Núi Thần Đinh – Ngon núi linh thiêng, tâm linh của người dân Quảng Bình

Khung cảnh nhìn từ núi Thần Đinh xuống Hồ Rào Đá

Đến với Quảng Bình, chúng ta thường được nghe đến những cảnh đẹp hang động hùng vĩ. Thế nhưng tại đây cũng có nhiều điểm du lịch tâm linh thu hút du khách. Một trong những điểm đến đó là Núi Thần Đinh.

Hàng năm cứ dịp đầu năm mới, người dân nhiều nơi đều đến núi Thần Đinh để thắp hương, cầu may mắn, sức khỏe và tài lộc. Vậy thì Núi Thần Đinh có gì đặc biệt, có gì cuốn hút du khách bốn phương, chúng ta cùng khám phá qua bài viết dưới đây:

Núi Thần Đinh ở đâu Quảng Bình?

Nằm cách TP. Đồng Hới hơn 35km, dọc theo đường Hồ Chí Minh đến một ngã ba trên địa phận xã An Ninh thì rẽ về phía Tây, chạy tầm khoảng 8km đoạn đường lên dốc quanh co bạn sẽ đến được chân núi Thần Đinh.

Vị trí núi Thần Đinh trên bản đồ

Vị trí núi Thần Đinh trên bản đồ

Ngoài ra, bạn có thể chọn đi theo đường thủy từ sông Nhật Lệ hoặc sông Kiến Giang qua cầu Long Đại đến điểm dừng chân xã Trường Xuân thì đi bộ thêm 2km nữa là đến được chân núi Thần Đinh.

Bạn có thể đến với núi Thần Đinh bằng cách tham khảo: Tour du lịch Quảng Bình giá siêu khuyến mãi

Sự tích về Núi Thần Đinh

Núi Thần Đinh còn được gọi với tên là núi Chùa Non. Ngọn núi nằm bên cạnh con sông Long Đại thuộc địa phận xã Trường Xuân, Quảng Ninh, Quảng Bình.

Theo các tài liệu sử sách ghi lại, ngày xưa trên ngọn núi Thần Đinh có ngôi chùa tên là Kim Phong Cổ Tự, người dân ở đây hay còn gọi là chùa Non. Năm 1470, khi nhà vua Lê Thánh Tông kinh lý vào phía Nam, đi qua núi Thần Đinh, thấy núi triều khác hướng nên nhà vua cho lính đánh tượng trưng ở dưới chân núi trị tội bất nghĩa.

Văn bia của núi Thần Đinh có ghi rằng: Núi Thần Đinh có phong cảnh hữu tình, lại gần kinh thành Huế. Ngon núi đẹp lại có 3 đỉnh gồm: Đỉnh Kỳ Lân ở phía đông, đỉnh Long Lão ở phía Tây Nam và đỉnh Thần Đinh ở phía Tây Bắc.

Núi Thần Đinh bên dòng sông Long Đại

Núi Thần Đinh bên dòng sông Long Đại

Tham khảo:

Ba đỉnh núi này kết hợp thành một thung lũng trên núi, hình như một chiếc yên ngựa. Tại đây có Chùa Kim Phong ngả lưng vào núi đất, tháp phía bên tả và có ngôi miếu Thần Đinh Sơn bên hữu…

Trong khoảng những năm 1627-1634, Chúa Nguyễn chọn Đào Duy Từ làm quân sư và triển khai xây dựng hệ thống phòng lũy. Năm 1630, Lũy Thường Dục được xây dựng, lũy thành bắt đầu từ Thần Đinh kéo dài cho đến Hạc Hải.

Vào thời gian cuối thể kỷ XVII, sư An Khả trụ trì ở trên núi, đến năm 1701 để mở mang chùa người cho lập ruộng tam bảo nhưng sau thời gian đó chùa bị hỏa hoạn thiêu rụi.

