Yên Tử là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất tại Quảng Ninh, đặc biệt vào độ Tết đến Xuân về. Nơi đây mang đến cảm giác yên tĩnh, thoáng đãng tạo cảm giác thư thái, bình yên cho tâm hồn của mỗi con người. Chính vì thế, khu du lịch Yên Tử là điểm du lịch được nhiều du khách ghé thăm. Chính vì vậy, để hỗ trợ quý khách có chuyến du lịch tham quan Yên Tử thật trọn vẹn, ý nghĩa, Du lịch Khát Vọng Việt sẽ cung cấp đầy đủ, chi tiết kinh nghiệm du lịch Yên Tử mới nhất.
Nội dung bài viết
Giới thiệu đôi nét về Yên Tử
Núi Yên Tử (chữ Hán: 安子山 Yên Tử sơn) hay còn gọi là núi Tượng Đầu là ngọn núi cao 1068m so với mực nước biển trong dãy núi Nam Mẫu thuộc cánh cung Đông Triều tại vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam (đỉnh núi cao nhất gọi là Tử Tiêu). Núi nằm ở ranh giới giữa 2 tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Núi Yên Tử là một dải núi cao nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam với hệ thống động thực vật phong phú và đa dạng đã được nhà nước công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên.
Dưới lòng núi là một mỏ than lớn. Rừng trúc bạt ngàn, hoa mai vàng, hoa cúc khoe sắc… Cảnh vật thiên nhiên bốn mùa thay đổi. Từ xa xưa, Yên Tử đã được coi là Cõi Tiên, Cõi Phật, nơi con người tu luyện để trường sinh, thành Phật. Non Thiêng Yên Tử là nơi nuôi dưỡng tinh thần giúp con người hướng thiện, trở về với chân tâm.
Yên Tử là nơi vua Trần bày Phật. Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông lên làm vua năm 20 tuổi. Tập hợp sức mạnh đoàn kết toàn dân, sau hai lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông – đội quân mạnh nhất thời bấy giờ, ông đã thành công lập lại hòa bình và xây dựng một nước Đại Việt thịnh vượng. Quốc gia. Từ bỏ địa vị cao quý của vua, vua Trần trở lại ngôi cao quý của Phật.
Ông mất ở Ngọa Vân Am thuộc dãy Yên Tử. Yên Tử lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa, văn minh cao quý qua các thời đại. Đức Phật chỉ là Người dẫn đường, không phải là vị thần ban phước lành và tai họa. Nếu chúng ta tĩnh tâm, sáng suốt, xả bỏ mọi vọng tưởng, tham, sân, si để sống với tâm an lạc, thanh tịnh… thì cuối cùng sẽ giác ngộ thành Phật.
Phật là chính mình, Ngài không tìm kiếm bên ngoài. Trên quan điểm này, Thiền phái Trúc Lâm thực sự nâng đỡ con người, tôn trọng và bảo vệ các giá trị nhân văn. Thiền phái Trúc Lâm là nền tảng tư tưởng và đạo đức của thời kỳ vàng son của thời Trần ở Việt Nam. Yên Tử là căn cứ địa cách mạng, nơi luyện quân, ghi dấu ấn trong hai cuộc kháng chiến lớn của Việt Nam trong thế kỷ XX.
Yên Tử hàng năm mở hội xuân, mời khách hành hương lễ Phật, du ngoạn danh lam thắng cảnh trong bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Hàng triệu lượt khách du lịch đến với Yên Tử mỗi năm. Họ đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, các địa phương trong nước, ở mọi lứa tuổi, giới tính, sắc tộc và vị trí xã hội.
Nên đi du lịch Yên Tử vào dịp nào?
Khu du lịch Yên Tử nằm tại tỉnh Quảng Ninh, nằm gon trong kiểu khí hậu của miền Bắc. Chính vì thế, để đi du lịch tại nơi đây, du khách cần lựa chọn được khoảng thời gian phù hợp để có được chuyến đi cực kỳ đáng nhớ, trọn vẹn cùng với gia đình. Với kiểu khí hậu đặc trưng của Bắc Bộ với 4 mùa trong năm, thời điểm du lịch tốt nhất tại Yên Tử Quảng Ninh đẹp nhất vào mùa xuân là từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch.
