Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.
Nếu đi từ Hà Nội thì mất chừng chừng 2 tiếng chạy xe hơi. Nếu bạn từ trong Nam ra thì nên đi 2 ngày để có thể đi hết được các chùa chiền hang động. Mà không có người nhà đi cùng thì nên qua 1 công ty du lịch uy tín chuyên tổ chức các tour đến đây. Công ty Du lịch Khát Vọng Việt là đơn vị lữ hành chuyên tổ chức tour du lịch chùa Hương uy tín, dịch vụ tốt, giá phải chăng. Liên hệ 0962.70.5533 * 0934.507.489 để được tư vấn và có giá tour tốt nhất!
Nội dung bài viết
Kinh nghiệm du lịch chùa Hương khách hàng chia sẻ
Chùa Hương là chùa mà người Miền Bắc đi nhiều nhất vào Hội chùa Hương thì đông khủng khiếp thuyền san sát như lá tre khắp 1 đoạn suối yến dài cả km , trèo lên động thì có lúc còn tắc cả đường. Trong động Hương Tích có 2 hòn nhũ đá người ta gọi là Núi Cô , Núi Cậu mà nghe đồn là ai muốn cầu Cô hay Cậu thì sắm lễ cầu xin , cúng tiền công đức cho chùa rồi xoa đầu Cô hay Cậu thì Cô Cậu sẽ về đầu thai. Đi chùa Hương khoảng 2 ngày thì mới đi đủ các chùa đền được , đi 1 ngày thì chỉ trèo nhăm nhăm tới động Hương Tích là hết thời gian , không ngắm nghía được gì nhiều lại mệt nữa. Giờ có cáp treo nên đi nhanh hơn, nhưng đi xin xỏ đức Phật thì phải leo bộ nó mới…. chính quả (ăn mày thì trông nó phải lếch thếch thì người ta mới thương).
Nếu quyết tâm leo núi chứ không đi cáp treo thì nên mua đôi dép lê tổ ong chứ đừng đi giầy thể thao , giầy da hay các thể loại xăng đan , giầy dép cao gót thì tối kị rồi. Vi nếu đi giầy xịn quá mà gặp hôm trời vừa mưa xong thì chỉ có nước buôc giầy lên cổ để leo thôi. Trên đoạn đường đầy gian nan để lên động Hương tích sẽ có rất nhiều hàng quán 2 bên đường vẫy gọi: vào đây nghỉ chân em..v.vv.. đừng có dại mà ghé mông ngồi xuống trước khi hỏi giá nhé. 10 phút nghỉ chân + 1 cốc nước có khi bị làm giá trên dưới trăm ngàn đấy.
Khi leo núi thì không được nghỉ , cứ cắm mặt vào mông nhau mà đi (vì đông quá). Các hàng quán 2 bên đường mời chào, mặc. Tiếng ca thán của bè lũ đằng sau vì mệt, cũng mặc. Chỉ những đoạn đường nào rộng thì đứng tại chỗ nghỉ 5′, cấm ngồi. Vì cứ ngồi nghỉ 1 lúc là sẽ không muốn đi, nếu tiếp tục đi thì sẽ uể oải, mệt hơn rất nhiều và lại muốn nghỉ nữa. Tốt hơn cả là cứ đi 1 mạch lên đến nơi rồi nghỉ luôn 1 thể. Mà đúng là cái cảm giác đi 1 mạch, mỏi nhừ, khi lên đên nơi nhìn thấy cả 1 cái động hoành tráng nó mới sướng làm sao, khác hẳn cảm giác ngồi cáp treo đấy nhé.
Ngày 16 âm vừa rồi (tức là ngày kế tiếp của rằm, lại trùng vào một ngày chủ nhật đẹp trời) em và cả gia đình đi tham quan chùa Hương. Nhà em tính đến năm nay đi chùa Hương được 20 năm rồi, cơ mà thấy dân tình đi chùa ngày càng không có ý thức. Càng đông thì càng không mấy ý thức. Hồi trước chưa có cáp treo thì đi bộ lên chùa, phải nói là người người chen nhau, có người ngã mà không đứng lên được vì ai cũng chỉ mải mê giành chỗ cho mình.
