Lễ hội Tết nhảy đặc sắc ở Sapa

Lễ hội tết nhảy Sapa

Tết nhảy là lễ hội quan trọng và được chuẩn bị khá công phu của người Dao ở Tả Van Sapa. Trước Tết, nam thanh niên ôn luyện các điệu nhảy múa. Các thiếu nữ lo nhuộm chàm, thêu áo mới. Lễ Tết nhảy Sapa thường diễn ra ở nhà ông trưởng họ và các thành viên trong họ đều tấp nập đến giúp trưởng họ chuẩn bị Tết.

Bàn thờ tổ tiên “Chụ chông” thường nằm ở gian giữa hướng về bếp chính được trang trí rực rỡ sắc màu hoa văn. Cửa bàn thờ dán tranh cắt giấy biểu tượng mào gà trống và Tam thanh. Nóc bàn thờ phía trước nổi bật sắc đỏ rực của hoa văn “Mặt trời”. Hai bên bàn thờ đều dán câu đối trên giấy hồng điều với nội dung cầu mong “Người yên vật thịnh”, “Uống nước nhớ nguồn”. Hằng năm có rất nhiều tour du lịch Sapa lên đây chủ yếu để khám phá nét văn hóa lễ hội đặc sắc nơi này.

Lễ tết nhảy Sapa được diễn ra tại nhà của trưởng bản

Lễ tết nhảy Sapa được diễn ra tại nhà của trưởng bản

  • Tham khảo: Món quà Tết 2022 sang trọng cao cấp TẠI ĐÂY

Sáng sớm ngày mùng một, khi sương đêm vẫn còn đọng trên cành lá, những bông hoa đào hoa mận chưa kịp đón ánh nắng mặt trời, cả gia đình ông trưởng họ đều tệ tựu quanh bàn thờ. Sau khi làm lễ báo tổ tiên, tất cả người trong gia đình cầm dao, cầm cuốc ra cửa chính, vượt khỏi khuôn viên, đến trước cây đào (hoặc cây mận). Gia chủ vung dao giận dữ nói với cây: “Mày là cây đào được người vun trồng, chăm sóc, sao mày không sinh hoa, sinh quả, bây giờ tao phải chặt mày đi”. Dứt lời, gia chủ dứ dứ con dao vào gốc cây. Một người vội vàng van nài: “Tôi xin ông, lậy ông đừng chặt tôi, năm nay thế nào tôi cũng đẻ hoa, đẻ quả”.

Tuỳ theo từng dòng họ, Tết nhảy có thể tổ chức vào ngày mùng một hoặc mùng hai tết. Khi tổ chức, cả dòng họ tập trung tại nhà trưởng họ. Nam giới phụ lễ, tham gia nhảy đồng, gọi là “sài cỏ”. Chỉ có một số nam giới có khả năng mới làm được “Sài cỏ”. Còn những người khác phụ bếp, giúp việc. Du lịch Sapa 2 ngày 3 đêm là tour được nhiều du khách lựa chọn nhất để khám phá lễ hội nơi đây.

Trước bàn thờ tổ tiên, thầy cúng chính “Chói peng pi” trịnh trọng và nghiêm khắc điều khiển hướng dẫn các “sài cỏ” (người mới tập nhảy) lắc và rung toàn thân. “Chói peng pi” chảy trước, các “sài cỏ” nhảy sau. Vừa nhảy vừa đọc bài khấn trình thưa với tổ tiên mục đích ý nghĩa tổ chức lễ Tết nhảy. Thầy mo rúc tù và, “Chải peng pi” ra giữa sân dùng chiếc sừng trâu hướng về bốn phương tám hướng rúc 3 hồi gọi chư thần thượng giới xuống dự lễ. Một số “sài cỏ” hú lên một hồi dài lao vào bếp lửa tắm than. Than đỏ rực và dường như họ có phép màu nên không một ai có cảm giác bỏng. Tắm than nhằm làm cho người “trong sạch” chuẩn bị đón rước tổ tiên về. Tiếng hú lại vang lên, các chàng trai lại lao vào bếp than cả vai, tay chân vững vàng trong than lửa. Bếp than thì tàn còn các “sài cỏ” vẫn khoẻ mạnh.

