Sapa được ví như cô gái đẹp trong buổi sớm mai đất trời còn ngái ngủ, với hàm mi rợp mát trên cặp mắt mơ màng của nàng thiếu nữ đang tuổi xuân thì. Nằm ở độ cao gần 2000 m, cách trung tâm chừng 10 phút tản bộ, vị trí lý tưởng này giúp bạn có thể thỏa sức quan sát tứ phía, cảm nhận được thế núi hùng vĩ của thị trấn tận cùng phương Bắc: Kia thị trấn bốn mùa xuân mây phủ, nguyên mẫu của nhiều bức tranh từng đoạt giải thưởng quốc tế.
Xa hơn những thửa ruộng bậc thang đang mùa thu hoạch vàng óng một màu, xoáy những vòng tròn bất tận. Phía bên trái, bản Hồ như một chiếc gương soi của mặt trời, sậm đỏ ráng chiều. Sapa là một địa điểm du lịch hấp dẫn nhất vùng núi phía bắc, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Du khách đến với Sa Pa không chỉ được du ngoạn những danh lam thắng cảnh mà còn có thể hòa vào những lễ hội văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số của Sapa.
Lễ hội Lồng Tồng ở Tả Van: cứ tháng Giêng hàng năm, tại bản Tả Van Sapa (Sapa, Lào Cai) sẽ diễn ra lễ hội Lồng Tồng. Trong ngày này, thung lũng Mường Hoa ngập tràn trong sắc màu. Người dân từ các bản làng diện trang phục đẹp nhất về dự hội. Lễ hội Lồng Tồng là lễ hội cầu cho quốc thái, dân an, cầu thần nông ban cho nông dân mưa thuận gió hoà, thóc lúa đầy bồ, ngô khoai sắn đầy kho, cầu cho ngành nghề được mở mang, đời sống nhân dân được ấm no.
Ngày Tết của người Dao Tuyển mỗi mùa xuân về, đồng bào các dân tộc chuẩn bị để đón tết đầm ấm. Ngay từ ngày 23 tháng Chạp, mọi nhà đều chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn để tiễn ông Táo về trời báo cáo một năm làm ăn phát đạt và dọn dẹp nhà cửa đón năm mới đến.
Xem nhiều chia sẻ hơn với bài: Kinh nghiệm đi du lịch Sapa đầy đủ chi tiết nhất
Phong tục vui Tết đón Xuân của người vùng cao Lào Cai mỗi khi xuân về, đồng bào các dân tộc lại nô nức đón xuân với những phong tục truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Đặc biệt là ở vùng cao Lào Cai, nơi có 25 dân tộc anh em sinh sống.
Lào Cai: Tưng bừng những lễ hội “trên mây” mặc dù tiết trời giá rét, thậm chí có ngày dưới 5 độ C, sương mù dày đặc, nhưng sau Tết Mậu Tý, các lễ hội của đồng bào vùng cao Lào Cai vẫn được tổ chức tưng bừng theo đúng lịch đã định, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Lễ hội roóng poọc của người Giáy (Lào Cai) Hàng năm vào ngày Thìn tháng Giê`ng âm lịch người Giáy ở Tả Van (huyên SaPa) lại mở hội Roóng Poọc để cầu mùa màng bội thu, người yên vật thịnh, mưa thuận, gió hoà.
Lễ hội rước Đất, rước Nước của người Tày – Bắc Hà diễn ra vào ngày rằm tháng giêng hàng năm để cầu xin Mẹ Đất, Mẹ Nước phù hộ cho đất luôn màu mỡ, cầu cho nguồn nước không bao giờ cạn, giúp dân bản có cuộc sống no đủ quanh năm. Từ sáng sớm, dân làng đã cử một đoàn người gồm: thầy cúng, đội trống, chiêng, khèn và các cô, các chị (là những người chăm chỉ làm ăn, có cuộc sống gia đình yên bình khoẻ mạnh)… đi lên ngọn núi Pản Phố – nơi có nguồn nước trong nhất bản – rước hồn Đất, hồn Nước về dự hội. Du lịch Sapa để thưởng thức các lễ hội truyền thống của Sapa cũng như tìm hiểu văn hóa đặc sắc của vùng cao Tây Bắc.
Tết nhảy người Dao đỏ ở Sapa: khoảng cuối giờ Thìn, đầu giờ Tỵ ngày mùng một và mùng hai Tết âm lịch hằng năm, lễ hội Tết nhảy – một hình thức sinh hoạt văn hóa độc đáo của người Dao đỏ – sẽ được tổ chức duy nhất tại nhà ông trưởng họ bản Tà Phìn, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai. Lễ cúng Thần Nông của người Dao Tuyển Người Dao tuyển ở Lào Cai cư trú chủ yếu tại các huyện Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà và thành phố Lào Cai; so với các dân tộc khác, người Dao tuyển có tỷ lệ dân số cao, người dân còn lưu giữ được nhiều sắc thái văn hoá đặc trưng như văn học dân gian, tín ngưỡng dân gian, phong tục theo chu kỳ đời người… trong “di sản sách cổ” của người Dao tuyển.
Lễ cơm mới và hội hoa chuối của người Xa Phó (Văn Bàn) Huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai đã được nhiều người biết đến bởi vùng đất này là một trong số ít địa phương của cả nước có nhiều rừng nhất, đồng thời có tiềm năng to lớn trong phát triển du lịch sinh thái
Chia sẻ của khách hàng về Lễ hội Lồng Tồng – Một lễ hội đặc sắc của người dân Sapa