Cát Bà là một quần đảo thuộc huyện Cát Hải – Hải Phòng, cách TP.Hải Phòng và Hạ Long lần lượt 30 và 25km. Du lịch và lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm du lịch của người đi trước.
GIỚI THIỆU CÁT BÀ: Cát Bà cũng là hòn đảo lớn nhất trong quần thể gần 2000 hòn đảo trong vịnh Hạ Long. Tên gọi Cát Bà xuất phát từ một truyền thuyết từ xa xưa. Theo truyền thuyết,xưa kia quần đảo này có tên là Các Bà, là hậu phương cho các Ông theo Thánh Gióng đánh giặc Ân. Ở thị trấn Cát Bà hiện nay có đền thờ Các Bà. Các bản đồ hành chính vào thời nhà Nguyễn và thời Pháp thuộc cũng ghi tên đảo này là Các Bà. Như vậy theo thời gian, tên Các Bà ban đầu đã bị đọc chệch đi, trở thành Cát Bà như ngày nay. Cát Bà là một hòn đảo rất quyến rũ và thơ mộng với nhiều bãi tắm đẹp, cảnh quan biển đảo hùng vĩ được ví như một vịnh Hạ Long thu nhỏ. Khí hậu nơi mang đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của đại dương. Tuy nhiên, do 4 phía đều có các đảo đá bao quanh nên Cát Bà khá kín gió, sóng nhỏ, mùa đông ít lạnh hơn, mùa hè mát mẻ hơn các vùng biển lân cận cũng như khu vực đất liền.
Sau đây, công ty du lịch giá rẻ tại Hà Nội xin chia sẻ Kinh nghiệm du lịch Cát Bà 2024 cho du khách tham khảo:
- Nếu nhà bạn có ôtô riêng thì cứ thế mà phóng xuống Hải Phòng, ra bến phà Đình Vũ rồi sang 2 phà qua Cát Hải, Cát Bà. Chưa biết đường thì cứ vừa đi vừa hỏi. Phà chạy từ 5h sáng đến 5h chiều, cách 1 tiếng chạy một chuyến ở bến Viềng. Bến Gót thì nhỏ hơn thì nó chạy cũng nhiều hơn. Sáng mình đi phà, từ đảo là 10h xuất phát thì đến 12h đã lên đất liền Hải Phòng.
- Nếu đi từ Hà Nội và không có ôtô riêng thì hai bạn mua vé của Xe các hãng ô tô đi Cát Bà , xuất phát từ bến Lương Yên đi Cát Bà , giá vé toàn tuyến là 220k/người. 4 chuyến xuất phát từ bến này, vào các giờ 5h20, 7h20, 11h20 và 13h20,các bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết, bạn có thể gọi điện trước để đặt vé. Có thể đi xe hãng khác hoặc đi tàu hỏa xuống HP cũng được nhưng lại mất công xe ôm, taxi ra số 4 Lê Thánh Tông để tập kết đi chọn hàng xe phù hợp. Vì vậy, mình nghĩ bạn nên đi Xe du lịch cho trọn gói, chả lo nghĩ gì, một phát từ Hà Nội ra Cát Bà.
- Xe đỗ ở trung tâm thị trấn. Khách sạn vô vàn, nhưng mùa hè 2024, rất đông khách, khuyên các bạn nên đặt trước khi đến Cát Bà.
- 4. Vụ tắm biển, nhiều người chỉ quan tâm đến bãi 2 thôi. Tuy nhiên, bạn mới ra Cát Bà thì cứ đi cả 3 bãi rồi tự chọn ra bãi đẹp để các hôm sau cứ thế mà ra. Mình thì chỉ bãi 2, hai bãi kia đông hơn chút. Bãi 2 nước trong nhưng hơi dốc. Nói chung các bạn mới ra thì cứ mày mò đi cả 3 bãi, đi bộ đường vắt vẻo địu ngang núi, cứ đi mà khám phá. Cái này coi như không cần kinh nghiệm gì nhé. Ở bãi 2 thì ngồi ô giá 60k hai ghế, nếu ngồi một ghế thì giá 30k. Thấy tây chả cần ngồi, trải khăn ngồi trên cát, tiết kiệm tiền. Mình cũng bắt chước làm theo.
