Trận chiến Vị Xuyên Hà Giang 1984 – sự kiện lịch sử Hào Hùng của dân tộc

Trận chiến Vị Xuyên Hà Giang 1984 – sự kiện lịch sử Hào Hùng của dân tộc

Trận chiến Vị Xuyên Hà Giang 1984 -1989 đã đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc ta, thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất của cả một dân tộc anh hùng. Giai đoạn tháng 4/1984 – 5/1989 mặt trận Vị Xuyên là điểm chính diện cho cuộc chiến tranh biên giới.

Tháng 2/1979 Trung Quốc đồng loạt tấn công vào biên giới 6 tỉnh phía Bắc nước ta. Với 30 ngày đêm chiến đấu ác liệt của đồng bào dân tộc 6 tỉnh biên giới phía Bắc và đội ngũ lực lượng vũ trang tại chỗ đã đánh bại “chiến thuật biển người, thọc sâu phá hoại” buộc quân đội Trung Quốc phải rút khỏi Việt Nam vào ngày 18/3.

Vận chuyển vũ khí, đạn dược lên biên giới

Vận chuyển vũ khí, đạn dược lên biên giới

Tuy nhiên, Trung Quốc không hoàn toàn rút quân và vẫn duy trì lực lượng ở khu vực biên giới nước ta. Tháng 4/1984 súng nổ không ngừng tại khu vực biên giới hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Quân đội Trung Quốc dùng cả bộ binh và pháo binh tấn công chiếm một số cứ điểm quan trọng của ta. Quân địch tập trung binh và hỏa lực thay phiên nhau tấn công hướng quân khu 2, trọng điểm là khu vực Vị Xuyên và Thanh Thủy. Trung Quốc dùng máy bay, biệt kích luồn sâu sang lãnh thổ Việt Nam kết hợp pháo cối mật độ lớn tấn công các khu vực trọng điểm như cao điểm 685, Cô Ích, đồi Đài, Cót Ép, khu 4 hầm.

Từ ngày 2/4 – 27/4/1984 Trung Quốc tiến hành bắn phá lớn trên 6 tỉnh biên giới nước ta với 28000 viên đạn pháo. 5 giờ sáng ngày 28/4/1984 tại khu vực Vị Xuyên, quân Trung Quốc được chi viện 12000 viên đạn pháo tấn công vào trận địa phòng ngự của ta ở phía tây sông Lô. Với sự chênh lệch lực lượng và vũ khí thì phía Trung Quốc đã chiếm được các điểm tựa 772, 1509, 685, bình độ 300 – 400, 226 vào ngày 30/4/1984. Quân đội ta phải rút lui xuống vị trí thấp hơn để chiến đấu và bảo toàn lực lượng.

Quân ta chiến đấu quyết liệt bảo vệ các cứ điểm

Quân ta chiến đấu quyết liệt bảo vệ các cứ điểm

Ngày 30/4/1985, trên hướng mặt trận Yên Minh điểm tựa 1250 do tiểu đoàn 3 huyện Yên Minh bảo vệ đã bị Trung Quốc đánh chiếm. Trong suốt giai đoạn từ 28/4 đến 16/5/1984 Trung Quốc lần lượt chiếm đóng trái phép nhiều vị trí trên lãnh thổ nước ta như khu vực 1509, 772, 685, 233, 226, 1030 thuộc khu vực Vị Xuyên và 1250 của Yên Minh.

Trước giai đoạn khó khăn và thách thức trên thì Bộ tư lệnh Quân khu 2 quyết định nhanh chóng xây dựng trận địa và cũng cố lực lượng ngăn chặn địch và từng bước giành lại các điểm cao bị chiếm đóng. Ngày 11/6/1984 bộ đội ta tổ chức đánh địch ở điểm 233 và 685 nhưng thất bại. Rạng sáng ngày 12/7/1984 quân ta tấn công trên cả 3 hướng nhưng đều thất bại. Cả 3 trung đoàn bộ binh đều bị tổn thất to lớn do công tác chuẩn bị chưa được chu đáo, đánh giá đối phương chưa đúng.