Đến giờ có cáp treo rồi thì lại chen đằng cáp treo. Năm trước cũng thế mà năm nay cũng rứa. Năm trước em đi còn có người bị chen đến ngất đi cơ. Năm nay đứng xếp hàng đến chùn chân mỏi gối mãi không tới lượt, đang ngán ngẩm quá thì tự dưng thấy ùn ùn lên rồi mặt mũi tối sầm lại, rồi như là bị sóng cuốn, đến lúc kịp hiểu ra thì bị bắn ra ngoài rồi, thì ra mọi người chờ không được thế là phá hàng aloxo. Rồi đến cả chuyện cúng bái nữa chứ, chen lấn xô đẩy, không khác gì ở chợ. Đi chùa để tâm thanh thản mà em thấy mệt quá. Chùa Hương nên chọn mùa hè mà đi: cảnh đẹp, suối Yến rất trong và nhiều nước. Ít khách cúng lễ dễ dàng nếu thành tâm thì lúc nào dâng hương cũng được. Người đông nên cũng phải cẩn thận nạn móc túi, trộm cắp.
Còn đây là lời khuyên thêm , nên tìm văn phòng tour mà đi , có rất nhiều VP ở HN làm du lịch chùa hương . Đi chùa Hương mà tự mò đi , lơ ngơ dễ ăn chém lắm. Các dịch vụ ở chùa Hương chặt khách dữ lắm , hay bắt nạt khách đi lẻ. Ví dụ sinh động đây : Dừa (không làm giá trước)- 40 k/quả ; nước mía -10k/cốc; đò suối Yến – Hương Tích , không làm giá cẩn thận 2 chiều có thể sẽ phải trả tiền 2 lần ( đi vào rồi bỏ bom khách , mất tiền thêm để thằng khác trở ra). Đi với hội làm tour thì yên tâm vì đã khoán cả rồi
Còn nữa , nếu đi 2 ngày thì nên hỏi công ty du lịch thuê khách sạn chùa hương ở ngoài bến Đục , để sáng sau đi đò vào sớm thì mới kịp thời gian leo lên động Hương Tích và có thời gian thủng thẳng vãn cảnh. Đến cái chùa gì ở ngoài mà người ta bảo phải vào lạy trước giống như chào các phật con mới đến nơi í mà, người ta bảo em vào viết cái giấy gì để cúng í, em nói không biết viết tiếng Hán có bác kia viết giúp, em thấy viết có mấy chữ ah ( mà cũng chẳng biết viết có đúng không nữa vì em thấy như giun í) – 15k/tờ
Xong người ta tự động đưa mấy cái khay có bánh trên í cho bọn em vào lễ mà không cần biết bọn em có cần hay không, người ta cú bảo đã viết lá sớ rùi là phải lễ) nhìn thấy toàn bánh kẹo rẻ tiền thui em đoán giá nó chừng 30k, người ta bán lại cho mình chắc lấy 50k thui là cùng –> cuối cùng phải trả 87k/khay
Xong lúc đi đò vào động có bác kia nói nhà bác í ở gần đấy nên đi chung đường với bọn em, bác này thấy cũng hiền vì chỉ dẫn cho bọn em nhìu thứ (xem như hướng dẫn viên í mà, định bụng vào chùa Hương xong em cho bác này vài chục), đến nơi hóa ra nhà bác này bán đồ ăn (ăn trưa & mấy thứ ăn vặt í mà). Bác bảo bọn em mua dùm bác, thấy bác í cũng tội bọn em định mua bắp & vài củ khoai nhưg hàng vừa đắt tiền vừa giống như đồ từ mấy hôm trước nên bọn em không mua, chỉ lấy 2 củ khoai –> trả 10k rùi cho vào sọt rác ngay… bọn em mua có thế nên bác ý & con trai ban đầu còn năn nỉ bọn em ăn trưa, bọn em nói để đi vào động xong ra rùi tính tiếp thế là mẹ con họ chửi bọn em te tua –> sợ quá, bọn em từ Nam ra Bắc đi chùa Hương lần đầu có biết gì đâu
Tưởng đã hết chuyện ai ngờ đến lúc đi đò về bọn em trả tiền đò theo như mua vé là 60k, định cho thêm chị lái đò 20k nữa nhưng chị ấy bảo “cho thêm đi em, chẳng ai cho ít thía cả” –> kì thế nhỉ.