- Tối ăn đổi gió thì ra bến tàu, sẽ có người mời xuống bè ăn. Có hai bè cách bờ khoảng 100 mét (từ ban công của mọi khách sạn đều nhìn thấy 2 cái bè nổi này). Một thắp đèn xanh, một thắp đèn trắng. Cái trắng là Tiến Béo, mình ăn ở đây. Có vẻ to và đông khách hơn cái xanh. Bạn không mất tiền tàu ra bè, họ phục vụ ra vào free mà. Cứ đồng ý ăn là họ chở ra bè. Ngồi hóng gió, ngắm thị trấn đèn đuốc, ăn hải sản. Không khí khá dễ chịu. Trả, mặc cả thoải mái. Ví dụ, bề bề to mình ăn nửa cân rang me, rồi nửa cân ngao kẹp hành phi, rồi 3 lạng tôm luộc, 3 chai bia, hết tất cả 270k. Ăn xong thuyền lại chở vào.
- Ban ngày đi chơi thì nên thuê xe ôm mà đi. Giá 5 đô cả ngày, cụ thể là 100k, mình tự đổ xăng, xe số. Người ta hét 150k thì cứ trả 120-100 thôi.
Nhớ đội mũ bảo hiểm vì có công an. Bạn thuê xe đi thì hỏi đường ra vườn quốc gia, trên đường ra sẽ gặp hang Quân y. Đây là một cái bệnh viện xây ngầm trong núi từ năm 1963. Công trình ngầm tuy không đẹp nhưng nể các cụ ngày xưa quá. Thảo nào chả đánh thắng giặc Mỹ. Tiền vào hang là 15k/người. Ban đầu mình đang đi trên đường, thấy tấm biển chỉ dẫn ven đường nên dừng lại, dựng xe vào trong một chút rồi leo lên, vì chả thấy anh bán vé đâu. Vào thì có cái hang rộng bằng 2,3 phòng khách nhà mình. Đi sâu vào trong, hóa ra là có cửa sắt, ban đầu mình tưởng là cửa trạm điện, hóa ra là lối vào bệnh viện. Nói chung, bõ công chi 15k/vé vào thăm bệnh viện trong hang. Công nhận bộ đội nhà ta khiếp thật, xây hẳn cái hospital 3 tầng ngầm trong đó.
- Sau khi thăm xong hang Quân y (anh bán vé kiêm luôn guide), các bạn lại tiếp tục bon bon trên đường. Đi một đoạn xe gặp động Trung Trang.
- Sau khi từ động Trung Trang thì đi tiếp đến vườn quốc gia.
Đi tiếp lên trên cổng khoảng 20m sẽ có con đường nhỏ bên tay phải, đề biển là ao ếch.
Cảnh thì không có gì đặc sắc, nhưng đúng là đường rừng, xuyên rừng, nhiều đoạn đường co lại còn 0,5 mét, cây cối tùm lum, tối tối, dù lúc đó mới 2h chiều. Chả có bóng ai, cũng thú vị. Đi mãi, đi mãi, gặp ngã 3, đề biển là MÉ GỢ 1,5 km, một ngả là AO ẾCH. Đầu tiên là đi ngả Mé Gợ, đi kịch đường luôn, rồi lại quay ra đi ngả AO ẾCH. Đi được 50m thì xe máy không thể đi được. Rồi lại quay ra. Nói chung đường xuyên rừng, vắng vắng, tối tối, khiếp khiếp, sợ ma. Khá thú vị. Cái vụ xe ôm thăm rừng là du lịch tự túc, tự đi, không thì các bạn có thể mua tour có hướng dẫn nhé. Hỏi lễ tân khách sạn ấy.
- Hết rừng thì có thể về thị trấn thuê thuyền máy sang đảo Cát Ông (đối diện Cat Ba). Lên đảo chi 10k tiền vé, có nhà sàn và quán bar, vắng teo, tha hồ tắm. Khu này dành cho ai thích riêng biệt, tách hẳn Cat Ba, đôi lứa honey moon ở thì rất hợp nhưng mà tối hơi buồn. Đứng nhìn bờ Cat Ba đông vui mà mình chỉ có nhà sàn ngắm nhau, muỗi keo vo vo thì cũng hơi buồn. Nên gợi ý các bạn ra cho biết thôi, chứ đừng ở qua đêm.
- Ngoài ra, nếu hai bạn thích thì có thể mua tour chèo thuyền trên vịnh (đọc là ka zac thì phải). Tuy nhiên, mấy cái chèo thuyền này mình nghĩ chả cần. Chỉ cần khám phá thị trấn, 3 bãi tắm, ăn nhà bè, rồi tự thuê xe đi thăm hang động, rừng là quá đã rồi.
- Ngày về.
