mới.

Thường sẽ có 1 gia đình hoặc 1 dòng họ đứng ra tổ chức. Trước đó một người trong gia đình sẽ làm một cây nêu dựng trên chỗ cao nhất của bãi đất để báo cho mọi người biết năm nay sẽ tổ chức lễ hội. Gia chủ sẽ làm lễ cúng dưới gốc nêu. Sau khi làm lễ xong thì mọi người tham gia các trò chơi.

Lễ hội mùa xuân này thu hút rất nhiều người dân Mông trong khu vực, đặc biệt là những người đàn ông và phụ nữ trẻ chưa lập gia đình hát giao duyên hoặc tham gia các trò chơi truyền thống như đẩy gậy, bịt mắt bắt dê, bắn nỏ và leo núi. Lễ hội mùa xuân Gàu Tào của dân tộc H’Mông ở Sapa diễn ra dưới chân núi Fansipan Sapa ở Tà Giang Phin.

Roóng Poọc – Lễ hội xuống đồng của dân tộc Dáy ở Tả Van

Thời gian diễn ra lễ hội: ngày Thìn tháng Giêng Âm lịch.

Lễ hội xuống đồng ở Sapa được coi là kết thúc một tháng vui chơi (tháng Tết), bắt đầu một năm lao động, đây cũng là lễ cúng thần cai quản địa bàn, cầu cho một năm mới mưa gió thuận hòa, cây cối tươi tốt, chăn nuôi thuận lợi, gia đình mạnh khỏe.

Tuy là lễ hội của người Dáy nhưng những năm trở lại đây đã thành lễ hội lớn chung của tất cả đồng bào xung quanh thung lũng Mường Hoa. Khu vực mở hội là vùng đất rộng bằng phẳng gần suối Mường Hoa cũng được coi là dòng suối đẹp nhất ở Sapa. Một cây cao và to được chọn từ núi Hoàng Liên dựng lên ở vùng đất trung tâm của lễ hội trên có treo một vòng được gọi là vòng tròn mặt trời. Nó chỉ được gỡ bỏ khi lễ hội kết thúc.

Lễ hội xuống đồng nhộn nhịp

Lễ hội xuống đồng nhộn nhịp

Người đứng đầu làng và các chức sắc làng Tả Van sẽ chuẩn bị đồ cúng gồm vải, trứng,  măng, bạc trắng và 6 quả còn của các cô gái chưa chồng. Lễ cúng là để cảm ơn trời và các vị thần đã mang lại thịnh vượng và hạnh phúc cho tất cả mọi người trong năm qua, cầu nguyện cho bình an trong năm mới.

Sau đó là chương trình vui chơi của thanh niên nam nữ ở làng Tả Van biểu diễn gần cây để phục vụ người dân địa phương và du khách. Lễ hội cũng có các trò chơi dân gian truyền thống như ném còn vào vòng tròn, bắt dê trong khi bịt mắt và đi cầu tre qua suối luôn thu hút mọi người tham gia. Kết thúc lễ hội là một cuộc thi cày ruộng giữa những người lao động giỏi nhất. Trưởng làng sẽ làm lễ hạ cột còn. Mọi người cùng thưởng thức những mâm lễ cúng.

Hát giao duyên – lễ hội ca hát của dân tộc Dao Đỏ ở Tả Phìn

Thời gian diễn ra lễ hội: tháng Giêng.

Tả Phìn là một điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch đến Sapa vì nơi đây sở hữu một ngôi làng thổ cẩm lộng lẫy. Vào mùa xuân, lễ hội ca hát giao duyên được tổ chức và tham gia bởi những chàng trai chăm chỉ và những cô gái giỏi làm váy cưới, các sản phẩm thổ cẩm làm món quà Sapa vô cùng ý nghĩa dành tặng người thân của bạn.

Thông qua lễ hội, thanh niên nam nữ trở thành chồng và vợ. Tham dự lễ hội ca hát mùa xuân, du khách còn khám phá phong tục độc đáo của người Dao đỏ. Ngoài ra du khách còn có thể tự mình tham gia các trò chơi như: đi cầu tre qua suối, leo cột lấy quà, chạy leo núi…

Hãy cùng đến với Sapa và nhớ tham gia các lễ hội truyền thống ở Sapa để khám phá những phong tục độc đáo. Kinh nghiệm du lịch Sapaphong cảnh ngoạn mục nơi này cũng là một điểm đến không thể bỏ lỡ.

Mùa hè – Lễ hội của các loài hoa

Lễ hội hoa đỗ quyên

Thời gian diễn ra lễ hội: tháng 4 đến tháng 5.

Hoa đỗ quyên, một loài hoa đặc trưng của Sapa. Lễ hội hoa đỗ quyên ở Sapa được tổ chức vào tháng 4 và đến ngày 21 tháng 5 tại khu du lịch Sun World Fansipan nhằm giới thiệu văn hóa độc đáo của người dân tộc thiểu số ở Sapa cho khách du lịch trong và ngoài nước.