Lưu ý:
- Nếu muốn tận hưởng trọn vẹn không khí lễ hội, du khách có thể đến thăm chùa Yên Tử sau ngày khai hội 1/10. Tuy nhiên thời điểm này du khách đổ về đây rất đông nên nếu bạn không thích xô đẩy hay hẹn hò với người lớn tuổi hoặc trẻ em thì nên cân nhắc.
- Nếu bạn ngại đi vào dịp cao điểm của lễ hội, bạn có thể lựa chọn vào khoảng thời gian từ tháng 3 dương lịch trở đi. Lúc này lượng khách du lịch đến đây cũng đã thưa hơn rất nhiều, thời tiết cũng bớt lạnh và trở nên mát mẻ hơn rất nhiều. Chính vì vậy, đây là khoảng thời gian du khách có thể lưa chọn khu du lịch tâm lịch Yên Tử nổi tiếng này.
Ngoài ra, nếu bạn muốn tham quan, viếng chùa, lễ Phật thì vẫn có thể đi vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Chỉ cần xem thời tiết, tránh những ngày mưa bão gây khó khăn cho việc di chuyển là bạn đã có thể thực hiện chuyến đi này cùng gia đình và những người yêu thương rồi đấy nhé.
Phương tiện và cách thức di chuyển tại khu du lịch Yên Tử
Phương tiện di chuyển đến/ đi và trong những ngày du lịch tham quan tại khu du lịch Yên Tử có vai trò hết sức quan trọng. Bởi thiếu nó thì gần như không thể thực hiện những mong muốn cũng như lịch trình đã được chuẩn bị, sắp xếp của mình. Vì thế, phương tiện bạn cần chuẩn bị thật kỹ càng, chu đáo.
Hiện nay, khoảng cách từ các điểm các du lịch khác trong khu vực lân cận không quá xa, cụ thể với một số địa điểm nổi tiếng sau:
- Hải Phòng – Yên Tử: lộ trình Hải Phòng – thị trấn núi Đèo – đường số 10 – Yên Tử; khoảng cách gần 45km, mất gần 2 tiếng di chuyển.
- Hạ Long – Yên Tử: lộ trình Hạ Long – thị trấn Trới – xã Quảng La – xã Yên Công – Yên Tử; khoảng cách gần 60km, mất hơn 2 tiếng di chuyển.
- Uông Bí – Yên Tử: lộ trình Uông Bí – xã Yên Công – Yên Tử; khoảng cách hơn 20km, mất khoảng 1 tiếng để di chuyển.
- Móng Cái – Yên Tử: lộ trình Móng Cái – Cẩm Phả – Uông Bí – xã Yên Công – Yên Tử; đoạn đường dài hơn 200km, mất khoảng 6 tiếng di chuyển.
Các phương tiện di chuyển đến Yên Tử
Du khách ở miền Bắc sẽ có đa dạng sự lựa chọn về phương tiện di chuyển so với các du khách từ miền Nam. Từ miền Bắc bạn có thể sử dụng các phương tiện di chuyển như xe khách, máy bay, tàu hỏa hoặc xe cá nhân.
Xe khách:
- Hiện nay, để đi bất cứ điểm du lịch tại phía Bắc thì điểm đầu tiên xuất phát chính là từ thủ đô Hà Nội. Tại Hà Nội, bạn có thể đón xe khách tại các bến xe tại Hà Nội như bến xe Gia Lâm, bến xe Giáp Bát. Tại đây, bạn hãy tìm kiếm các xe khách có chuyến đi Hạ Long, Uông Bí, Móng Cái và dừng ở đoạn đường Yên Tử hoặc đền Trình Yên Tử, sau đó đi Yên Tử. Hà Nội cách Yên Tử khoảng 125km, đi xe khách chắc hết hơn 2 tiếng. Khoảng cách từ điểm dừng ở Yên Tử đến chân núi gần 10km, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn đi xe ôm hoặc taxi. Hiện nay, với sự phát triển của du lich, số lượng hãng xe chạy các tuyến đi Quảng Ninh cực kỳ nhiều, bạn có thể dễ dàng lựa chọn để đặt vé xe cũng như lịch trình xuất phát cho mình.
- Nếu bạn ở gần các thành phố du lịch nổi tiếng gần đó như Hải Phòng và Hạ Long, bạn có thể đón xe từ bến xe Hạ Long hoặc bến xe Hải Phòng với quãng đường khá gần lần lượt là 59km và 45km. Vì thế, câu chuyện đặt vé đối với các du khách cực kỳ đơn giản, không hề khó chút nào.