Chùa Hương nếu đi đường Hà Đông thì đi có 60KM và không phải chịu tiền cầu đường nhưng đi mất 2h vì đường quanh co không đi nhanh được lại đông dân. Đi đường 1 thì xa hơn 10km,bù lại thời gian ít hơn 30 phút so với đường Hà Đông và tốn phí cầu đường Nếu đi tham quan hết bằng đường bộ(không tính thời gian đi đò) thì chỉ đi lên phải mất khoảng 1h15 phút và đi xuống là 1h. Nếu đi cả đò thì mất khoảng 4h nữa. Chùa rất linh, nếu ai nói đi Chùa Hương thì nhất định phải đi, nếu không xui lắm Chùa bắt đầu mở hội vào mùng 6-1 âm và kết thúc là 23-3 âm. Nếu đi tham quan thì tránh mùa lễ hội vì khi đó rất đông ,chen nhau chờ cáp rất mệt.
Sau nhiều lần đi chùa Hương, mình thấy đặt tour trọn gói vẫn tốt hơn, tiện lợi hơn và không bị ” mất tiền ngu”. Tour trọn gói tốt hơn nhiều so với việc mình tự đi, và xét về khía cạnh nào đó cũng rẻ hơn nữa. Giá tour trọn gói khoảng 650k/ người. Đã bao gồm xe đưa đón: xe 16 đến 30 chỗ ngồi, vé tham quan, thắng cảnh (tránh việc cò mồi, chăn dắt, chặt chém).
Hướng dẫn viên theo suốt tuyến – sẽ có người hướng dẫn, giới thiệu – việc có người và xe đi cùng đoàn cũng hạn chế việc buôn bán hàng rong, xe hay nhà đò chèo kéo khách.
Bạn có thể tham khảo thêm lịch trình tour chùa hương 1 ngày giá rẻ của công ty Du lịch Khát Vọng Việt nhé!
Bữa ăn trưa trong chương trình (đảm bảo có chỗ ngồi trong nhà hàng và có hướng dẫn viên lo về suất ăn cho cả đoàn). Vé đò thuyền từ bến Đục, theo tuyến Hương Tích.
Nếu bạn tự đi thì cần chú ý những điểm sau:
Bây giờ có xe bus đi chùa Hương từ bến xe Yên Nghĩa rùi. Giá vé là 10k/khách nhưng ngày lễ hội có thể cao hơn. Đi xe máy từ Hà Đông khoảng 60km ( cũng nhanh ah ). Tốt nhất là không nghe theo lời của cò mồi ở dọc đường. Đến nơi gửi xe máy giá là 20k/ chiếc. Các bạn có thể đến ban quản lí bến đò suối Yến đi đò chất lượng cao có 6 chiếc ghế nhựa đó. Giá là 240k/thuyền 6 người ( k đi đủ 6 người vẫn phải trả 240k/thuyền) lái thuyền lịch sự và chờ khách trong đó chở ra chứ không quay lại đón khách như nhiều đò khác.
Hơn nữa còn có cả số điện thoại của ban quản lí nên nếu có vấn đề như vậy thì sẽ được xử lý ngay. Ngoài ra giá đò của người dân là 35k/ khách ( cái này cần nói rõ ràng trước khi khởi hành). Giá vé thắng cảnh là 50k/khách. Giá vé cáp treo là 100k/người/ lượt, khứ hồi 160k/ người. Cách tốt nhất là đi bộ lên và đi cáp treo xuống. Nên đi bộ lên vì còn hứng sẽ leo nhanh hơn và cáp treo lượt xuống cũng ít người đi hơn cáp treo lượt lên. Chúc các bạn đi chơi vui vẻ! :d
Hầu hết các quán ven đường đi lên động Hương Tích đều nổi tiếng là “chặt chém” khách, vì vậy chị em cố gắng mua sắm ở nhà và mang theo những thứ cần thiết như: nước uống, đồ ăn nhẹ,…nếu mệt có nhu cầu thuê chiếu nghỉ ngơi hoặc bất đắc dĩ phải mua gì thì cần mặc cả trước cho rõ ràng.
Nếu đi theo đoàn nhất thiết không được sử dụng dịch vụ đò của những “cò” chèo kéo dọc đường.
Vào dịp lễ hội đầu xuân tránh đi vào thứ 7, chủ nhật. Thường là rất đông, nhiều khi tắc đường ko đi nổi.
Chùa Hương ở đâu?