Du lịch Sapa 2 ngày đến đây vào mùa này du khách có thể ngắm nhìn những rặng hoa đỗ quyên phủ kín triền núi. Nhìn từ cáp treo Sapa xuống, những bông hoa như dệt thành tấm vải lớn rực rỡ tô điểm cho núi rừng. Với hàng nghìn cây đỗ quyên đủ chủng loại, màu sắc đã tạo nên một cảnh sắc khó quên cho du khách. Những cây đỗ quyên cổ được hấp thụ tinh hoa của trời đất qua hàng trăm năm bất chấp giá lạnh vươn mình khoe sắc.

Mùa hoa đỗ quyên khoe sắc tuyệt đẹp

Mùa hoa đỗ quyên khoe sắc tuyệt đẹp

Vượt qua hàng nghìn mét, đến với đỉnh Fansipan chúng ta lại bắt gặp những đóa đỗ quyên vẫy chào trong gió. Đứng tại nóc nhà Đông Dương ngắm hoa, cảm giác sẽ rất khác biệt.

Trong lễ hội, du khách có thể trải nghiệm Chợ tình Sapa – nét văn hóa độc đáo của người dân tộc Mông Sapa. Ngoài ra còn có một số lễ hội đường phố với các màn trình diễn nghệ thuật dân gian: lễ cưới của người Dao, lễ đón mừng năm mới của người Tày và lễ đón năm mới của người Dáy.

Các điểm nổi bật khác bao gồm: lễ hội trên mây tại khu du lịch sinh thái Hàm Rồng trên núi Hàm Rồng với các buổi trình diễn nghệ thuật địa phương, các cuộc thi thể thao dân tộc truyền thống, trình diễn văn hóa đặc sản Sapa với chủ đề phiên chợ vùng cao, triển lãm ảnh về Sapa giữa những đám mây trắng, lễ hội Làng Mèo với các trò chơi dân gian, thủ công mỹ nghệ truyền thống của người Mông.

Mùa thu – Lễ hội du lịch

Thời gian diễn ra lễ hội: tháng 7.

Sapa có lẽ chưa bao giờ hết gây thương nhớ trong lòng du khách. Mùa thu với những thửa ruộng bậc thang vàng óng làm bừng sáng cả Sapa. Lịch trình du lịch Sapa 3 ngày 2 đêm bạn đừng bỏ lỡ lễ hội mùa thu độc đáo nơi đây nhé!

Người đứng đầu bản đang thực hiện nghi lễ cúng trong lễ hội

Người đứng đầu bản đang thực hiện nghi lễ cúng trong lễ hội

Lễ hội mùa thu thường được tổ chức vào tháng 7 hàng năm, do UBND huyện đứng ra chỉ đạo. Trong khuôn khổ lễ hội diễn ra rất nhiều sự kiện văn hóa, hoạt động vui chơi nhằm thỏa mãn nhu cầu thưởng ngoạn của du khách. Tại đây bạn có thể tham gia nhiều chương trình giao lưu về con người, ẩm thực… của những đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn Sapa.

Lễ hội mùa đông

Thời gian diễn ra lễ hội: tháng 11.

Năm nào cũng vậy, UBND huyện cũng tổ chức lễ hội mùa đông Sapa như một hoạt động thường niên nhằm thu hút du khách đến đây, kích cầu du lịch.

Lễ hội mùa đông độc đáo

Lễ hội mùa đông độc đáo

Lễ hội được tổ chức hoành tráng nhằm khơi gợi niềm tự hào, sự đoàn kết dân tộc giữa các dân tộc sinh sống trên địa bàn  Sapa. Đồng thời cũng muốn mang hình ảnh của thị trấn sương mù đến với du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt Sapa là địa phương duy nhất trên cả nước mùa đông giá lạnh có thể thấy tuyết rơi. Lễ hội tuyết được tổ chức cùng các hoạt động nghệ thuật biểu diễn nhất định sẽ đem lại sự mới lạ cho mọi người.

Ngoài ra lễ hội nhảy lửa của đồng bào dân tộc Dao hay ẩm thực truyền thống của đồng bào các dân ở vùng Tây Bắc cũng thu hút được sự quan tâm của du khách.

Sapa là một thị trấn ở vùng cao nguyên, một vùng đất khiêm nhường và lặng lẽ nhưng ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu của cảnh quan thiên nhiên. Những nét đẹp văn hóa của người dân nơi đây được gìn giữ nguyên vẹn mà ta thấy qua từng lễ hội. Đến đây và cùng tham gia các lễ hội để thấy yêu thêm vùng đất tuyệt đẹp này nhé!

VÌ SAO KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN DU LỊCH KHÁT VỌNG VIỆT?

"Là người đam mê du lịch, với Tôi du lịch là cuộc sống, sứ mệnh của chúng Tôi là thiết kế và tổ chức những Tour du lịch có giá trị cao cho mọi khách hàng, giúp khách hàng có được những chuyến đi thực sự ý nghĩa, vui vẻ và bình an, giúp gắn kết tất cả các thành viên để mọi người hiểu nhau hơn và làm việc hiệu quả hơn"

Nguyễn Thanh Minh - CEO công ty du lịch Khát Vọng Việt.

Chia sẻ của khách hàng về Lễ hội Sapa – Khám phá những lễ hội vùng cao đặc sắc

Bình luận đã đóng.