Vào năm 968, sau dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh đã lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Tiên Hoàng đế, đặt tên nước ta là Đại Cồ Việt, chọn Hoa Lư làm kinh đô, đây là kinh đô đầu tiên của Nhà nước phong kiến tập quyền. Đinh Tiên Hoàng sở dĩ chọn Hoa Lư để định đô là bởi nơi đây có vị thế hiểm trở với hệ thống núi đá trùng điệp dựng thành tường thành, sông bao quanh làm hào có thế phòng thủ quân sự rất hữu ích. Bởi thế, Hoa Lư còn được người dân gọi là “kinh đô đá”.
Du lịch cố đô Hoa Lư Ninh Bình
Cách thủ đô Hà Nội khoảng 100 km về phía Nam, cố đô Hoa Lư nằm trên địa bàn xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình là một quần thể di tích lịch sử, văn hóa quốc gia đặc biệt quan trọng. Đây là kinh đô đầu tiên của Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam. Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời kinh đô về Thăng Long. Sau này, tuy các triều vua không còn đóng đô ở Hoa Lư nữa nhưng vẫn cho tu bổ và xây dựng thêm ở đây nhiều công trình kiến trúc như đền, chùa, đình, lăng, phủ…
Theo sử sách có để lại thì kinh đô Hoa Lư trước kia là 1 cung điện tráng lệ, rất nguy nga được những ngọn núi đá hình vòng cung bao bọc, cảnh quan núi non hữu tình, có hồ, đầm… tạo cho nơi đây có thế hiểm trở nhưng cũng rất hữu tình, mềm mại, mượt mà.
Trải qua biến cố của lịch sử, của thời gian hơn 10 thế kỷ thì cố đô Hoa Lư gần như bị đổ nát và hiện nay, quần thể di tích Hoa Lư chỉ còn gần 30 di tích, trong đó, 2 di tích tiêu biểu thu hút du khách đó là đền vua Ðinh và đền vua Lê. Xung quanh 2 đền này còn có một số đình và chùa cổ khác với số tuổi lên đến hàng nghìn năm tuổi cũng là một phần kiến trúc ở khu cung điện và đều có sức hút riêng.
Vào thời hậu Lê đã trùng tu, xây dựng lại đền vua Đinh, được xây theo kiến trúc “Nội công ngoại quốc”. Mặc dù đã đươc thời gian thử thách hơn 4 thế kỷ nhưng ngôi đền vẫn giữ được vẻ uy nghi vốn có, công trình: ngọ môn quan, núi Giả, vườn hoa, hồ sen, nghi môn nội, nghi môn ngoại. Đền có ba toà: tòa ngoài là khu vực bái đường, tòa giữa là Thiên Hương thờ tứ trụ triều đình và toà trong cùng thờ Đinh Tiên Hoàng ở khu vực chính điện, hai bên thờ ba hoàng tử. Lối đi, tường, trụ cột của ngôi đền đều được thời gian bao phủ lên đó tấm bọc rêu phong. Xung quanh đền đều là vườn cây trái xanh tươi. Trước cửa của đền chính đặt Long Sàng làm bằng đá bên cạnh là đôi nghê đá hai bên chạm khắc sống động, tinh xảo.
Cách đền vua Ðinh không xa là đền vua Lê, thờ vua Lê Ðại Hành. Lê Hoàn là một tướng giỏi, phò Vua Đinh dẹp loạn, sau khi Vua Đinh băng hà ông lên làm vua, lấy hiệu là Lê Đại Hành. Đền Lê đơn xơ và có quy mô nhỏ hơn đền Vua Đinh Trong đền có ba pho tượng: Hoàng đế Lê Đại Hành ở giữa, bên trái là hoàng hậu Dương Vân Nga và bên phải là vua Lê Long Đĩnh. Trong đền còn lưu giữ được nhiều dấu tích kiến trúc cổ, trạm khắc công phu, điêu luyện.
Phía trước đền vua Đinh, là núi có hình dáng giống cái yên ngựa, gọi là Mã Yên. Du khách đến đây leo lên 265 bậc là lăng mộ vua Đinh trên đỉnh núi. Lăng Đinh Tiên Hoàng được xây bằng đá màu xám, trên đỉnh núi, xung quanh có cây cối um tùm, tươi mát. Sau khi thắp hương tại Lăng, từ đây du khách có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng quần thể di tích Hoa Lư mà nhìn từ xa y như một bức tranh thủy mặc.
Nào cùng Công ty Du lịch Khát Vọng Việt đến với Hoa Lư chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính nơi đây, đặt Tour Hoa Lư – Tam Cốc 1 ngày giá rẻ.
Chia sẻ của khách hàng về Vẻ đẹp cổ kính của “Kinh đô đá” Hoa Lư