Lâm Đồng nằm cuối dãy Trường Sơn – Nam Tây Nguyên, diện tích gần 10.000km2, dân số khoảng hơn 1.200 ngàn người. Với khí hậu quanh năm mát mẻ trong lành, và hệ sinh thái phong phú da dạng rất thuận lợi phát triển kinh tế.
Tại đây có hai vườn quốc gia khá nổi tiếng, đó là Nam Cát Tiên và Bi Đúp Núi Bà với khoảng 128 họ động vật và 2000 loài thực vật – là nơi cư ngụ của nhiều loài động thực vật quý hiếm, nằm trong sách đỏ thế giới. Để tìm hiểu và chiêm ngưỡng những loài thực vật, động vật quý hiếm này, quý khách có thể đến tham quan nghiên cứu tại Bảo tàng Đà Lạt Lâm Đồng.
Xem thêm: Xuất xứ tên gọi Đà Lạt
Là vùng đất tây nguyên, địa hình Lâm Đồng chủ yếu là cao nguyên và đồi núi, chiếm khoảng 80% diện tích tự nhiên, trong đó diện tích rừng chiếm khoảng 600.000 hécta với các loại rừng như rừng nguyên sinh, thứ sinh, rừng thưa… Rừng Lâm Đồng phân bố ở thượng nguồn các con sông, suối lớn của khu vực nên đóng vai trò quan trọng trong phòng hộ, phát triển du lịch sinh thái và là nơi tập trung nhiều loài gỗ quý hiếm đặc trưng của mảnh đất Nam Tây Nguyên.
Nhắc đến thảm thực vật Đà Lạt Lâm Đồng, chúng ta không thể không kể đến các loại Thông, Thông ở đây có 5 loại: Thông tre lá dài, Thông hai lá dẹt, Thông 5 lá, Thông 3 lá và Thông đỏ. Đặc biệt loại Thông đỏ ngoài tác dụng làm vật liệu xây dựng, làm chất đốt thì còn có công năng chữa bệnh ung thư, đó là chất toxol chiết từ lá của Thông đỏ. Bên cạnh đó còn có một số loại gỗ quý lấy tinh dầu làm nước hoa như Du sam, Re hương, Xá xị, Pơ mu. Các loại gỗ dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ như Trắc nghệ, Cẩm lai, Bách xanh, Bạch tùng…
Đà Lạt 3 ngày Xem ở đây
Rừng Lâm Đồng không chỉ có thảm thực vật phong phú đa dạng mà còn có nhiều loại động vật quý hiếm, được phân bố chủ yếu ở các rừng quốc gia như Cát Tiên, Bi Đúp Núi Bà…Đặc biệt rừng quốc gia Nam Cát Tiên là nơi cư ngụ của 40 loài động vật nằm trong sách đỏ thế giới và rừng Bi Đúp Núi Bà có 36 loài. Tại Bảo tàng Lâm Đồng hiện nay trưng bày giới thiệu một số họ động vật quý hiếm trên, như các loài động vật họ Chim gồm có : Chim chích chòe, Chim họa mi, Diều trắng, Diều hoa miến điện, Trĩ đỏ, Công, Gà rừng… Các loại động vật thuộc họ Chồn như Chồn bay, Cầy vàng, Cầy vòi hương, Cầy gấm…
Xem các tour Đà Lạt tại: https://dulichkhatvongviet.com/du-lich-trong-nuoc/du-lich-da-lat/
Trong đó, Chồn bay là loài động vật nằm trong sách đỏ thế giới. Thức ăn của nó là quả rừng, sống trong rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh. Di chuyển từ cây này qua cây kia bằng cách dương màng cánh da lượn trong không trung chứ không di chuyển bằng chân như những loài động vật họ Chồn khác. Các loài động vật thuộc họ linh trưởng có: Vượn đen bạc má, Khỉ đuôi lợn, Khỉ mặt đỏ, Khỉ đuôi dài, Voọc chà vá chân đen… Họ bò sát gồm các loại: Rắn nước, Rắn hổ mang, Rắn cạp nia, Trăn, Cá sấu…
Chia sẻ của khách hàng về Bảo tàng Lâm Đồng với thiên nhiên sinh động