Lưu ý: Trường hợp bạn đi thăm Yên Tử trong ngày nên khởi hành sớm từ khoảng 5h30 sáng để thuận tiện cho việc tham quan.
Xe máy:
Với những du khách có đam mê đi phượt, thích khám phá những vùng đất mới, được nhìn ngắm thiên nhiên thơ mộng của Yên Tử, hoàn toàn có thể lựa chọn di chuyển bằng xe máy. Nhất là từ Hà Nội và các tỉnh thành ở phía Bắc hoàn toàn có thể chọn lựa hình thức di chuyển này bởi quãng đường không quá xa. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn chu đáo, hãy lựa chọn cho mình những người có tay lái vững vàng để điều khiển xe trong trường hợp bạn không rành đường, hay không chắc chắn trong việc cầm lái.
Xe du lịch:
Từ Hà Nội hoặc các khu vực lân cận bạn có thể thuê xe du lịch đi Yên Tử nếu như số lượng khách đi cùng đông.
Phương tiện đi lại ở Yên Tử:
- Đi bộ: từ chân núi, bạn có thể leo núi theo đường bộ, đoạn đường dài khoảng 6km địa hình đồi núi. Tuy leo núi khá vất vả, nhưng bù lại cảnh quan khoáng đạt, không khí trong lành sẽ khiến bạn phấn chấn. Dọc đường bạn có thể tham quan nhiều điểm dừng khác nhau.
- Đi cáp treo: nếu bạn không chủ đích leo núi, thì có thể đi cáp treo. Cáp treo ở Yên Tử là một trong những hệ thống cáp treo hiện đại của Việt Nam, dài 1,2km và có độ cao có đoạn 450m. Đi cáp treo, bạn có thể qun sát toàn bộ Yên Tử ở trên cao khá đặc biệt.
- Kết hợp đi bộ & cáp treo: đây là sự kết hợp cực kỳ phổ biến cho du khách, nên bạn cũng có thể đi theo cách kết hợp này. Chiều đi lên bạn nên sử dụng cáp treo và khi đi xuống núi thì sẽ đi bộ, bới mệt và vẫn tham quan được các cảnh quan trọng dọc hành trình.
Các địa điểm du lịch nổi tiếng tại Yên Tử
Theo kinh nghiệm du lịch Yên Tử mà Du lịch Khát Vọng Việt tổng hợp, hiện nay tại đây có nhiều điểm du lịch nổi tiếng có thê kế đến như Suối – chùa Giải oan, chùa Hoa Yên, chùa Một mái, chùa Đồng, chùa Trình,… Tuy nhiên, chính vì sự đa dạng cũng như phong phú của khu du lịch này, Yên Tử đã được chia thành 2 quần thể di tích chính đó là Đông Yên Tử và Tây Yên Tử.
Đông Yên Tử
Khu di tích lịch sử và danh thắng du lịch Đông Yên Tử (uông Bí, Quảng Ninh) diện tích khoảng 9.295 ha, gồm các công trình kiến trúc tôn giáo: chùa, am, tháp được xây dựng từ thời Lý, theo tuyến đường trải dài từ Bí Thượng (chân Dốc Đỏ) đến đỉnh núi Yên Tử thuộc phường Phương Đông, xã Thượng Yên Công (thành phố Uông Bí) và xã Hồng Thái Đông (thị xã Đông Triều), tỉnh Quảng Ninh.
Chùa Trình
Chùa Trình tòa lạc trên một sườn đồi ở làng Bí Thượng nay thuộc phường Phương Đông, thành phố Uông Bí. Chùa Trình xưa được xây dựng vào thời Hậu Lê. Chùa hướng Tây Nam, quy mô kiến trúc kiểu chữ Nhất (-), với diện tích gần 20m2.
Đến đầu thế kỷ XIX chùa Trình được xây dựng với quy mô nhỏ hơn, theo kiến trúc chữ Nhất dựa trên nền chùa cũ. Đầu thế kỷ XX, chùa bị hoả hoạn, có bà Phật tử họ Bùi đã phát tâm công đức phục dựng lại ngôi chùa theo kiến trúc hình chữ Đinh rộng hơn chùa cũ với kiến trúc 03 gian tiền đường, một gian hậu cung. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp chùa bị phá huỷ. Vào năm 1993 bằng nguồn công đức của nhân dân trong vùng, chùa được xây dựng lại với kiểu kiến trúc nhà cấp 4, có 03 gian. Đến năm 1999 chùa được tu sửa khang trang.
