Chùa Long Tiên là ngôi chùa lớn nhất ở thành phố Hạ Long, chùa tọa lạc ở ngay dưới chân núi Bài Thơ – một di tích lịch sử, danh thắng nổi tiếng. Lễ hội chùa Long Tiên được diễn ra vào ngày 24 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội này không chỉ là dịp để các du khách đến tham quan, vãn cảnh chùa, mà còn là dịp để người người nhà nhà cầu xin may mắn, xua đuổi điều xấu, xám hối tội lỗi. Có thể nói đây là một lễ hội mang ý nghĩa tâm linh, văn hóa rất cao, nó giúp con người tĩnh tâm, an lạc hơn trong suy nghĩ.
Nội dung bài viết
Giới thiệu về chùa Long Tiên
Chùa Long Tiên tọa lạc tại chân núi Bài Thơ, phố Long Tiên, phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Chùa cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 160km. Vì chỉ cách trung tâm thành phố Hạ Long chỉ 6km nên đây là địa điểm tham quan nổi tiếng thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan. Ngôi chùa cổ này được xây dựng theo phong kiến kiến trúc thời nhà Nguyễn.
Những chi tiết nổi bật nhất phải kể đến như hoa văn hình phượng hình rồng ở nhiều mảng tường, phần mái ngói không thẳng như thông thường mà lại cong vút ở 4 đầu, vừa kiêu kỳ cách điệu lại không quá rườm rà. Đặc biệt, kiến trúc ở chùa Long Tiên là kiểu chồng rường giá chiêng nên lại càng độc đáo hơn bất cứ ngôi chùa nào khác. Chùa Long Tiên được xây dựng làm nơi thờ cúng, tưởng niệm những vị tướng thời nhà Trần đã có công với đất nước. Từ khi xây dựng từ năm 1941 đến nay, chùa đã trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, là nơi được nhiều tăng ni phật tử trong cả nước lựa chọn.
Đường đi đến chùa Long Tiên
Có khá nhiều phương tiện đưa bạn đi lên ngôi chùa nổi tiếng này. Du khách có thể thuê xe, đi xe máy hoặc ô tô đều thuận tiện. Bởi lẽ, đường đến chùa được gợi ý chính xác trên bản đồ nên rất dễ tìm. Nếu xuất phát từ phía thủ đô Hà Nội, bạn khởi hành theo lộ trình sau. Hà Nội -> Ngã ba Sài Đồng -> Bắc Ninh. Từ đây, bạn chỉ cần chạy xe theo quốc lộ 18 đến Phả Lại, rồi đến Chí Linh, tiếp theo là Đông Triều, Uông Bí và cuối cùng là đến thành phố Hạ Long.
Từ trung tâm thành phố Hạ Long, bạn quẹo theo con đường Nguyễn Du rồi đi thẳng thêm khoảng 800m thì rẽ vào đường Lê Thánh Tông. Sau đó, bạn chỉ cần chạy thẳng một mạch sẽ bắt gặp bãi đỗ xe rạp Bạch Đằng. Đây là lộ trình nếu bạn di chuyển bằng xe máy. Nếu đi xe khách, con đường lại càng thoải mái hơn, bạn chỉ cần lên xe ngủ một mạch sẽ tới.
Bạn đến bến xe Mỹ Đình, Lương Yên hoặc Gia Lâm và múa vé đi Hạ Long. Khi xe khách dừng tại bến xe Bãi Cháy, bạn có thể đi taxi, grab hoặc xe ôm đến vịnh Hạ Long. Từ đây, du khách bắt buộc phải đi đò. Giá thuê đò dao động từ 100.000 vnđ/người, mỗi chiếc đò tối đa chở 10 người nên tính ra, chi phí di chuyển sẽ khá rẻ. Nếu đi theo đoàn, bạn sẽ tiết kiệm hơn.
