Mảnh đất Điện Biên được mẹ thiên nhiên ưu đãi nhiều thắng cảnh vừa hùng vĩ lại rất đỗi nên thơ. Nơi đây có khí hậu ôn hòa, mát mẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển ngày càng nhanh hơn. Du khách khi đến đây không chỉ say đắm cánh đồng Mường Thanh bao la bát ngát mùa lúa chín, những di tích ghi dấu ấn lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy một thời mà còn mê mệt bởi nền ẩm thực độc đáo, hấp dẫn. Trong số đó luôn luôn có những món ăn được làm từ nếp nương Điện Biên – loại nếp nổi tiếng với sự thơm lừng, mềm dẻo và có vị ngọt đặc trưng không thể nào lẫn đi đâu được.
Nội dung bài viết
Gạo nếp nương là gì?
Khác với những loại gạo, lại nếp thông thường được trồng ở miền xuôi, nếp nương là loại nếp chỉ trồng ở đồi núi, vùng cao. Từ “nương” trong “nếp nương” cũng diễn tả nơi mà loại gạo này được trồng: nương rẫy. So với gạo trồng ở dưới miền xuôi, đồng bằng thì nếp nương không cho sản lượng cao bằng. Tuy nhiên, loại gạo này lại có đặc điểm nổi trội hơn chính là phẩm chất hạt gạo. Gạo dẻo, thơm mềm lại có giá trị dinh dưỡng cao.
Có thể nói, gạo nếp nương đề cao số lượng hơn là chất lượng. Bởi lẽ, mỗi năm thì nông dân miền núi chỉ canh tác một vụ nếp nương duy nhất. Lý do cho việc này là vì thời gian thu hoạch của nếp nương lâu hơn thông thường, kéo dài đến khoảng 7 tháng. Hơn nữa, nếp nương đòi hỏi kĩ thuật du canh, di chuyển vị trí sau mỗi mùa vụ nên mất nhiều thời gian hơn. Gạo nếp nương từ khi được tra hạt cho tới khi người nông dân thu hoạch từng bao lúa đều phải trông cậy hoàn toàn vào nguồn dinh dưỡng, phù sa, nước cầm của núi cao lẫn cái nắng cái gió của trời. Vì thế, gạo nếp nương không bị tẩm phân đạm hay hóa chất gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Nguồn gốc của nếp nương Điện Biên
Ở nước ta, có 2 vùng hiện nay là đủ điều kiện để trồng gạo nếp nương đó là khu vực Tây Nguyên và khu vực miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, danh tiếng và độ thơm ngon của gạo nếp nương Tây Bắc vẫn nổi bật hơn so với các khu vực còn lại. Trong số đó, sự lựa chọn được yêu thích nhất chính là gạo nếp nương Điện Biên. Không phải là tự nhiên mà phải là gạo nếp nương của Điện Biên chứ không phải là ở bất cứ nơi nào khác.
Bởi lẽ gạo nếp nương Điện Biên được trồng ở cánh đồng Mường Thanh trù phú và màu mỡ. Nơi đây luôn được thiên nhiên ưu đãi khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm. Đây là điều kiện thuận lợi để cây lúa nếp nương được sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Không chỉ thế, bên dưới cánh đồng là hệ thống nước ngọt ngầm chạy xuyên qua, quanh năm tưới tiêu đồng lúa. Khí trời trong xanh, không khí mát mẻ giúp cho hạt gạo không bị sâu bọ mà luôn thơm ngon. Có thể nói, nếp nương Điện Biên là sự kết tinh của trời và đất, hội tụ đầy đủ “Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa”.
Dân gian từ xưa đã truyền tai nhau câu nói “”nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc”. Bởi lẽ cánh đồng Mường Thanh của Điện Biên là lớn nhất khi so với cánh đồng Mường Lò (Yên Bái), cánh đồng Mường Thanh (Lai Châu) và cánh đồng Mường Tấc (Sơn La). Là 1 trong 4 vựa lúa lớn nhất ở khu vực phía Bắc, sản lượng lúa mỗi năm của cánh đồng Mường Thanh chiếm hơn 80% sản lượng lúa của tỉnh này và cũng là vựa lúa lớn trong Top 5 của nước ta.
Quả thật không lấy gì làm ngạc nhiên khi mảnh đất này lại sản sinh ra loại gạo thơm ngon hảo hạng như thế. Mỗi năm, Điện Biên chỉ cho ra đúng một vụ mùa trong năm nên lúa nếp nương đã giá trị nay lại càng quý báu hơn. Đây chính là loại đặc sản nổi tiếng của vùng núi Tây Bắc nói chung và Điện Biên nói riêng.
