Nằm ở phía Tây Bắc của tổ quốc – Sapa là điểm du lịch hấp dẫn các du khách không chỉ trong nước mà còn cả du khách nước ngoài. Với nét đẹp tự nhiên hoang sơ vốn có và sự góp mặt của nhiều dân tộc thiểu số, Sapa như một bức tranh đa sắc màu.
Nếu từng đến Sa Pa, hẳn trong ký ức mỗi người vẫn còn ấn tượng về một mùa đông với sương mù bảng lảng giăng kín phố núi và gió rét bủa vây từng dãy phố – nhưng cũng không thể quên Mùa hè với những dải mây trắng Ô Quy Hồ vắt qua thung lũng, vờn bay vào tóc du khách; rừng samu xanh ngắt, vườn hoa rực rỡ, và bên đường thác nước tung bọt trắng xóa. Những điều kỳ thú đó đã giúp Sapa trở thành ” thủ đô” của miền Bắc vào mùa hè, khiến phiên chợ cuối tuần thêm nhộn nhịp, ủ tình yêu qua tiếng khèn, đàn môi, kèn lá của những chàng trai, cô gái Mông xuống núi. Hằng năm có rất nhiều tour Sapa từ Hà Nội về đây tham dự lễ hội này.
Trong khuôn khổ lễ hội diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn: Triển lãm ảnh nghệ thuật “Sắc màu Sa Pa”; Ngày hội văn hóa dân gian tại khu du lịch Hàm Rồng; Ngày hội văn hóa bản Mông Cát Cát; Lễ hội cấp sắc của người Dao đỏ; Hội thi khèn, sáo Mông; Tái hiện “Chợ tình Sa Pa”; Tour “Một ngày làm nông dân Sa Pa“… Lễ hội khai mạc vào tối 27-4 tại trung tâm thị trấn Sa Pa. Lễ hội trên mây Sapa thu hút rất nhiều lượt khách du lịch hằng năm.
Trong cái mát dịu và khô ráo hiếm hoi của đất trời Sa Pa đầu Hè, du khách tham dự lễ hội trên mây Sa Pa lại được chứng kiến “Lễ cấp sắc của người Dao đỏ” – một hoạt động lần đầu diễn ra trong các kỳ lễ hội trên mây Sa Pa nên nó đã trở thành điểm nhấn thu hút rất đông du khách đến với điểm du lịch Tả Van
Sapa 3 ngày siêu rẻ xem tại: https://dulichkhatvongviet.com/du-lich-sapa-3-ngay-4-dem-sieu-tiet-kiem/
Theo các bậc cao niên của dân tộc Dao, lễ cấp sắc là nghi lễ độc đáo và được lưu truyền hàng ngàn đời nay trong cộng đồng người dân tộc Dao đỏ ở Lào Cai. Người Dao quan niệm, lễ cấp sắc là một thủ tục không thể thiếu đối với người đàn ông. Chỉ những người được cấp sắc mới được coi là người đàn ông đã trưởng thành.
Lễ cấp sắc của người Dao có nhiều bậc, bậc đầu tiên là cấp 3 đèn và 36 binh mã; bậc thứ 2 là cấp 7 đèn và 72 binh mã; bậc cuối cùng là 12 đèn và 120 binh mã. Thời gian kéo dài từ 1 đến 5 ngày, gồm lễ trình diện, gia chủ mổ lợn, gà để cúng tổ tiên. Trước khi làm lễ cúng, các thầy cúng phải tẩy uế nhà cửa của người được cấp sắc, sau đó đánh một hồi trống mời tổ tiên về dự. Thầy cúng làm lễ khai đàn nhằm báo cáo với tổ tiên biết lý do của buổi lễ.
Xem thêm lễ hội Tết nhảy Sapa tại Đây
Chia sẻ của khách hàng về Về tham dự lễ hội trên mây Sapa