Chùa Hương còn được biết đến với nhiều cái tên như chùa Hương Sơn, chùa Hương Tích,…nằm bên bờ sông Đáy thuộc địa phận xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội..
Tham khảo các kinh nghiệm du lịch đầy hữu ích từ Kavo Travel:
Chùa Hương là tên gọi chung của một quần thể văn hóa và tôn giáo bao gồm hàng chục ngôi chùa Phật giáo và các ngôi chùa công cộng linh thiêng khác, chẳng hạn như Thiên Trù, đền Trình, chùa Giải Oan… Phần trung tâm chính là Động chùa Hương tọa lạc trong động tại Hương Tích.
Chùa được xây dựng với quy mô lớn vào khoảng cuối thế kỷ 17 và bị phá hủy trong chiến tranh với Pháp năm 1947. Năm 1988, chùa được hòa thượng Thích Viên Thành trùng tu dưới sự chỉ đạo của cố hòa thượng Thích Thanh Chân.
Nên đi du lịch chùa Hương vào thời gian nào?
Chùa Hương là một trong những địa điểm nổi tiếng của nhiều du khách phương xa đến hành hương, lễ Phật và viếng chùa. Nơi đây có phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, núi non và nước trong vắt hòa quyện vào nhau, quanh năm mát mẻ, dễ chịu.
Bạn có thể đến Tháp Hương vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Nơi đây thường đông đúc hơn vào các tháng mùa xuân từ tháng Giêng đến cuối tháng Ba âm lịch. Đặc biệt, khoảng thời gian từ rằm tháng Giêng đến giữa tháng Hai âm lịch là cao điểm của mùa hành hương đầu năm.
Vì vậy, nếu bạn muốn tham quan chùa Hương và vãn cảnh chùa thì không nên chọn thời điểm này. Khoảng cuối tháng 3 âm lịch là mùa hoa gạo nở đỏ hai bên bờ sông Yên. Bạn có thể chọn thời điểm này để khởi hành chuyến du lịch chùa Hương của mình.
Ngoài ra, thời điểm những tháng cuối năm như tháng 9, 10, 11, 12 cũng là thời gian lý tưởng để hành hương đến các chùa và thưởng ngoạn khung cảnh thanh tịnh nơi đây.
Chùa Hương cách Hà Nội bao xa? Cách thức di chuyển?
Chùa Hương cách trung tâm Hà Nội khoảng 55 km. Có rất nhiều phương tiện di chuyển cho bạn lựa chọn từ Hà Nội đến chùa Hương như xe máy, ô tô, xe khách, v.v. Tùy theo nhu cầu và mục đích du lịch chùa Hương 2020 mà bạn có thể lựa chọn phương tiện phù hợp nhất.
Xe máy
Nếu đi chùa Hương bằng xe máy, bạn có thể đi theo lộ trình sau: Nguyễn Trãi, Thanh Xuân -> Hà Đông -> Ngã 3 Ba La -> Vân Đình -> Tháp Hương.
Lưu ý: Khi di chuyển bằng xe máy, bạn có thể sử dụng Google Maps để tìm đường hoặc có thể hỏi những người ở gần đó để đi đến Tháp Hương. Ngoài ra, bạn sẽ phải mang theo đầy đủ giấy tờ xe và đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn trên hành trình.
Ô tô
Các gia đình có ô tô riêng hoặc thuê ô tô có thể đi theo đường cao tốc Pháp Vân, Cầu Rẽ đến Đồng Văn, tiếp theo đến Quốc lộ 38 rồi đến chợ Dầu và điểm cuối là Chùa Hương.
Xe buýt
Hiện tại có rất nhiều chuyến xe buýt đến chùa Hương rất thuận tiện cho du khách như:
Tuyến xe buýt số 211 từ điểm đầu bến xe Yên Nghĩa đến điểm cuối Tế Tiêu.
Tuyến xe buýt số 78 từ điểm đầu bến xe Mỹ Đình đến điểm cuối Tế Tiêu.
Tuyến xe buýt số 75 từ điểm đầu bến xe Yên Nghĩa đến điểm cuối Tế Tiêu.
Du lịch chùa Hương hết bao nhiêu tiền?
Giá vé chùa Hương bao gồm:
Vé thắng cảnh Chùa Hương (tham Quan chùa Hương) 80.000 VNĐ/khách (bao gồm vé vào chùa Hương 21 điểm tham quan trong chùa Hương).