Năm 1807, hội thiện chùa Cảnh Tiện lên cải tạo lại chùa nhưng không thành. Thời gian sau đó, đại sư Trần Gia Hội ở chùa Thiên Mụ ra cho dừng chùa tranh ở trên núi để tu luyện. Đến năm 1829, hưu quan Lê Văn Trúc cùng các thiện cùng các cựu xã trưởng Cổ Hiện cùng nhiều người quyên góp xây dựng lại chùa. Đồng thời cho dựng lên các nhà tăng cho sư tăng ở phía chân núi tại thông Rào Đá

Giới thiệu về Núi Thần Đinh

Núi Thần Đình, có độ cao 405m so với mực nước biển, nhìn từ xa núi có hình dáng như một đụn rơm khổng lồ với đỉnh rơm được san bằng phẳng rộng tầm 400m2. Để lên được đỉnh núi bạn phải treo lên khoảng gần 1.300 bậc thang đá mát rượi với những hàng cây rợp bóng hai bên đường. Đi tầm khoảng hai phần ba quãng đường, bạn sẽ gặp một cái hang có tên là Chùa Hang.

Đi vào trong hang phía hai bên có những khối thạch nhũ rũ xuống gõ vào nghe âm thanh như tiếng chuông tiếng trống nên được người dân truyền tai nhau gọi là Động Chuông, Động Trống. Phải nói là theo thời gian thạch nhũ rũ xuống với những hình thù khác nhau tạo nên một kiện tác thiên nhiên tuyệt đẹp.

Khung cảnh nhìn từ núi Thần Đinh xuống Hồ Rào Đá

Khung cảnh nhìn từ núi Thần Đinh xuống Hồ Rào Đá

Tạm biệt Chùa Hang, đi tầm khoảng 300 bậc thang nữa bạn sẽ bắt gặp giếng Tiên, gọi là giếng nhưng thực chất nó chỉ là một hộc đá nhỏ. Điều đặc biệt là không bao giờ cạn mà theo như người dân ở đây nói rằng kể cả vào những năm khô hạn nhất thì giếng Tiên vẫn luôn đầy ắp, trong vắt và mát lạnh. Tương truyền rằng, khi bạn dùng nước để rửa mặt hay uống vào sẽ mang lại nhiều may mắn.

Đi hết gần 1.300 bậc thang bạn sẽ lên đến đỉnh núi Thần Đinh, tại đây từ xã xưa người ta đã chọn để xây dựng một ngôi chùa gọi là Chùa Non. Theo thời gian và chiến tranh, hiện nay Chùa Non còn lại là một ngôi miếu nhỏ với những bức tường, bệ thờ bám đầy rêu phong nằm dưới tán cây cổ thụ.

Không khí trong lành trên đỉnh núi, thả hồn mình theo những câu chuyện gắn liền với sự tích của chùa  bạn sẽ cảm thấy thư thái, thoải mái, không vương vấn bụi trần.

Từ trên đỉnh núi nhìn xuống, bạn sẽ được chiêm ngưỡng phong cảnh thiên nhiên hữu tình và có thể nói là bao quát được vùng đất Quảng Bình. Xa xã ở phía Đông là vùng đồng bằng rộng lớn có dòng sông Đại Giang – đầu nguồn của  sông Nhật Lệ chảy uốn lượn óng ánh dưới cầu Long Đại. Con đường Hồ Chí Minh như một dải lụa vắt qua dòng sông, tạo nên một bức tranh nên thơ, sinh động. Nhìn xuống phía gần chân núi hơn, các dòng sông Rào Trù, Rào Đá  lúc ẩn, lúc hiện như ôm gọn chân núi Thần Đinh, sau những rặng cây xanh mát rượi. Khung cảnh thật tuyệt đẹp làm say lòng người.

Kết lại

Ngọn núi Thần Đinh là một điểm du lịch tâm linh đáng để chúng ta trải nghiệm khi đến khám phá Quảng Bình. Nếu có cơ hội, đặc biệt là dịp đầu năm mới, đi núi Thần Đinh cầu chúc sức khỏe, tài lộc để một năm mới suôn sẻ, may mắn là một hành trình ý nghĩa nhé.

VÌ SAO KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN DU LỊCH KHÁT VỌNG VIỆT?

"Là người đam mê du lịch, với Tôi du lịch là cuộc sống, sứ mệnh của chúng Tôi là thiết kế và tổ chức những Tour du lịch có giá trị cao cho mọi khách hàng, giúp khách hàng có được những chuyến đi thực sự ý nghĩa, vui vẻ và bình an, giúp gắn kết tất cả các thành viên để mọi người hiểu nhau hơn và làm việc hiệu quả hơn"

Nguyễn Thanh Minh - CEO công ty du lịch Khát Vọng Việt.

Chia sẻ của khách hàng về Núi Thần Đinh – Ngon núi linh thiêng, tâm linh của người dân Quảng Bình

Bình luận đã đóng.