Lịch sử hình thành chùa Long Tiên
Như đã nói ở trên, chùa Long Tiên được xây dựng vào năm 1941, cụ thể là chính thức hoàn thành vào ngày 11/6/1941. Chùa xây dựng dưới thời triều đại nhà Nguyễn với mục đích thờ các vị tướng có công với đất nước và đồng thời là thờ Phật. Ở nước ta, Phật giáo chia làm 2 tông là Bắc Tông và Nam Tông. Chùa Long Tiên theo trường phái Bắc tông. Đến đây, du khách cảm thấy yên bình và thanh thản nhờ những chủ trương hướng con người theo điều thiện, vị tha, giải thoát cho chính mình. Ai đến đây cũng như được giác ngộ ra những chân lý mới.
Trải qua hơn 8 thập kỷ, chùa Long Tiên đã chứng kiến biết bao thăng trầm lịch sử, chứng kiến những trận bom đạn khắc nghiệt. Để rồi, ngôi chùa này vẫn lặng lẽ vững chãi tồn tại. Nhiều tăng ni, phật tử, những người theo đạo Phật rất muốn một lần đến viếng ngôi chùa tâm linh này. Du khách đến đây không chỉ để thắp hương khấn vái cầu bình an, sức khỏe, công danh sự nghiệp lẫn tình duyên mà còn được tham quan kiến trúc độc đáo của chùa. Chùa Long Tiên thường được kết hợp tham quan cùng những địa điểm tương tự như chùa Cái Bầu, chùa Ba Vàng,…
Quang cảnh kiến trúc chùa Long Tiên
Sau khi khởi công xây dựng vào năm 1941, chùa Long Tiên đã trải qua cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ đầy khắc nghiệt. Do đó, đến năm 2008, chùa được mở rộng, tu sửa và bảo trì nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, hiện nay, chỉ một số hạng mục cổ ở chùa như cổng Tam Quan là còn giữ nguyên kiến trúc ngày trước. Những hạng mục khác ít nhiều có sự thay đổi nhất định theo quy luật của thời gian.
Chùa Long Tiên có không gian rất rộng lớn, ước tính khuôn viên rộng lên đến 1000m2. Vì thế, nếu muốn khám phá và trải nghiệm hết nét đẹp nơi đây, bạn hãy dành ít nhất là 1 buổi trọn vẹn nhé. Để dễ hình dung, chúng tôi sẽ tóm tắt kiến trúc chùa như sau. Nếu đi từ ngoài vào, bạn sẽ lần lượt bắt gặp những địa điểm theo thứ tự:
- Tam quan – gác chuông
- Sân chùa (sân trên, sân dưới)
- Chùa chính được xây dựng hình chữ Đinh (J) gồm Bái đường (chùa hộ), thượng điện (bàn thờ các chư Phật)
- Nhà tổ (nơi thờ Trúc Lâm Tam Tổ, các vị la hán)
- Nhà khách.
Thứ đầu tiên đập vào mắt chính là cổng Tam Quan vô cùng độc đáo và khác lạ. Cổng chùa được thiết kế theo dạng chồng diêm, với 3 tầng nổi và càng lên cao càng nhỏ lại. Tầng dưới cùng là cửa hai lá bằng gỗ, tầng thứ 2 đặt một quả chuông khổng lồ bằng đồng. Tầng trên cùng đặc biệt nhất. Đây là nơi đặt pho tượng Phật A Di Đà với tư thế ngồi. Quay trở lại tầng dưới cùng, bạn sẽ thấy có hai pho tượng Ông Thiện và Ông Ác đứng hai bên cổng chính.
Nhìn chếch lên cao một chút, bạn sẽ thấy dòng chữ “Thiên Long Tự” viết theo kiểu chữ Hán đầy uy nghiêm. Dọc hai bên thân cột cổng là hai câu đối:
“Nhật tà tháp ảnh hoành tây điện
Sơn tượng chung thanh đáo khách thuyền”
Dịch ra có nghĩa là:
“Bóng tháp trong chiều tà nằm ngang điện
Chuông chùa nơi đỉnh núi vẳng nơi thuyền khách”
Cổng Tam Quan không chỉ đặc biệt như thế. Cái tên Tam Quan cũng thể hiện cổng có ba cánh cửa và chúng đại diện cho Hữu – Vô – Đại. Ngày trước, mỗi nhóm người sẽ sử dụng một cánh cổng để đi vào chùa. Trong đó cánh cổng lớn nhất sẽ dành cho những người theo đạo Phật, các vị cao tăng vào cúng bái, còn hai bên cổng nhỏ hơn ở hai bên sẽ dành cho du khách vãng lai vào tham quan.