Các loại gạo nếp nương Điện Biên hiện nay
Gạo nếp nương Điện Biên cũng được phân chia làm nhiều loại, tùy theo từng đặc tính và mỗi loại sẽ phù hợp để nấu thành những món ăn khác nhau. Cũng như những loại gạo trồng dưới miền xuôi, gạo nếp nương Điện Biên gồm có hai loại là gạo nếp và gạo tẻ. Giữa 2 loại gạo này có những đặc điểm nhận dạng riêng, một loại thì mẩy, dài còn một loại hơi tròn và mập.
Gạo nếp nương Điện Biên được dùng để chế biến rất nhiều món ăn khác nhau như làm cơm lam, xôi nếp nương, xôi ngũ sắc. Những món ăn này thường ăn kèm với cá nướng, thịt heo rừng nướng mắc khén, gà nướng hay chấm với gia vị tên là chẳm chéo cũng đủ ngon tuyệt hảo.
Thời gian tra hạt và thu hoạch lúa nếp nương Điện Biên
Như đã nói ở trên, lúa nếp nương Điện Biên chỉ được trồng một vụ trong một năm. Thời gian mà người nông dân bằng đầu tra lúa hay còn gọi là tiến hành gieo hạt là khoảng tháng 4 hàng năm, trước khi Điện Biên bắt đầu vào mùa mưa. Trải qua 7 tháng dài đằng đẵng, vừa bón phân, tưới tiêu, vừa chăm sóc và chịu sự chi phối chủ yếu của đất thời, những hạt thóc to tròn, thơm ngon cuối cùng cũng đến lúc được thu hoạch. Thông thường, đồng bào sẽ thu hoạch vào khoảng tháng 11 âm lịch.
Điểm khác biệt của nếp nương là đòi hỏi kĩ thuật du canh, di chuyển vị trí sau mỗi mùa vụ. Tức là diện tích đất canh tác của năm nay không thể dùng cho năm sau mà phải đợi từ 1- 2 năm thì mới tiếp tục trồng lại. Do đó, không chỉ đòi hỏi thời gian lâu và giống lúa nếp nương còn yêu cầu người dân phải có diện tích canh tác đủ lớn, mở rộng diện tích thường xuyên.
Mùa gieo hạt chính là mùa mà người người nhà nhà, từ già trẻ, gái trai trong gia đình người dân tộc Tây Bắc đều cùng nhau hoán công luân phiên. Họ có sự phân công khá rõ ràng, nam sẽ chọc lỗ còn nữ giữ nhiệm vụ tra hạt. Cứ thế, từ chân đồi lên đến đỉnh đồi, những hạt giống được lấp vào từng lỗ đất. Mưa xuống sẽ san bằng kín miệng lỗ. Khác với miền xuôi, đồng bào miền núi hiện nay vẫn thu hoạch chủ yếu thủ công bằng tay, ít có sự can thiệp của máy móc.
Đặc trưng hương vị, hình dáng nếp nương Điện Biên
Đặc điểm của giống lúa đặc sản có một không hai của núi rừng Tây Bắc chính là sự mềm, dẻo và cực kỳ thơm. Thậm chí, từ khi chỉ mới là hạt gạo, hạt nếp mà chưa được nấu thành xôi hay cơm, bạn cũng đã ngửi thấy một mùi thơm thoang thoảng đặc biệt. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được một vị ngọt nhẹ tiết ra, thanh mát. Gạo sẽ không trắng vì không dùng chất tẩy rửa làm trôi đi những dưỡng chất cần thiết nên khi vo, bạn sẽ thấy nước hơi đục đục nhẹ. Gạo nếp nương Điện Biên không quá kết dính nhưng chỉ khi cơm nguội, để 1-2 ngày cũng không hề bị cứng mà vẫn dẻo và mềm.
>> Xem thêm
Nếp nương Điện Biên loại trắng sẽ có hạt dài, mẩy, màu trắng sữa và căng tròn. Khi đồ thành xôi, bạn sẽ thấy hạt xôi có độ bóng nhất định. Đặc biệt, hạt săn, không bị vỡ và cực kỳ mềm, dẻo. Loại còn lại là nếp nương cẩm (còn gọi là nếp than) thì sẽ có màu sẫm tối. Khi nấu lên, gạo chuyển thành màu tím cực kỳ đẹp mắt. Hạt gạo loại này cũng căng mẩy, đều và bóng óng ả.
