Có một ngôi làng mà những hình ảnh thân yêu gần gũi đã đã in sâu vào tiềm thức người Việt. Nơi ấy đẹp như một bức tranh yên bình, có những mái nhà tranh dưới những lũy tre xanh , có nhịp võng trưa hè cùng tiếng ru à ơi của mẹ , có câu dân ca mênh mang cùng đồng đất núi sông… Ngôi làng mang tên làng Sen vì luôn ngát hương sen; là quê hương của Bác Hồ kính yêu, người con ưu tú của dân tộc ! Cảnh vật ở làng đã vẽ nên bức tranh quê về không gian văn hóa lịch sử đặc sắc, níu giữ chân khách muốn ở lại lâu hơn mỗi lần về thăm.
Nội dung bài viết
3 Điểm cần biết khi tham quan khám phá Làng Sen Quê Bác
Mời bạn cùng xem video về làng sen thăm quê Bác:
Nguồn: Văn hóa Việt TV
Mái nhà tranh nơi Bác ở tại Nghệ An ???
Du lịch biển vào mùa hè không chỉ là khoảng thời gian nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng mà còn giúp mỗi thành viên có những giây phút thư giãn thoái mãi gắn kết bên nhau hơn. Đó có thể là khoảnh khắc nảy nở cho một mối tình. Đó có thể là sự khởi đầu đầy tốt đẹp của một tổ ấm gia đình. Và cũng có thể là hành trình mở ra cho một hợp đồng, một dự án mới đầy hứa hẹn và thành công dành cho các đối tác, các doanh nhân nhân, doanh nghiệp. Theo Afamily.vn
Nghệ An được xem là vùng đất ” địa linh nhân kiệt” nơi từng sinh ra nhiều bậc kỳ tài trong lịch sử và cũng là vùng đất luôn gắn liền với vận mệnh tổ quốc. Đặc biệt nơi đây chính là quê hương của Chủ tích Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Làng Sen thuộc xã Kim Liên , huyện Nam Đàn , tỉnh Nghệ An– mảnh đất miền Trung đầy nắng gió. Từ thành phố Vinh đi theo quốc lộ 46 khoảng 15km là tới làng Sen , quê Bác. Cũng chính nơi đây, hơn nửa thế kỷ trôi qua, không biết có bao nhiêu bước chân của những người con quê hương Việt Nam tìm đến với niềm thành kính và sự xúc động sâu xa trong tâm hồn mình. Đây cũng chính là 1 trong 4 di tích quan trọng bậc nhất cả nước về vị chủ tích kinh yêu của dân tộc và cũng là niềm tự hào của người dân xứ Nghệ.
Nghệ An – mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, nơi sinh ra rất nhiều bậc kì tài trong lịch sử. Du lịch Nghệ An thường được nhắc đến nhiều với các địa danh, danh lam thắng cảnh như: Cửa Lò, hang Thẩm Ôn, hồ Thành, khu lưu niệm Phan Bội Châu… nhưng có lẽ nổi bật nhất là làng Sen – quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Theo Vntrip.vn
Thời gian nào đến quê Bác Hồ thì hợp lý ???
Đến quê Bác thì có thể đến bất kỳ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên nếu bạn tận thời gian nghỉ hè, kết hợp đi du lịch Nghệ An, Cửa Lò, Quê Bác là hợp lý nhất. Đặc biệt vào tháng 5 khi những cái nắng oi ả chiếu dài trên dải đất miền Trung, dọc trên con đường dẫn đến Kim Liên là những bóng mát của xà cừ xanh mướt, là những cánh đồng lúa chuẩn bị vào mùa thu hoạch. Và hình ảnh ấn tượng nhất là những đầm sen đang nở rộ khoe sắc nối dài. Chính vì thế, tháng 5 thật thích hợp để đến thăm vùng đất yên bình này.
Được đánh giá là một trong những di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia, khu di tích Kim Liên được Nhà nước Việt Nam đặc biệt chú trọng đầu tư trong nhiều năm qua. Hằng năm, khu di tích đón tiếp hàng triệu khách tham quan trong và ngoài nước tới viếng thăm. Theo Wikipedia.org
Hành trình đi như thế nào ? ?
Hành trình đến Nghệ An rất đơn giản, dễ dàng khi các phương tiện cùng hệ thống giao thông hiện đại. Từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều có các chuyến bay thẳng đến sân bay thành phố Vinh hoặc có thể chọn đi bằng tàu lửa xuống ga Vinh hay bị bằng xe khách. Đến đây bạn có thể đi taxi, thuê xe máy. Cũng có thể phượt bằng xe máy hay ô tô.
Bạn có thể tham khảo các tour du lịch Cửa Lò và về thăm quê bác Hồ tại đây: https://dulichkhatvongviet.com/du-lich-trong-nuoc/du-lich-cua-lo/
Ở Nghệ An cũng rất dễ dàng tìm được nơi nghỉ chân và ăn uống. Ở đây có rất nhiều từ nhà nghỉ bình dân có giá từ 200.000 đến những khách sạn 1 sao đến 3 sao giá rẻ cũng như những khách sạn 4 sao, 5 sao sang trọng. Sau khi thăm thú cũng có thể ghé các quán ăn, nhà hàng để thưởng thức những món ăn đặc sản nơi đây như bánh đa vừng đen, bánh ướt, nhút, mực, chịn xồm hay các món chế biến từ lươn, cháo lươn Vinh, cơm lam, tương Nam Đàn…
Xem video hành trình du lịch Cửa Lò – Nghệ An – Quê Bác do KAVO TRAVEL tổ chức:
Đợt vừa rồi, trong một hành trình đi du lịch Nghệ An quê Bác về xứ Nghệ, sau khi tắm biển, thư giãn tại bãi biển xin đẹp của lò, tạm biệt chuyến du lịch Cửa Lò đầy nắng gió và biển cả,chúng tôi tìm đến một nơi yên tĩnh nơi quê nội Bác Hồ để tránh cái nắng. Dẫu đã qua cả thế kỷ , vạn vật đổi thay nhưng những hình ảnh xưa cũ của làng Sen quê Bác gắn liền thơ ấu của Bác vẫn được cất giữ đến bây giờ như một miền ký ức đẹp và là tấm gương cho mọi những thế hệ.