Rút kinh nghiệm từ những trận đánh trước quân ta dùng 4 tháng để chuẩn bị và quân khu 2 quyết định dùng sư đoàn 313 và 356 mở chiến dịch giành lại cao điểm 685 và 300-400 với cách đánh sử dụng bộ binh kết hợp đặc công có hỏa lực pháo binh chi viện mạnh từng bước bao vây, chia cắt lấn sát. Sau hai tháng liên tục chiến đấu quân ta đã chiếm lại một số chốt, hình thành thế phòng ngự xen kẽ chặn địch ở Đồi chuối, đồi Cô Ích, đồi Đài, A4, A21, Cót  Ép, khu C và một phần của cao điểm 685.

Những phút giây nghỉ ngơi hiếm có trên mặt trận Vị Xuyên

Những phút giây nghỉ ngơi hiếm có trên mặt trận Vị Xuyên

Từ ngày 27-30/5/1985, sau khi thay quân thì phía Trung Quốc tấn công vào các điểm tựa của ta ở đồi Đài, đồi Cô Ích, bình độ 1100 ở phía Tây sông Lô nhưng đều được đẩy lùi. Tháng 10 và tháng 11 năm 1986 Trung Quốc tấn công vào khu vực bờ Bắc suối Thanh Thủy nhưng thất bại. Giai đoạn từ 5-7/1/1987 với lực lượng pháo binh chi viện địch tấn công 13 điểm tựa của ta ở cả đông và tây sông Lô nhưng đều bị quân ta ngăn chặn ngay trước quận địa.

Trong suốt giai đoạn 1985 – 1987 Trung Quốc mở nhiều đợt tấn công nhưng đều bị bộ binh và pháo binh của ta ngăn chặn, đẩy lùi. Sau 5 năm chiến đấu, quân ta đã phá hủy 200 khẩu pháo cối, 170 xe vận tải, nhiều kho tàng trận địa và bắt sống 325 tù binh, thu giữ nhiều trang bị, vũ khí của quân địch.

Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

10 năm chiến đấu trên mảnh đất Vị Xuyên hơn 4000 bộ đội của ta đã hy sinh, hàng ngàn người bị thương, hơn 2000 liệt sĩ chưa tìm được hài cốt. Hiện nay, nghĩa trang Vị Xuyên hiện có 1797 ngôi mộ liệt sĩ và 1 mộ liệt sĩ tập thể cùng 330 mộ liệt sĩ chưa xác định thông tin. Chính vì vậy, ngày 12/7 hằng năm được coi là ngày giỗ trận chung cho những anh hùng đã nằm lại núi đồi Vị Xuyên – ngày mở đầu cho chiến dịch mang mật danh MB-84 phản kích để lấy lại những điểm cao mà Trung Quốc đánh chiếm.

>>Du lịch Khát Vọng Việt gợi ý cho bạn một số lịch trình khám phá Hà Giang:

VÌ SAO KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN DU LỊCH KHÁT VỌNG VIỆT?

"Là người đam mê du lịch, với Tôi du lịch là cuộc sống, sứ mệnh của chúng Tôi là thiết kế và tổ chức những Tour du lịch có giá trị cao cho mọi khách hàng, giúp khách hàng có được những chuyến đi thực sự ý nghĩa, vui vẻ và bình an, giúp gắn kết tất cả các thành viên để mọi người hiểu nhau hơn và làm việc hiệu quả hơn"

Nguyễn Thanh Minh - CEO công ty du lịch Khát Vọng Việt.

Chia sẻ của khách hàng về Trận chiến Vị Xuyên Hà Giang 1984 – sự kiện lịch sử Hào Hùng của dân tộc

Bình luận đã đóng.