Giá trị dinh dưỡng nếp nương Điện Biên
Không chỉ ăn ngon mà nếp nương Điện Biên còn chứa đựng nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Đây là loại gạo có giá trị dinh dưỡng cao nhất và được mệnh danh là “siêu thực phẩm”. Trong nếp nương có chứa khá nhiều chất xơ, vitamin E. Ngoài ra, chúng còn có nhiều nguyên tố vi lượng, protein, chất chống oxy hóa và sắt. Gạo nếp nương ngọt, dẻo mà lại không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên rất an toàn với sức khỏe. Đó là lý do mà ngày càng nhiều người miền xuôi cất công đặt nếp nương Điện Biên để nấu ăn hàng ngày dù đường xá xa xôi.
Nếp nương Điện Biên có công dụng gì?
Vì chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt nên gạo nếp nương Điện Biên có khá nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe và cơ thể chúng ta. Một trong số đó phải kể đến là:
- Giúp hỗ trợ tụt đường huyết, mệt mỏi, chóng mặt, khó tập trung làm việc, bủn rủn tay chân
- Hỗ trợ chữa trị đạo hãn, đa hãn, tiêu khát, hư lao, vị quản thống,…
- Tốt cho phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh
- Tính ẩm của gạo nếp nương giúp giữ ấm bụng, hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt hơn, đặc biệt là khi phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt
- Hỗ trợ phòng thiếu máu, bổ huyết mễ, lưu thông tuần hoàn vì trong gạo nếp nương không có nhiều chất gluten
- Hỗ trợ phòng chống ung thư tuyến tính, trực tràng vì chứa nhiều chất chống oxy hóa cao
Ưu điểm của nếp nương Điện Biên
Mặc dù, nếp nương Điện Biên nói riêng và giống nếp nương nói chung không cho năng suất cao như những giống lúa khác ở miền xuôi nhưng chúng lại có trong mình nhiều ưu điểm vượt trội. Tuy đòi hỏi thời gian lâu và mở rộng diện tích canh tác nhưng đặc tính của hạt gạo cực kỳ thơm, ngon, đồ thành xôi sẽ dẻo. Thậm chí, khi cơm hay xôi nguội lại cũng không hề bị cứng. Hạt cơm không bị nát mà giữ nguyên hạt. Khi nấu, hạt gạo nở bung đều, dù hâm lại thì cũng giữ kết cấu ban đầu.
Gạo không chỉ thơm, dẻo mà đặc biệt lại còn có vị ngọt nhè nhẹ tiết ra từ nhựa gạo. Hơn nữa, gạo nếp nương Điện Biên không sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hay thuốc bảo vệ thực vật gây độc hại cho cơ thể nên sẽ tốt cho sức khỏe con người hơn. Nước gọi vo ra không trong vắt chính là vì chúng không bị đánh bóng như những loại gạo thông thường. Gạo nếp nương Điện Biên có thể chế biến thành nhiều vô vàn món ăn khác nhau như nấu xôi, nấu chè.
Cách nấu xôi nếp nương Điện Biên đúng điệu
Hạt gạo ngon sẽ quyết định phần lớn đến chất lượng cuối cùng của món ăn. Thế nhưng, biết cách nấu đúng sẽ giúp nâng tầm hương vị lên cao hơn. Để đồ một nồi xôi nếp nương ngon, bạn hãy thử học theo cách làm của người đồng bào dân tộc Thái. Họ có một loại dụng cụ đặc biệt bằng gỗ chỉ để làm món ăn này. Nhờ thiết kế có lỗ khí nên xôi chín mềm, tơi và ẩm. Vừa mềm, dẻo, xôi lại còn có vị ngọt như vị sữa ăn khá bùi. Khi ngâm gạo nếp nương, nên dùng nhiều lượng nước hơn so với bình thường, cách mặt gạo khoảng 2 đốt ngón tay vì loại gạo này hút nước.
Nên lấy nước lã, không pha nước ấm vì có thể làm gạo tiết ra nhựa khiến chõ xôi bị dính, ăn không ngon. Trời lạnh, thời gian ngâm là 12 – 15 tiếng, khi bình thường thì nhiệt độ là 8 tiếng. Sau khi ngâm đủ thời gian, bạn vớt gạo ra rồi cho vào chõ xôi bằng gỗ, nhôm hay inox đều được. Điểm đặc biệt của xôi nếp nương Điện Biên chính là phải qua 2 lần đồ thì mới dẻo ngon, khác với những loại xôi khác.
Ở lần đầu tiên, khi bạn bắt đầu ngửi thấy mùi thơm thì cũng là khi gạo vừa chín. Bạn đổ xôi ra, dàn phẳng cho đều rồi để nguội. Khoảng thời gian trung bình là 30 phút tùy lượng xôi và mức nhiệt mà bạn nấu. Khi lấy gạo ra và miết mà thấy mềm dẻo nghĩa xôi chín. Ở lần 2, bạn tiếp tục cho xôi vào đồ thêm một lần nữa để xôi chín đều. Khi múc, lưu ý phải đựng xôi trong rổ rá thoáng khí để xôi không vón cục và đọng hơi nước. Món xôi này người dân Điện Biên sẽ dùng khi muốn đãi khách hoặc cúng bái trong dịp lễ tết hàng năm.