Chùa Giải Oan
Chùa Giải Oan là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất tại khu du lịch tâm linh Yên Tử được xây dựng dưới thời Pháp Loa – vị tổ thứ 2 của phái thiền Trúc Lâm Yên Tử. Hiện nay, ngôi chùa này được xây dựng và tôn tạo lại trên nền móng cũ.
Năm 2010, nhà thờ Tổ được khởi công xây dựng phía trái chùa Giải Oan. Kiến trúc hình chữ Nhất, bên trong bài trí thờ Tam Tổ Trúc Lâm, Tổ Bồ Đề Đạt Ma và Tổ chùa. Điều đặc biệt bên cạnh chùa Giải Oan là điện thờ thân mẫu (Đức mẫu Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái Hậu – Trần Thị Thiều) và Quốc trương (Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn) của Phật Hoàng Trần Nhân Tông.
Chùa Một Mái
Đây là một ngôi chùa vô cùng độc đáo vì một nửa của chùa nằm ẩn mình bên trong hang động. Trải qua lịch sử hàng trăm năm, cả ngôi chùa ngày nay được bao phủ bởi lớp rêu phong, đem đến cho du khách cảm giác cổ kính, huyền bí lạ thường.
Tây Tiên Tử
Quần thể khu di tích nhà Trần ở Đông Triều ở phía Nam dãy núi Đông Triều thuộc địa bàn 4 xã: An Sinh, Bình Khê, Thủy An và Tràng An đã được Nhà nước đặc cách xếp hạng cấp quốc gia từ năm 1962. Quy hoạch khu di tích nhà Trần bao gồm 14 điểm di tích: Đền An Sinh, lăng Tư Phúc, đền Thái, Thái Lăng, Mục Lăng, Ngải Sơn Lăng, Phụ Sơn Lăng, Nguyên Lăng, Đồng Hỷ Lăng, chùa Ngọc Thanh, chùa Ngọa Vân, chùa Tuyết, chùa Quỳnh Lâm và chùa Hồ Thiên.
Đông Triều có nghĩa là “Triều đình phía Đông”, vùng đất cổ Đông Triều trước đó có tên gọi An Sinh hay Yên Sinh. An Sinh vốn là quê gốc của nhà Trần trước khi dời đến Thái Bình và Nam Định. Đây là một trong những vùng ẩn tích chứa nhiều các di sản văn hóa đặc sắc của thời Trần với tính chất của khu di tích này là quê gốc nhà Trần so với các di tích Nhà Trần khác ở Thăng Long (Hà Nội), Long Hưng (Thái Bình), Thiên Trường (Nam Định).
Đền An Sinh
Đền An Sinh là một trong những cụm di tích lịch sử thờ các vị vua thời Trần như vua Trần Thái Tông (1225-1258), Trần Thánh Tông (1258-1278), Trần Nhân Tông (Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông, Trần Nghệ Tông. Trần Giản Định, tức là Giản Định Đế, là vị vua nhà Hậu Trần, con trai của Trần Nghệ Tông, xưng đế năm 1407, cũng được thờ tại đây.
Khu di tích lịch sử này tọa lạc tại xã An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Từ quốc lộ 18A đến trung tâm phường Đông Triều, rẽ trái (nếu đi từ Hà Nội) khoảng 5 km là vào tới đền. Khu di tích bao gồm một ngôi đền và lăng mộ của các vị vua Trần, nằm rải rác trong một khuôn viên khá rộng lớn có bán kính 20 km để thờ “Bát vị Hoàng Ðế” thời Trần. Di tích được xây dựng thời Trần, trùng tu vào thời Hậu Lê và thời Nguyễn.
Chùa Hoa Yên
Theo kinh nghiệm du lịch Yên Tử, chùa Hoa Yên cũng được xem là một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất tại đây mà bạn không nên bỏ lỡ. Chùa tọa lạc ở độ cao hơn 500 mét so với mực nước biển, quanh năm được bao phủ bởi những áng mây trắng bồng bềnh. Cũng vì thế mà nơi đây còn có tên gọi khác là chùa Phù Vân.
Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Trông
Bức tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông có chiều cao khoảng 12,6 mét, trọng lượng 138 tấn và tọa lạc ở độ cao 1100 mét so với mực nước biển. Điều đặc biệt nằm ở chỗ bức tượng khổng lồ này được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên khối, với các chi tiết chạm khắc tinh vi, tỉ mỉ.