Sáng 6h và 14h30 có tàu cao tốc về bến Bính Hải Phòng. Các bạn nếu không thích về bằng xe ô tô như lượt đi thì có thể chọn cách này. Hoàn toàn bằng tàu cao tốc, chạy 45 phút, nhưng trừ hao cũng phải 1 tiếng.
Sau khi xuống bến Bình thì các bạn vác hành lý ra bến xe. Có xe của Mai Linh về Hà Nội bến Lương Yên.
Còn nếu không thì bạn có thể từ đảo đi Xe Hoang Long như đã đi lượt đi. Cũng sẽ có 4 chuyến về Hà Nội (Hải Phòng) trong ngày, vào các giờ sớm hơn 1h so với giờ chạy từ Hải Phòng ra.
Ví dụ, từ đất liền ra có tàu chạy 10h sáng, thì trên đảo tàu sẽ chạy lúc 9h để 10h nó về đến Hải Phòng, kịp gối đầu đón khách ra Cat Ba
Cụ thể hơn cho dễ hiểu: Chiều đi từ số 4 Lê Thánh Tông Hải Phòng có 4 chuyến là 8h, 10h, 14h và 16h.
Chiều về từ Cát Bà sẽ đẩy sớm hơn 1 tiếng, là 7h, 9h, 13h và 15h. Cũng lại tăng bo bus – boat – bus y hệt như chiều đi.
Để chắc hơn, hãy hỏi lễ tân khách sạn.
Tất nhiên, trường hợp hai bạn có oto riêng thì chả cần bận tâm, cứ miễn làm sao ra đến bến phà trước 5h chiều là ok.
1. Đi lại.
- Nếu đi xe khách, bạn nên mua tuyến trọn gói của hãng xe Hoàng Long ra đảo Cát Bà. (vé gồm cả đường bộ và đường biển)
- Nếu đi ô tô hoặc xe máy tự túc, bạn có thể đến Hải Phòng rồi đi phà sang Cát Bà tại bến phà Đình Vũ. Có thể đi cả ô tô, xe máy qua phà. Bạn cũng có thể tìm đến bến Bính để đi tàu cao tốc (không đi được ô tô và xe máy qua).
- Có thể đi từ Hạ Long sang bằng phà Tuần Châu, rất thích hợp cho những bạn kết hợp du lịch Hạ Long và du lịch Cát Bà.
Những ngày cuối tuần, lễ tết và thời gian cao điểm mùa du lịch biển, các bến phà, tàu cao tốc thường rất đông khách và hay xảy ra tình trạng quá tải. Bạn nên tham khảo giờ chạy của phà, tàu để chủ động đi sớm, tránh bị nhỡ chuyến (nhất là với những người đi đông và có phương tiện đi kèm).
2. Khách sạn, nhà nghỉ. Cát Bà thường có lượng du khách rất đông vào mùa hè, nhất là dịp cuối tuần và nghỉ lễ. Giá phòng trong thời gian này thường tăng gấp đôi (hoặc hơn). Nếu đi vào các dịp “đặc biệt” này, các bạn cần đặt phòng trước ít nhất 2 tuần và tham khảo giá kỹ trước khi đi.
Sẽ rất tuyệt vời nếu bạn có thể đi vào giữa tuần, mọi thứ đều rẻ và thuận lợi hơn rất nhiều.
3. Ăn uống. Bạn nên ăn tại các quán trong thị trấn, tránh ơn ở các bè ngoài biển, cảnh tuy có đẹp hơn nhưng dễ bị “chặt chém“. Cũng có thể ăn hải sản tại chợ Cát Bà, rất phong phú và giá cũng khá mềm.
4. Các bạn không nên tắm biển sau 18h30, lúc này thủy triều lên, sóng lớn, rất nguy hiểm với người ít kinh nghiệm đi biển. Bạn có thể dành thời gian sau 18h30 để đi thăm và ngắm cảnh biển ở Pháo đài thần công
5. Chặt chém. Đảo Cát Bà từng có tiếng trên các mặt báo là địa bàn hoạt động sôi nổi của “băng búa rìu“, các bạn nên cẩn thận thương lượng giá trước khi sử dụng bất kỳ dịch vụ gì.
Sau đây xin đưa ra những món ăn ngon cho du khách tìm hiểu, cụ thể chi tiết tour du lịch Cát Bà tại đây:
https://dulichkhatvongviet.com/du-lich-trong-nuoc/du-lich-cat-ba-hai-phong-2-ngay-1-dem/
1. Tu hài, một loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ sống ở môi trường nước mặn. Thịt tu hài rất ngon, dai, rất bổ dưỡng và đặc biệt có tác dụng rất tốt cho các quý ông. Tu hài có thể chế biến thành nhiều món hấp, nướng, gỏi, nấu cháo,…món nào đều cũng rất ngon và bổ dưỡng.