Vé phà Chùa Hương 50.000 đồng/người cho cả 2 lượt đi và về. Dưới đây là giá vé cho tuyến tham quan: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Hương Tích. Đặc biệt tuyến Tuyết Sơn, Long Vân, phí đò là 35.000 đồng/người.
Giá vé cáp treo chùa Hương khứ hồi là 180.000đ/vé người lớn và 120.000đ/vé trẻ em. Vé 1 chiều người lớn 120.000đ/vé. Giá vé một chiều cho trẻ em là 90.000 đồng/vé.
Ngoài ra, đối với những trường hợp đặc biệt như người khuyết tật học lớp đặc biệt, trẻ em có chiều cao dưới 1,1m đến dưới 10 tuổi sẽ được miễn phí hoàn toàn.
Trong các ngày 23/11 (Ngày Di sản), 30 Tết, 1, 2, 15/4 (Lễ Phật đản), du khách thập phương về chùa Hương lễ Phật sẽ được miễn phí 100% vé.
Lịch trình du lịch chùa Hương
Chùa Hương là một quần thể kiến trúc gồm nhiều chùa, tháp, đình và điện cho bạn khám phá, trải nghiệm. Nếu bạn đang có ý định du xuân chùa Hương trong một ngày, bạn có thể tham khảo một số gợi ý về lịch trình dưới đây nhé!
Điểm đầu tại Bến Đục và kết thúc tại Chùa Giải Oan
Đây là một trong những cung đường tham quan được du khách lựa chọn nhiều nhất. Với lịch trình này, bạn có thể đến tất cả các ngôi chùa chính và linh thiêng của Chùa Hương.
Bến Đục (Suối Yến) là nơi đầu tiên sau khi đi xe máy hoặc ô tô, bạn sẽ đến được các đền, chùa trong khu di tích Hương Sơn qua dòng suối Yến. Đền Trình là ngôi đền đầu tiên bạn sẽ đến sau khi xuống đò. Một ngôi chùa tĩnh mịch thật sự, khi bạn lên chùa hương thì sẽ làm lễ ở trong đền Trình để trình diện các ngài.
Chùa Thiên Trù là một ngôi chùa lớn rất đẹp trong quần thể chùa Hương. Từ bến tàu đến chùa Thiên Trù mất khoảng 40 phút đi bộ. Động Hương Tích từng được ví như “Nam thiên đệ nhất động”. Động Hương Tích có độ cao 390m so với mực nước biển, có thể leo bộ hoặc tham quan bằng cáp treo.
Chùa Giải Oan cách Động Hương Tích khoảng 2,5 cây số, trên đồi Long Tuyền, Chùa Giải Oan thờ Quán Thế Âm. Trong chùa có giếng Giải Oan nước trong vắt.
Với lịch trình này, ngoài các điểm tham quan chính kể trên, nếu có thời gian, bạn cũng có thể đi các chùa khác như chùa Hinh Bồng, động Đại Binh, chùa Tiên Sơn, đền Trấn Song cũng rất tiện lợi.
Điểm đầu tại Bến Đục và kết thúc tại Hang Sũng Sàm
Tương tự như lịch trình gợi ý bên trên, sau khi hành lễ tại Đền Trình, bạn hãy trở lại thuyền để đi tiếp. Rẽ phải vào Động Hương Tích rồi rẽ trái theo hướng chùa Long Vân và Động Long Vân.
Đây là một ngôi chùa và một hang động, nằm trên sườn núi trong một khu rừng xanh tươi. Sau khi tham quan Động Long Vân, du khách sẽ tiếp tục đến Hang Sũng Sàm để tham quan và lễ Phật.
Chùa Hương có đặc sản gì?
Khi đến chùa Hương, bạn không thể bỏ qua dê núi, bò rừng, ngựa và các món đặc sản khác… Có rất nhiều nhà hàng cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm du lịch chùa Hương mùa cao điểm dân phượt sẽ bị “chặt chém” nên các bạn nhớ hỏi giá trước xem nhà hàng nào tiết kiệm chi phí nhất, hoặc hỏi những người đã từng đến chùa Hương nhé!