Ngoài những địa danh kể trên, khu du lịch Yên Tử còn có rất nhiều điểm đến cổ kính khác nữa để bạn khám phá như: Am Ngọa Vân, chùa Vân Tiêu, Chùa Bảo Sái,…
Kinh nghiệm du lịch Yên Tử theo lịch trình
Khi đi du lịch tại bất cứ đâu, không riêng gì tại Yên Tử bạn cũng nên chủ động tạo mình kế hoạch, lịch trình trước cho bản thân cũng nhu gia dình của mình.
Lịch trình đi du lịch trong ngày tại Yên Tử
- Sáng 5h30 – 5h45 Xe đón Quý khách tại Nhà Hát Lớn
Xe đón Quý khách tại Nhà Hát Lớn khởi hành đi Yên Tử, trên đường dừng chân nghỉ ngơi, tự do ăn sáng 20 phút. - 8h15 dâng hương lễ Phật, chiêm bái chùa Một Mái, Tháp Tổ, leo lên Chùa Hoa Yên, dâng hương lễ phật, chiêm bái Chùa Một Mái, Tháp Tổ – nơi lưu giữ xá lợi của Phật Hoàng Trần Nhân Tông.
- 10h00 Tiếp tục đi cáp treo tuyến hai để lên đỉnh Vân Tượng ở độ cao 1.068m
- Tiếp tục đi cáp treo tuyến hai để lên đỉnh Vân Tượng ở độ cao 1.068m so với mực nước biển, chiêm bái tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Tượng An Kỳ Sinh và dâng hương lễ phật tại Chùa Đồng (vé cáp treo 2 chặng khứ hồi chưa bao gồm)
- Trưa 11h30 Ăn trưa tại nhà hàng dưới chân cáp treo; Ăn trưa tại nhà hàng dưới chân cáp treo Yên Tử. Quý khách ăn trưa tại nhà hàng với những món ăn đậm hương vị Yên Tử.
- Chiều 14h00 lên xe trở về Hà Nội
Lịch trình đi du lịch 2 ngày 1 đêm tại Yên Tử
Ngày 1: Hà Nội – Tp Uông Bí
- Sáng xuất phát từ Hà Nội đi Tp Uông Bí. Nếu đi bằng ô tô cá nhân các bạn cứ đi theo đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng cho nhanh. Đi đường này chắc khoảng 2,5 – 3 tiếng là tới Uông Bí thôi.
- Tranh thủ đi chơi Chùa Ba Vàng (còn gọi là Bảo Quang Tự 寶光寺) là một ngôi chùa tọa lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, thuộc Phường Quang Trung, Thành phố Uông Bí. Tối nghỉ ngơi tại Tp Uông Bí để tiện ăn uống hoặc đi thẳng vào trong chân núi Yên Tử ngủ lại.
Ngày 2: Yên Tử – Uông Bí – Hà Nội
- Sáng hôm sau leo Yên Tử thật sớm, đi sớm vừa mát mẻ vừa kịp thời gian để xuống núi. Nói chung với sức khỏe trung bình, chắc mất khoảng 5-6 tiếng để lên tới đỉnh.
- Chiều xuống đi cáp treo.
- Xuống đến chân núi nghỉ ngơi rồi lên xe quay trở lại Hà Nội.
Để có chuyến du xuân cầu bình an tại Yên Tử suôn sẻ, du khách có thể tham khảo tour du lịch Yên Tử của Khát Vọng Việt tổ chức – đơn vị lữ hành chuyên tổ chức các tour du lịch trong nước uy tín. Liên hệ hotline 0934 507 489 – 0962 70 5533 để được tư vấn cụ thể.
>> Xem thêm:
Bảng giá vé cáp treo Yên Tử và dịch vụ khác
Cập nhật bảng giá vé cáp treo Yên Tử và các dịch vụ khác để các bạn có thể tham khảo và dự tính chi phí của mình nhé:
Bảng giá cáp treo
Cáp treo Yên Tử:
- Tuyến 1: Giải Oan – Hoa Yên: 120.000 đồng/ 1 chiều/ 1 vé – 200.000 đồng/ khứ hồi/ 1 vé
- Tuyến 2: Một Mái – An Kỳ Sinh: 120.000 đồng/ 1 chiều/ 1 vé – 200.000 đồng/ khứ hồi/ 1 vé
Cáp treo lên Ngọa Vân:
- Một chiều: 100.000 đồng/ 1 vé
- Khứ hồi: 180.000 đồng/ 1 vé
Trẻ em dưới 6 tuổi dưới 1m2 và người già trên 70 tuổi, thương binh, tăng ni sẽ được miễn phí hoàn toàn nhé.
