Trong sử sách ghi lại, Yên tử còn có tên là Bạch Vân Sơn bởi quanh năm núi chìm trong mây trắng. Trước đây, người ta còn gọi núi Yên Tử là núi Voi bởi hình dáng ngọn núi như một con voi khổng lồ.
Lễ hội Yên Tử – Quảng Ninh
Giữa những cánh cung núi trùng điệp của khu Đông Bắc mênh mông, núi Yên Tử cao hơn 1000 mét, vút lên như một toà tháp, đã từng nổi tiếng là ngoạn mục. Các triều đại vua chúa xếp Yên Tử vào hạng “danh sơn” của nước ta.
Đây là trung tâm Phật giáo của nước Ðại Việt thuở trước, nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm.Trong quần thể di tích Yên Tử rộng lớn hiện có 11 chùa và hàng trăm am tháp. Chùa Ðồng ở trên đỉnh cao nhất 1.068 m (so với mặt nước biển).
Lên chùa Ðồng du khách cảm tưởng như đi trong mây (“nói cười ở giữa mây xanh -Nguyễn Trãi). Ở Yên Tử có ngọn tháp cao 3 tầng bằng đá. Ngọn tháp có niên đại “Cảnh Hưng thập cửu niên – 1758″ là cổ nhất. Cũng không đâu có rừng tháp như khu Tháp Tổ ở Yên Tử gắn liền với những sự tích huyền thoại về ông vua nhà Trần và phái Thiền Trúc Lâm.
Chùa Yên Tử ở đâu?
Hội Yên Tử bắt đầu từ ngày 9 tháng Giêng và kéo dài hết 3 tháng mùa xuân. Sau phần nghi lễ long trọng của lễ hội tổ chức dưới chân núi Yên Tử là cuộc hành hương của hàng vạn người đến với chùa Đồng ở trên đỉnh núi. Du khách đến hội chùa Yên Tử Quảng Ninh để được tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ. Thú vui “như hội” là leo núi, lên đỉnh cao nơi có chùa Ðồng. Trên đường đi chốc chốc lại gặp ngôi chùa, ngọn tháp, con suối, rừng cây mỗi nơi là một truyện cổ tích sâu lắng tình người. Lên đến đỉnh núi tựa như cổng trời, sau khi thắp nén nhang ai nấy như mình đang đứng giữa trời, lòng lâng lâng thoát tục. Khi trời quang mây tạnh, từ nơi đây có thể phóng tầm mắt dõi nhìn khắp vùng biển miền Ðông Bắc.
Yên Tử , ngày xưa đuợc gọi là Tượng Sơn (Núi Voi) có lẽ bởi hình dáng núi giống như một con voi khổng lồ. Sử sách cũ lại gọi Yên Tử là Bạch Vân Sơn (núi mây trắng) phủ trên đỉnh núi. Có tài liệu còn ghi là Tổ Sơn (có lẽ là núi cao nhất trong khu vực).
Gần 1000 năm trước, sử sách đã ghi lại rằng, Yên Tử được coi là “phúc địa thứ 4 của Giao Châu”. Nhiều tài liệu cũ đều thống nhất ghi nhận “Năm Tự Ðức thứ 3, núi Yên Tử được liệt vào hàng danh sơn, chép trong điển thờ “.
Phải chăng, chính sự linh thiêng huyền bí ấy mà từ xưa các tín đồ đạo phật Việt Nam đã đến Yên Tử dựng am cỏ cầu kinh niệm Phật. Cũng vì thế mà từ thế kỷ thứ 10, đạo sĩ An Kỳ Sinh (Yên Kỳ Sinh) đã đến nơi này tu hành và đắc đạo. Những năm sau đó, nhiều thế hệ tăng ni phật tử Việt Nam tiếp tục tìm đến Yên Tử tu hành, xây dựng chùa tháp và nhiều công trình khác.
Ðặc biệt, từ thời Trần đã đầu tư xây dựngYên Tử thành khu quần thể kiến trúc chùa tháp có qui mô lớn. Khởi đầu là ông Trần cảnh (vua Trần Thái Tông) đến Yên Tử tháng 4 năm Bính Thân (1236). Sau đó, Trần Nhân Tông (Trần Khâm)- ông vua anh hùng của 2 cuộc khách chiến đại thắng quân Nguyên-Mông (1285-1288) mang lại thanh bình cho đất nước, vào lúc triều đại đang hưng thịnh vẫn nhường ngôi cho con để yên tâm nghiên cứu đạo Phật và tìm đến Yên Tử tu hành.