2. Bề bề (hay tôm tít, bọ ngựa biển), một loài hải sản thuộc họ tôm, có rất nhiều và là đặc trưng của ẩm thực Cát Bà. Nổi tiếng nhất trong các món ăn chế biến từ loài hải sản này là bề bề rang muối. Những con bề bề tươi sống được sơ chế, rửa sạch rồi chao dầu mỡ cho thơm phức, óng ánh béo ngậy. Cuối cùng mới được rang với muối cùng các loại gia vị như xả, dầu, tiêu,…Thịt bề bề rang muối rất thơm, dai và ngậy, rất ngon khi ăn với tương ớt.
3. Tôm Hùm được xem là vua hải sản, có giá trị kinh tế và dinh dưỡng rất cao. Thịt tôm hùm rất chắc, dai và ngọt, đặc biệt ngon nhất là thịt ở 2 chiếc càng chắc khỏe. Gạch tôm hùm cũng nổi tiếng thơm ngon, béo ngậy, giàu dinh dưỡng, gạch đóng thành một dải vàng ươm ở sống lưng và một mảng lớn ở đầu. Tôm hùm thường được bán trong các nhà hàng sang trọng với giá lên tới hàng triệu động/kg.
4. Sam biển, một món ăn rất độc đáo và đặc trưng của miền biển. Sam có thể chế biến thành rất nhiều món (sam 7 món), nổi tiếng nhất là sam trứng nướng. Lật ngửa con sam nướng bóng bẩy, thơm phức, dùng dao rạch bụng sẽ thấy một bụng trứng vàng ươm, rất bắt mắt. Sam ở đảo Cát Bà rất sẵn có nên thịt sam luôn được đảm bảo độ tươi sống và dinh dưỡng.
5. Cá giò và cá hồng. Cá giò và cá hồng là 2 loài cá đặc sản của biển Cát Bà. 2 loại cá này có thể chế biến thành gỏi, hấp, sốt, rán nướng,…món nào cũng rất hấp dẫn.
6. Cá song (hay cá mú) là loài cá ăn thịt, có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao. Da cá song dày, rất béo và giòn. Thịt cá dai, trắng, thơm và ngọt mà hiếm loài cá nào có thể sánh được. Các món ăn hấp dẫn được chế biến từ cá song là gỏi, hấp, sốt, nướng hay nấu cháo, lẩu,…
7. Rắn biển, một loài có giá trị cao trong thực phẩm cũng như dược phẩm. Thịt rắn biển không những dai, ngon mà còn có thể trị được các bệnh chóng mặt, đau lưng, nhức xương khớp. Đặc biệt máu rắn biển pha rượu hay rắn biển ngâm rượu có tốt cho nam giới, giúp tăng cường khả năng “phái mạnh”
8. Mực Cát Bà, một món quà mà thiên nhiên đã ưu đãi ban cho vùng biển Cát Bà. Mực tươi có thể chế biến thành món hấp, luộc, xào, nhúng dấm, làm chả…Mực khô thể nướng, xé nhắm bia rượu, ngon hết sẩy!
9. Bún tôm, một đặc sản rất đặc trưng của miền biển đảo. Thay vì những lát thịt bò, hay những thớ thịt gà thì ở đây lại được thay thế bằng những con tôm tươi, to tròn, béo ngậy cùng vài miếng chả lá lốt. Nước dùng được tạo vị chua bằng quả me chín chứ không dùng dấm, chanh như trên đất liền. Tất cả tạo nên hương vị rất thơm ngon, rất đặc biệt của món bún tôm Cát Bà.
10. Ốc xào, một món đặc trưng và được chế biến theo cách rất riêng của Hải Phòng. Những con ốc còn tươi sống được rửa sạch, để nguyên vỏ và xào với xả, gừng, ớt, dừa cùng một vài gia vị “bí mật” khác. Khi ăn, thực khách sẽ cảm nhận được vị ngọt của nước xào, bùi béo của dừa, mặn mà của ốc biển và vị cay xé của ớt. Tất cả hòa quyện tạo nên một món ốc xào rất riêng, “rất Hải Phòng”!
Chia sẻ của khách hàng về Kinh nghiệm du lịch Cát Bà 2024 cho du khách tham khảo