Chỉ một cánh cổng thôi cũng chứa đựng nhiều ý nghĩa thú vị. Bước qua cổng, liền kề với tam quan, bạn sẽ thấy ngay bức tượng Bồ Đề Đạt Ma ở tư thế tọa thiền. Bức tượng này chính là mô phỏng lại người đã sáng lập nên Thiền Tông Trung Quốc. Theo truyền thống, ông là vị tổ thứ 28 của Thiền Tông, truyền bá dòng thiền từ Ấn Độ sang Trung Quốc rồi từ Trung Quốc truyền bá đến Việt Nam. Tượng Bồ Đề Đạt Ma đặt trên bục có độ cao bằng với mái của cửa phụ tam quan.
Nhìn sang bên phải là nơi thờ mẹ Vân Phương. Bước qua khỏi cổng, bạn sẽ đi đến khu vực sân dưới của chùa Long Tiên. Nổi bật nhất tại khu vực này là bức tượng Phật Bà Quan Âm Bồ Tát. Bà đang ở trong tư thế phổ độ chúng sinh, vì thế nhiều du khách trước khi vào viếng ở bên trong cũng đứng trước tượng Bồ Tát khấn vái. Sau khi dâng hương xong, bạn sẽ đi theo lối bậc thang dẫn lên sân trên. Đây là nơi dành cho Phật tử dâng hương bái Phật. Khu vực sân trên có treo bức tranh miêu tả về ngày đản sinh của Đức Phật Thích Ca.
>>> Xem thêm
Qua khỏi sân trên, bạn sẽ vào khu vực chùa chính được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Đinh, bao gồm Bái đường (chùa hộ), thượng điện (bàn thờ các chư Phật). Ở Đại Hùng Bảo Hiện có bài trí khá nhiều bức tượng Phật. Cao nhất, linh thiêng và tôn nghiêm nhất là hình tượng tượng Phật Di Đà Tam Tôn. Vị trí thứ hai là A Di Đà tọa thiền thuyết pháp trên đài sen. Vị trí thứ ba là Phật Quan Âm ngàn mắt ngàn tay. Hai bên Phật Bà cũng có Long Nữ và Thiện Tài đứng hầu.
Vị trí thứ tư là Ngọc Hoàng Thượng Đế cai quản cõi trời giúp Phật hành pháp. Vị trí thứ năm là tượng Cửu Long (hay còn gọi là Thích Ca sơ sinh), tác phẩm điêu khắc này là một tuyệt tác có từ thời Lê. Khu vực nhà tổ là nơi thờ vị Tổ của thiền phái Trúc Lâm. Ngoài ra còn có bộ tượng Hộ Pháp và đồ tế khí. Điểm độc đáo và đặc biệt nhất trong thiết kế của chùa Long Tiên chính là những đường nét điêu khắc đầy tinh xảo. Dù là hình con rồng con phượng hay hoa lá đều được tỉ mỉ cách điệu đầy nghệ thuật.
Thời điểm lý tưởng vãn cảnh chùa Long Tiên
Với lối kiến trúc độc đáo và đặc biệt cùng khí hậu Hạ Long trong xanh mát mẻ, có lẽ hầu như bất cứ thời điểm nào cũng thích hợp để bạn khám phá chùa Long Tiên. Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng nhất được nhiều du khách lựa chọn là sau dịp Tết. Đây là lúc mà nhiều người cùng đến chùa để dâng hương, cầu may mắn bình an cho năm mới. Tuy nhiên, nếu không muốn ồn ào náo nhiệt bạn hãy thử thời điểm khác.