Các "sài cỏ" theo sự hướng dẫn của thầy cả tổ chức 14 điệu nhảy dẫn đường

Các “sài cỏ” theo sự hướng dẫn của thầy cả tổ chức 14 điệu nhảy dẫn đường

Sau lễ trình báo tổ tiên, thầy cúng và các phụ lễ nhảy 14 điệu nhảy. Mỗi điệu nhảy lại thể hiện những động tác khác nhau và đều có tính biểu tượng cao. Điệu nhảy “Plây Thiên Tả Vàng” nhằm chào đón các vị thần trên thượng giới về dự lễ nhảy theo điệu cò bay “Pê họ”. Điệu nhảy này của người Sapa luôn cúi đầu, hai bàn tay xoè ra và chỉ xuống đất. Điệu nhảy chào bố mẹ đã khuất nhảy một chân, ngòn tay trỏ bên phải luôn chỉ ngược cùng chiều với nhịp nhấc của chân phải. Điệu nhảy chào sư phụ, nhảy một chân nhưng hai tay đặt lên đùi, đầu cúi chào trịnh trọng. Điệu nhảy mời tiên nữ xuống dự khá uyển chuyển, mềm mại, hai cánh tay múa theo cánh hạc bay…v.v. Các điệu nhảy mở đường, xua tà ma, người nhảy thể hiện sự mạnh mẽ và hùng dũng.

Click Tại Đây để xem tour Sapa 3 ngày 4 đêm

Khi nhảy bao giờ cũng phải nhảy lò cò một chân. Nhảy hết một vòng tròn, nhảy quay lại bàn thờ để lạy tạ. Kết thúc các điệu nhảy, cả dòng họ làm lễ rước tổ tiên.

Kết thúc điệu nhảy mở đường, đón chào tổ tiên, thần linh, mọi người cùng tiến hành điệu nhảy rước tượng tổ tiên. Tượng được chạm khắc với những nét hoa văn trang phục thời cổ xưa, có đường kính thân 5 cm và dài khoảng 25 cm, bàn tay phải của tượng cầm tấm thẻ bài có ghi rõ tên của ông tổ. Vào những ngày khác trong năm, tượng thường được bọc kín bằng vải trắng. Đến ngày Tết, con cháu rước tượng xuống để làm lễ tắm gội, thay khăn choàng mới. Nước tắm cho tượng cũng phải chuẩn bị chu đáo, phải làm từ lá thơm qua một quy trình chưng cất nghiêm ngặt, thể hiện đậm nét văn hóa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam.

Sau lễ tắm gội cho tượng, đến điệu nhảy dâng gà của con cháu. Thầy cả và ba thanh niên tay cầm gà trống đỏ và vàng nhảy theo nhiều động tác dâng gà, có động tác rước gà trên đầu, có động tác “vác” gà qua hai vai, rồi vừa nhảy múa vừa vặt đầu gà làm thịt… Kết thúc Tết nhảy của người Dao đỏ là điệu múa cờ.

Tết nhảy Sapa diễn ra từ cuối giờ Thìn đến giờ Dậu với tổng hợp các loại hình nghệ thuật dân gian. Đó là nghệ thuật múa nhảy đan xen với nghệ thuật âm nhạc. Đó là nghệ thuật ngôn từ kể về sự tích dòng họ, công lao tổ tiên. Đó là nghệ thuật tạo hình với các loại tranh thờ, tranh cắt giấy, điêu khắc tượng gỗ… sinh hoạt tết của người Dao đỏ Tả Van Sapa giầu bản sắc, độc đáo nhưng đều thấm đậm tính nhân văn.

VÌ SAO KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN DU LỊCH KHÁT VỌNG VIỆT?

"Là người đam mê du lịch, với Tôi du lịch là cuộc sống, sứ mệnh của chúng Tôi là thiết kế và tổ chức những Tour du lịch có giá trị cao cho mọi khách hàng, giúp khách hàng có được những chuyến đi thực sự ý nghĩa, vui vẻ và bình an, giúp gắn kết tất cả các thành viên để mọi người hiểu nhau hơn và làm việc hiệu quả hơn"

Nguyễn Thanh Minh - CEO công ty du lịch Khát Vọng Việt.

Chia sẻ của khách hàng về Lễ hội Tết nhảy đặc sắc ở Sapa

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Tất cả bình luận