Năm 1299 (cách đây hơn 700 năm ), Trần Nhân Tông đã xây dựng nên dòng thiền Trúc Lâm bằng cả một hệ thống lý thuyết và hành động gắn đạo với đời. Ông được coi là vị Sư Tổ thứ nhất của Phật phái Trúc Lâm mang Phật danh Ðiều Ngự Giác Hoàng. Kế tục sự nghiệp của ông là Sư Tổ Pháp Loa và Huyền Quang Tôn Giả. Cả 3 vị được gọi chung là Trúc Lâm Tam Tổ. Từ đó, Yên Tử trở thành kinh đô tư tưởng của Phật phái Trúc Lâm, đánh dấu sự phát triển triết học và tư tưởng của dân tộc Việt Nam trong các thế kỷ 12, 13, 14. Gắn liền với lịch sử phát triển dòng thiền Trúc Lâm tại Yên Tử là việc xây dựng và hình thành một quần thể các công trình kiến trúc gồm 11 chùa và hàng trăm am, tháp, mộ, bia, tượng..Quần thể kiến trúc đồ sộ này được đặt trong một tổng thể cảnh quan hùng vĩ, thơ mộng trải dài gần 20km tạo thành Khu Di tích Lịch sử và Danh thắng Yên Tử mang tầm quốc gia.
Không biết lễ hội Yên Tử được hình thành từ bao giờ, chỉ biết rằng, n_ từ thế kỷ 17-18, trên đỉnh Yên Tử, ở độ cao 1.068m đã hiện diện một ngôi chùa (Thiên Trúc Tự) mái lợp ngói đồng, trong chùa có 2 tượng đồng, cạnh chùa là một phiến đá lớn bằng phẳng được gọi là Bàn cờ Tiên cùng với một chữ Phật khốt lớn khắc vào vách đá…Tất cả đều nói lên sự linh thiêng, huyền bí và sức cuốn hút kỳ diệu của Yên Tử. Hiện nay, chùa cũ không còn, dấu tích để lại là một khám thờ nhỏ đã được làm lại bằng đồng vào tháng 4/1994.
Hàng năm, Lễ hội Yên Tử được tổ chức từ ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch và kéo dài trong 3 tháng mùa xuân. Sau phần nghi lễ long trọng được chính quyền địa phương tổ chức n_ dưới chân núi Yên Tử là cuộc hành hương của hàng vạn người đến với đỉnh cao nhất của Yên Tử-chùa Ðông. Ðường lên đỉnh Yên Tử uốn lượn, gập ghềnh, luồn dưới những bóng cây đại thụ, xuyên qua những vạt rừng thông, trúc…
Bài viết hữu ích:
Với thời gian trung bình 3 giờ leo núi vất vả mới có thể đến được chùa Ðông, đường lên đỉnh Yên Tử là một cuộc thử thách đức tinh, kiểm chứng lòng thành với Phật. Ðến được chùa Ðồng, những tín đồ của Phật có cảm giác mãn nguyện như đến được cội nguồn cõi Phật. Dường như nơi đây là chốn đào viên để Tiên, Phật đánh cờ, luận đàm kinh kệ, truyền cho các bậc hiền triết của trần gian.
Rải đều trên các cung bậc của hành trình Hội xuân Yên Tử là những cụm kiến trúc chùa, bia, am, tháp…Lúc náu mình trong rừng cổ nguyên sinh, khi phô bày giữa không gian thoáng đãng, nhiều lúc ẩn hiện trong mây, huyền ảo như trong chuyện cổ tích, vừa quyến rũ du khách, vừa khích lệ tinh thần chinh phục. Ðến đỉnh Yên Tử du khách có cảm giác như lên tới cổng trời cưỡi mây nhìn xuống hạ giới. Phóng tầm mắt ra phía đông là Vịnh Hạ Long mênh mông với hàng ngàn đảo đá nhấp nhô như chuỗi ngọc. Nhìn về phía nam là TP. Hải Phòng với dòng sông Ðá Bạch, Bạch Ðằng lững lờ như một dải sa tanh lấp lánh. Trông về Tây là đồng bằng trù phú Hải Dương, Bắc Ninh, còn phía Băc điệp trùng rừng núi…Tất cả gợi lên niềm phấn khích tự hào, lâng lâng trong niềm vui chiến thắng và chinh phục.
Vào dịp lễ hội, trong dòng người thập phương đổ về Yên Tử, có nhiều người hành hương tìm đến cõi Phật để thể hiện đức tin, cầu lộc, cầu tài. Có những người đến Yên Tử để ngưỡng cảm ý chí thông tuệ và đức độ thanh cao của các bậc cha ông. Có người về Yên Tử để du xuân, vãn cảnh, thưởng ngoạn không khí thanh bình. Nam nữ thanh niên đi Yên Tử để khám phá, chinh phục. Nhiều Việt kiều về nước tìm dến Yên Tử đắm mình trong những giá trị nhân văn, tinh hoa dân tộc. Rất nhiều khách nước ngoài đã biết đến Yên Tử như một điểm hấp dẫn du lịch tôn giáo, lịch sự, văn hóa và sinh thái.
Bất kỳ ai đến với lễ hội Yên Tử, nhất là đến được chùa Ðồng đều cảm thấy choáng ngợp bởi sự kỳ vĩ của thiên nhiên. Những giá trị tinh thần, văn hoá của tổ tiên; sự dâng hiến tinh khiết, trong hoa lá…Ðâu phải vô tình mà Yên Tử làm nơi hành đạo.
Bạn đọc cũng quan tâm:
lễ hội xuân yên tử |
lễ chùa yên tử |
Chia sẻ của khách hàng về Lễ hội Yên Tử – Quảng Ninh