Từ tháng 5 đến tháng 12, chùa Long Tiên tương đối vắng vẻ và thanh bình. Bạn sẽ cảm nhận sự tĩnh lặng và thanh tịnh của chùa nếu du lịch vào mùa thấp điểm. Không chỉ phù hợp để dâng hương, tịnh tâm khấn vái mà bạn còn dễ dàng ngắm kĩ lối kiến trúc cũng như tìm hiểu hoạt động văn hóa tâm linh tại chùa. Trong ngày, thời điểm lý tưởng nhất để đến chùa là vào sáng sớm hoặc chiều tà. Khung cảnh bình minh và hoàng hôn nơi đây khi hòa cùng chốn bồng lai tiên cảnh càng tuyệt đẹp.
Khám phá lễ hội chùa Long Tiên
Đến chùa Long Tiên mà không tham gia lễ hội chùa Long Tiên là một thiếu sót khá lớn. Cứ mỗi dịp xuân về, chùa Long Tiên tiếp đón hàng ngàn khách du lịch, tăng ni phật tử thập phương đổ về để khấn bái, vãn cảnh chùa. Lễ hội chùa Long Tiên thường được tổ chức vào 24 tháng 3 âm lịch, địa điểm tổ chức là ngay bên trong khuôn viên của chùa. Những người chủ trị chính buổi lễ là vị sư trụ trì cùng Phật tử của chùa Long Tiên.
Hòa mình vào không khí sôi động và náo nhiệt, đây là lúc mà cả người dân Quảng Ninh lẫn khách du lịch cùng nhau khấn vái cầu nguyện, mong ước sức khỏe lẫn may mắn đến cho bản thân và gia đình. Đó là lý do mà lễ hội chùa Long Tiên mỗi năm là lại thu hút đông đảo khách du lịch. Không những thể hiện nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt mà chùa Long Tiên còn là chốn linh thiêng, giúp tâm hồn thư thái, an nhiên giữa cuộc sống bon chen hối hả.
Tiến trình lễ hội chùa Long Tiên
Tiến trình lễ hội chùa Long Tiên diễn ra như sau. Đầu tiên, đoàn rước kiệu đi qua đền Đức Ông (tức đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn). Ông là con trai cả của Trần Hưng Đạo. Sau đó đoàn kiệu đến đền thờ An Dương Vương ở Vụng Ðáng, rồi qua Loong Toòng và quay lại chùa Long Tiên. Bên cạnh cầu may mắn, du khách còn được tham gia các hoạt động vui và thú vụ như rước kiệu bài vị Đức Ông, hát chầu văn, đấu vật, diễn chèo, chơi cờ người,… Không thể không nhắc đến những bàn thờ nghi ngút hương khói được sắp xếp đầy đủ lễ vật nghiêm trang.
Cách chọn lễ vật khi đi chùa Long Tiên
Đến viếng chùa Long Tiên, du khách cũng cần chuẩn bị lễ vật thật cẩn thận. Nếu đi viếng chùa lần đầu, khâu lễ vật luôn là thứ khiến nhiều người băn khoăn. Nên chọn vật gì phù hợp với chốn linh thiêng nhưng lại không lỉnh kỉnh khi đi đường xa quả là vấn đề nan giải. Cũng như bao ngôi chùa khác, mâm lễ vật dâng lên bàn thờ Phật bao gồm các loại trái cây, xôi, chè, các loại bánh kẹo. Trái cây không bắt buộc cụ thể là loại quả gì, bạn vẫn nên ưu tiên mùa nào thức nấy.
Bởi lẽ, quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành dâng lên đức Phật. Lưu ý hoa quả được chọn phải là loại tươi ngon, căng mọng, không bị héo dập hay móp. Xếp mâm ngũ quả phải là số lẻ, sao cho đẹp mắt để trong quá trình di chuyển không bị rơi ra ngoài. Ngoài ra, đi dâng hương thường không thiếu hoa. Các loại hoa thường được lựa chọn nhiều nhất là hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa ngâu, hoa cúc là hợp lý nhất. Lưu ý không sử dụng hoa dại, hoa tạp nham dâng lên khấn vái.