Đặc sản làm từ nếp nương Điện Biên
Xôi ngũ sắc
Theo phong tục của người Tày, xôi ngũ sắc được dùng trong ngày cưới, hỏi, cúng giỗ, rằm tháng bảy, mồng 5 tháng 5 hàng năm với mong muốn gia đình may mắn, làm ăn phát đạt. Tên gọi của món ăn này là vì xôi có 5 màu sắc khác nhau: trắng, đỏ, xanh, tím, vàng tượng trưng cho ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Những màu sắc này được tạo ra là vì người Tày sử dụng lá cẩm làm màu tím, lá dứa làm màu xanh, quả gấc làm màu đỏ và nghệ tươi làm màu vàng. Người Tày quan niệm rằng, đĩa xôi ngũ sắc màu lên càng đậm, càng đẹp mắt thì gia đình đó càng giàu có, ăn nên làm ra.
Bánh dày
Bên cạnh xôi nếp nương, bánh dày là món đặc sản làm từ nếp nương Điện Biên. Trong tiếng Mông, bánh dày có tên gọi là “Dúa pả”. Món bánh này tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời, thể hiện sự sung túc, ấm no, mùa màng bội thu. Điểm đặc biệt của bánh dày người Mông là chúng không có nhân cũng chẳng có gia vị. Vì thế, nguyên liệu quan trọng nhất – gạo nếp nương chính là linh hồn của món bánh này. Đó phải là loại gạo tốt nhất, có gốc ở vùng cao và không pha tạp, lai giống với loại gạo khác.
Bánh dày phải được giả thủ công bằng tay cho đến khi mịn, bóng và dẻo. Bánh dày người Mông được vo tròn, xếp bên trên tàu lá giong rừng xanh đậm và lau rửa sạch sẽ. Tuy mất sức và mất thời gian nhưng bánh dày có thể để được rất lâu. Người Mông thường ăn bánh dày với mật ong hoặc nướng bên bếp than. Ngoài ra, bánh dày kẹp chả khi bánh còn mềm và nóng cũng cực kỳ hấp dẫn.
Bánh chưng nếp nương lá riềng
Bánh chưng nếp nương gói bằng lá riềng cũng là một đặc sản thơm ngon làm từ loại gạo hảo hạng của núi rừng Tây Bắc. Vì làm từ gạo nếp nương nên khi bóc bánh ra, bạn vẫn sẽ thấy những hạt gạo to, dài và tỏa ra mùi thơm thoang thoảng đặc trưng dù bánh phải ninh trong 12 tiếng. Để có màu xanh đẹp mắt tự nhiên, gạo phải được ngâm với nước cốt lá riềng. Điểm đặc biệt của bánh chưng Điện Biên là gói với lá riềng thay vì lá chuối hay lá giong. Nhờ vậy mà bánh có màu xanh đậm hơn.
Cắt đôi miếng bánh chưng sẽ để lộ ra phần nhân đậu xanh nhừ, vàng óng và thơm lừng. Miếng thịt lợn ba chỉ tuy có mỡ nhưng không gây ngấy được bọc trong lớp đậu xanh lại càng thêm tuyệt hảo. Mặc dù bánh không được gói bằng khuôn nhưng vẫn vuông vức, đẹp, chắc và không bị lòi nhân ra ngoài. Bánh chưng nếp nương lá riềng có thể để 5 ngày trong tủ lạnh mà vẫn không bị lại gạo như các loại gạo thông thường.
Nếp nương Điện Biên – một trong những “hạt ngọc” trời cho mà thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất Điện Biên xứng đáng được nhiều người biết đến rộng rãi hơn vì những ưu điểm và công dụng tuyệt vời của nó. Không chỉ thơm, ngon, dẻo và ngọt mà nếp nương còn không chứa chất hóa học nguy hiểm cho sức khỏe con người. Khi có dịp ghé đến Điện Biên, bạn hãy thử thưởng thức những món ăn tuyệt vời làm từ loại gạo đặc biệt này nhé. Du lịch Khát Vọng Việt còn có nhiều bài viết hấp dẫn và lý thú khác, hẹn gặp lại bạn trong thời gian sắp tới!
Chia sẻ của khách hàng về Nếp nương Điện Biên nấu món gì ngon? Cách đồ xôi nếp nương dẻo mềm