Bước tới đầu làng, du khách sẽ nhìn thấy một hồ sen lớn, cứ độ về hè hương sen tỏa thơm mát cả một vùng, trong cái ngày hè oi ả, búp sen như góp phần làm dịu đi cơn nóng và mang đến một làn không khí tươi mát của làng quê.
Qua hồ sen một khoảng là đến giếng Cốc , một cái giống đất đơn sơ trông giống như cái ao nhỏ, nơi đây thuở còn thơ ấu Bác Hồ thường ra lấy nước, vui chơi cùng bạn bè.
Khi xưa ngôi nhà Bác Hồ sống cùng gia đình là ngôi nhà tranh của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc- thân phụ Bác , nơi gắn bó với thơ ấu của Bác Hồ , cũng là khởi nguồn cho một tinh thần yêu nước và tư tưởng lớn lao của người anh hùng dân tộc sau này. Đó là một ngôi nhà gỗ 5 gian , lợp mái tranh , bé nhỏ , mộc mạc , Đơn giản dưới màu xanh của vườn cây và những bóng tre.
Đây là nơi ở chính của cả nhà Người ở, kế bên là nhà ngang sử dụng làm nhà bếp. Cả hai nếp nhà đều thấp , nhỏ bé ,tiêu biểu cho những nếp nhà ở làng quê nông thôn Việt Nam , với vì kèo gỗ , với mái hiên cùng những tấm giại- liếp; với cổng ngõ khoảng sân phía trước – gắn liền với không gian rộng rãi của thiên nhiên.
Hai gian nhà phía ngoài là nơi đặt giường thờ và là nơi tiếp khách- đàm đạo chuyện thế sự của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Gian thứ ba là nơi ở của bà Nguyễn Thị Thanh- chị cả của Bác Hồ. Hai gian còn lại là nơi nghỉ và sinh hoạt của cả gia đình. Ở gian thứ tư có kê bộ phản gần cửa sổ là nơi cụ Phó bảng thường nằm đọc sách. Gian thứ năm kê bộ phản là nơi nghỉ của hai phụ tử Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung ( tức Bác Hồ ).
Dù đã đỗ đạt song Nhà ở cụ Phó bảng vẫn sống thanh đạm. Phần nhiều các đồ đạc trong nhà đều do dân làng tặng , những kỷ vật tới giờ được gìn giữ hầu như nguyên vẹn. Ngôi nhà của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã gắn bó với một thời kì quan trọng đầy ý nghĩa thời niên thiếu của cuộc thế Bác Hồ từ năm 11- 16 tuổi. Ngôi nhà là những ân tình làng xóm quê hương , là nơi chứng kiến quá trình học tập , trưởng thành; là nơi ghi dấu cảm xúc đi đầu về lòng yêu nước và những nhận thức thời cuộc- bước tiền đề cho con đường cứu nước rồi đây của chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngôi nhà gianh lịch sử là cụm di tích quan trọng bậc nhất của Khu di tích lịch sử Kim Liên – được xây dựng từ những năm 60 thế kỷ trước , cùng nhiều hạng mục cấu trúc khác , được nâng cấp và tôn tạo nhiều lần.
Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn gửi thư cho nhiều nguyên thủ quốc gia khác trên thế giới kêu gọi công nhận nhà nước Việt Nam mới được thành lập cũng như tranh thủ sự ủng hộ nhưng không nhận được hồi âm. Theo Wikipedia.org
Tham quan khu di tích du khách có thể cảm nhận một cách đầy đủ hơn về một làng quê Việt Nam, một làng quê xứ Nghệ, được vào thăm những ngôi nhà hàng xóm thân thiết với gia đình Bác thời kỳ đó như: lò rèn Cố Điền; nhà cụ cử Vương Thúc Quý; nhà của cụ đồ nho; nhà của một lương y bốc thuốc Nam với dao cầu, thuyền tán và vườn cây thuốc quanh nhà, hay nhà một hộ nông dân vớ cuốc cày, chõng che, nồi đất, cối xay lúa, giã gạo… nhà thờ họ Nguyễn Sinh; nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm – ông nội của Bác; các di tích cây đa, giếng Cốc, sân vận động Làng Sen quê Bác; khu trưng bày các hiện vật, tài liệu và Nhà tưởng niệm Bác Hồ. Những cảnh quan và hiện vật quá đỗi thân thuốc, dung dị của lũy tre làng, đường đất nhỏ, se sợi, khung cửi, bờ dâu… cùng các hiện vật trong khu di tích, gắn liền với hình ảnh Bác Hồ, như vẫn còn đọng lại trong đó hơi ấm của Người.
Bạn đọc cũng quan tâm:
- làng sen quê bác
- nhà bác hồ ở nghệ an
- hình ảnh làng sen quê bác
- nhà sàn bác hồ ở nghệ an
- nghệ an quê bác
- giới thiệu về làng sen quê bác
- du lịch làng sen quê bác
Chia sẻ của khách hàng về Về làng Sen – Nghệ An thăm mái nhà tranh quê Bác