Bên cạnh đó, bạn nên chuẩn bị một số tiền lẻ để sắm sửa thêm lễ vật. Đây là thứ dùng để bái yết nơi cửa chùa. Trên đây là lễ vật dành cho du khách, còn nếu là đệ tử tu hành, bạn không cần sắm sửa nhiều mà chỉ cần tấm lòng thành kính. Tốt nhất là chuẩn bị mâm đồ chay thanh tịnh như hoa quả, trầu cau, phẩm oản. Riêng khu vực thờ tướng lĩnh nhà Trần hoặc thờ thánh Mẫu có thể cúng lễ vật chay hay mặn tùy tâm. Nếu là đồ mặn thì chỉ cần đơn giản như giò, gà luộc, xôi.
Một điều lưu ý khi khấn vái tại chùa Long Tiên nói riêng và các chùa khác nói chung là không đặt tiền âm phủ, vàng mã lên bàn thờ Phật và bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát. Nếu muốn cúng tiền mặt có thể cho vào thùng công đức trong chùa. Những người thường xuyên đi chùa còn chuẩn bị vật lễ dang lên là Oản Tài Lộc. Về hình thức, Oản Tài Lộc có đa dạng mẫu mã với nhiều ý nghĩa khác nhau. Chúng có thể trưng lễ trong thời gian dài mà không bị hỏng, mốc.
Những lưu ý khi đi chùa Long Tiên
Như mọi không gian linh thiêng khác, khi đến chùa Long Tiên, bạn cần lưu ý một số điểm đặc biệt để không gây ảnh hưởng người xung quanh và không gian thanh tịnh của chùa:
- Ăn mặc lịch sự, phải kín đáo, gọn gàng, không hở hang. Không mang đồ váy, áo hai dây, váy ngắn trên gối. Nên đi giày hoặc dép đế thấp để thuận lợi di chuyển.
- Không đùa giỡn, nói chuyện, cười đùa, chạy nhảy, khạc nhổ, hỉ mũi,… ở khu vực phật điện, tam bảo.
- Không bình phẩm về Phật, không đụng chạm, nằm ngồi lên tượng.
- Chỉ dâng hương ở khu vực không có biển cấm
- Ăn uống đúng nơi quy định, tránh vừa đi dâng lễ vừa cầm theo đồ ăn hay nước uống. Tốt nhất là ăn sau buổi cúng thì sẽ hưởng được lộc, lưu công đức
- Không quỳ hoặc đứng giữa phật đường. Nên quỳ chếch sang một bên một để trừa đường đi.
Đường đi đến chùa Long Tiên tuy không khó nhưng vẫn gây khó khăn cho một số khách du lịch lần đầu tiên đến. Ngoài ra, vì khuôn viên chùa khá rộng, chùa lại có nhiều câu chuyện lịch sử ẩn chứa đằng sau lối kiến trúc cổ. Đó là lý do mà du khách thường đặt gói tour du lịch Hạ Long có điểm đến là chùa Long Tiên. Vừa kết hợp tham quan cảnh đẹp vừa ghé thăm địa điểm tâm linh. Hiện nay, Du lịch Khát Vọng Việt đang là công ty nhận được nhiều phản hồi tích cực từ du khách trong và ngoài nước.
Công ty có rất nhiều gói tour khác nhau, từ tour ngắn ngày đến dài ngày với nhiều mức giá đảm bảo phù hợp với túi tiền của mọi khách hàng. Đội ngũ hướng dẫn viên của Du lịch Khát Vọng Việt vừa chuyên nghiệp lại thân thiện, luôn hết mình mang đến cho bạn trải nghiệm tốt nhất trong suốt chuyến đi. Bạn còn chần chờ gì nữa mà không nhanh tay liên hệ để sở hữu chuyến tham quan chùa Long Tiên đầy thú vị thôi nào!
Địa chỉ: Số 18, Lô 4B, Đường Trung Yên 10A, P. Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (024) 666 355 11 – Hotline: 0962.70.5533 * 0934.507.489 * 0855.002.652
Email: dulichkhatvongviet@gmail.com
Website: https://dulichkhatvongviet.com
Chia sẻ của khách hàng về Chùa Long Tiên ở đâu? Cách chọn lễ vật đi chùa Long Tiên