Ngoài ra, chùa Hương còn có các món ăn được chế biến từ rau sắn – một loại rau chỉ có thể có ở Hương Sơn. Vào mùa hè đến chùa Hương còn có những quả mơ ngon ngọt, có thể mua về làm quà.
Một số những lưu ý khi du lịch chùa Hương
Trang phục kín đáo
Bạn cần chọn trang phục lịch sự, kín đáo khi đến bảo tháp hoặc tham quan thắng cảnh. Tránh ăn mặc phản cảm khi đến chùa dâng hương. Bạn nên chọn quần áo tối màu, có cổ và mặc quần tây thay vì váy. Ngoài ra khi đi du lịch chùa Hương bạn sẽ phải đi bộ nhiều nên hãy chọn những đôi giày thể thao hoặc giày bệt, để có cảm giác thoải mái khi đi.
Chuẩn bị đồ lễ cẩn thận
Một số người khi vào chùa thường muốn biết lễ đi chùa cần bao nhiêu lễ nên không chuẩn bị trước ở nhà mà đến nơi mới chuẩn bị. Dọc cổng chùa có nhiều gian hàng bày biện đầy ắp hương đèn, bánh trái.
Tuy nhiên, bạn nên chuẩn bị trước ở nhà để tránh bị ép giá và chuẩn bị sẵn đầy đủ các vật dụng, sản phẩm cần thiết. Bạn mua bao nhiêu đồ lễ, và bạn đi đến tháp nước hoa để cầu nguyện điều gì, là tùy thuộc vào bạn thành tâm, thành ý nhé!
Khi mua đồ mang về làm quà
Tại di tích chùa Hương có bày bán nhiều sản phẩm, đồ lưu niệm đặc sắc để du khách mua về làm quà. Tuy nhiên, bạn cần thanh toán trước để tránh trường hợp thương gia đẩy giá lên cao, đặc biệt là trong mùa lễ hội.
Đối với một số loại đồ hộp như bánh đậu phộng, bánh rau câu… cần kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm xem sản phẩm đó có hết hạn sử dụng hay không. Tại chùa Hương hai bên đường cũng có nhiều cửa hàng bán thuốc nam, người bán quảng cáo bài thuốc chữa bách bệnh. Cần đặc biệt lưu ý khi mua các loại thuốc này, vì nguồn gốc của chúng thường không rõ ràng.
Bảo quản đồ dùng cá nhân
Lưu ý bạn cũng cần đặc biệt lưu ý giữ gìn đồ đạc cá nhân khi di chuyển nơi đông người. Giữ ví và điện thoại di động của bạn trên ngực để tránh bị đánh cắp.
Chuẩn bị đồ ăn
Khi đi chùa Hương lễ Phật hoặc tham quan các điểm tham quan, bạn nên chuẩn bị sẵn một ít đồ ăn ở nhà để có thể dừng chân ăn uống dọc đường.
Trên đường vào chùa cũng có nhiều cửa hàng bán đồ ăn, thức uống nhưng chất lượng thường không đảm bảo và giá thường cao. Vì vậy, chuẩn bị trước thức ăn ở nhà sẽ giúp bạn năng động hơn khi di chuyển. Một số đồ ăn nên chuẩn bị như: nước lọc, bánh mì, xôi, giò, hoa quả …
Thời tiết
Để có những ưu đãi tốt nhất trong chuyến du lịch chùa Hương, bạn nên kiểm tra thời tiết ở Tháp Hương trong 10 ngày tới và chuẩn bị kịp thời. Nếu có dự báo mưa, hãy nhớ mang theo áo mưa và ô để chủ động sử dụng trong chuyến đi này nhé!
Hi vọng với những chia sẻ kinh nghiệm du lịch chùa Hương đầu xuân trong bài viết này sẽ hữu ích cho chuyến hành hương của bạn. Hãy đến với chùa để chiêm ngưỡng và khám phá thiên nhiên tươi đẹp nơi đây nhé!
Bạn đọc cũng quan tâm:
du lịch chùa hương |
đi chùa hương |
kinh nghiệm đi chùa hương |
du lịch chùa hương tháng 10 |
hướng dẫn du lịch chùa hương |
đi chùa hương mất bao lâu |
kinh nghiệm du lịch chùa hương 2019 |
chùa hương tháng 3 |
cách đi chùa hương |
Chia sẻ của khách hàng về Chia sẻ kinh nghiệm du lịch chùa Hương đầu xuân