Lưu ý: Mua vé khứ hồi sẽ tiết kiệm hơn cho các bạn. Nhớ mang theo chứng minh tùy thân và xuất trình thẻ nếu bạn được diễn miễn phí nhé
Bảng giá dịch vụ khác
- Xe bus từ chùa Trình vào Yên Tử: 20.000 đồng/ 1 lượt/ 1 người
- Xe điện từ bãi vào chân núi: 10.000 đồng/ 1 lượt/ 1 người
- Phòng ngủ: Phòng đơn: 150.000 – 500.000 đồng/ 1 đêm Phòng gia đình: 100.000 – 180.000 đồng/ 1 giường/ 1 đêm
- Dịch vụ nhà hàng ăn uống: 40.000 – 90.000 đồng/ 1 suất có cả chay và mặn
Lưu ý khi du lịch tại Yên Tử
Để có thêm những kinh nghiệm du lịch Yên Tử, không chỉ cần nắm vững thời gian lý tưởng, địa điểm du lịch nổi tiếng cần đặt chân đến, mà các du khách thập phương khi “hành hương” đến đây cũng tự nên trang bị cho mình những lưu ý bổ ích, quan trọng sau:
- Chuẩn bị đầy đủ vật dụng, đồ dùng cần thiết cho chuyến đi. Nên mang theo 1- 2 bộ quần áo dự phòng để thay khi leo núi đổ mồ hôi. Mang theo thuốc chống côn trùng, chống muỗi.
- Nên chọn giày mềm, giày leo núi để dễ di chuyển. Tránh mang giày cao gót, giày đế cứng, dễ gây khó khăn trong việc leo núi, di chuyển.
- Nếu đi vào dịp lễ hội đông người, cần cẩn thận tiền bạc, vật dụng có giá trị đề phòng việc chen lấn, móc túi.
- Cân nhắc thời gian, sức khỏe để chọn việc đi cáp treo hay đi bộ.
- Các điểm du lịch Yên Tử mùa cao điểm rất đông, nếu chọn đi cáp treo nên mua vé cáp treo 2 chiều để tiết kiệm thời gian, vì lúc xuống sẽ rất đông người đợi mua vé.
- Không vứt rác bừa bãi trong khu du lịch, trên đường leo núi.
- Đường leo núi khá dài nên sắp xếp thời gian để nghỉ giữa các đoạn để lấy sức. Không nên cố leo một mạch sẽ gây mệt, mất sức không thể leo các đoạn sau.
- Khi leo đến rừng tùng, cố gắng đừng dẫm lên gốc, rễ cây. Các cây tùng này có tuổi thọ 900 – 1000 năm tuổi, rễ cây trồi lên mặt đất khá nhiều. Vì người đi hội rất đông nếu bị dẫm lên nhiều thì tuổi thọ của những cây tùng này giảm rất nhiều.
- Đoạn lên chùa đồng khá dốc, không có bậc thang, bạn nên cẩn thận nhất là vào những ngày trời mưa, đường dễ trơn trượt.
- Dịch vụ ăn uống giá trung bình từ 50.000 – 100.000 đồng / suất ăn. Đi đông có thể đặt ăn theo mâm. Một món đặc sản của Yên Tử bạn nên ăn đó là Măng Trúc, có nhiều cách chế biến, đơn giản nhất là Luộc ăn với muối vừng. Tại các nhà hàng bạn cũng nên gọi món này ăn cho biết.
Trên đây là tất tần tật kinh nghiệm du lịch Yên Tử (Quảng Ninh) cực chi tiết, đầy đủ mà các du khách cần lưu ý cũng như nắm bắt thật kỹ lưỡng để có chuyến đi thật an toàn, vui vẻ. Bài viết này hy vọng sẽ trở thành kim chỉ nam để du khách có thể an tâm thực hiện chuyến đi của mình.
Chia sẻ của khách hàng về Kinh nghiệm du lịch Yên Tử hữu ích cho du khách thập phương