Khu di tích Đồn Ký Con Cô Tô dấu ấn đặc biệt trên đảo Cô Tô

doi-ky-con

Ngoài những địa điểm du lịch Cô Tô hấp dẫn như bãi đá Cầu Mỵ, bãi biển Hồng Vàn, Vàn Chảy thì Cô Tô còn một nơi mang dấu ấn đặc biệt trên hòn đảo này đó chính là Khu di tích Đồn Ký Con Cô Tô. Khu di tích là nơi ghi lại chiến công anh dũng của đại đội anh hùng Ký Con quyết tử bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc chống thực dân Pháp xâm lược. Du lịch Khát Vọng Việt sẽ giúp bạn tìm hiểu về khu di tích mang dấu ấn lịch sử này nhé!

di-bo-ky-con

Quảng Ninh khai trương phố đi bộ đường Ký Con trên đảo Cô Tô

Gợi ý Tour du lịch Cô Tô HOT nhất 2021:

Khu di tích Đồn Ký Con Cô Tô nằm ở đâu?

Khu di tích Đồn Ký Con Cô Tô nằm trên đồi khí tượng huyện Cô Tô. Con đường đi đến khu di tích còn hoang sơ, chưa có dân cư sinh sống, thảm thực vật xanh mướt. Khu vực Đồn Cao ở địa thế trên cao với diện tích khoảng 300m2. Tại đây, có thể quan sát toàn cảnh Cô Tô.

ngam-hong-hon

Lên trên đồi có thể nhìn thấy cảnh biển phía dưới vô cùng đẹp

Sự kiện lịch sử xảy ra ở khu di tích Đồn Ký Con Cô Tô

Khu di tích Đồn Ký Con Cô Tô gắn liền với trận đánh Đồn Cao. Trận đánh Đồn Cao đêm ngày 13/11/1945 của Đại đội Ký Con trên đảo Cô Tô bắt đầu từ 21 giờ, thuyền của ta đến gần đảo Cô Tô thì thấy trên biển gần đảo Cô Tô có một cụm đèn rực sáng, đồng chí Lê Phú vốn là lính thủy Pháp biết là đèn của một chiếm hạm Pháp trên biển và lệnh cho mọi người áp sát và đổ bộ lên trên Cô Tô. Từ chiếm hạm thỉnh thoảng địch lại quét đèn pha sáng rực lên đảo Cô Tô. Có lẽ đêm ngày 10/11/1945 quân ta đã đánh Vạn Hoa nên tàu Pháp này đến tăng cường bảo vệ Cô Tô.

Đến đêm, hai tiểu đội đánh đồn cao gặp nhau ở gần đồn địch, dàn quân vào vị trí. Đồng chí Lê Phú lệnh cho chiến sĩ Bùi Văn Ngoạn bắn phát hỏa phóng lựu đạn vào Đồn Cao. Địch bắn trả, lúc đầu có phần rời rạc, sau dồn dập, đèn pha từ tàu chiếm hạm chiếu tập trung vào các vị trí quanh Đồn Cao, rồi những quả pháo sáng rực soi sáng khắp cả khu vực xung quanh Đồn, các chiến sĩ được lệnh giãn ra xa nhau. Ta đã có những đồng chí hy sinh trong những giờ phút tiến công đầu tiên khi xung phong vào Đồn Cao và một số đồng chí khác bị thương.

Mỗi lần ánh sáng đèn pha trên chiến hạm quét một lần và pháo sáng bắn vào vùng quân ta tấn công, tức thì những tràng đạn tiểu liên ở lô cốt góc phải Đồn cùng những lỗ châu mai quanh tường bắn ra dữ dội. Quân ta không thể tiến lên. Tiếp đến đồng chí Lê Văn Tam rồi đồng chí Đào Duy Hạnh hy sinh, thật dũng cảm và cảm động khi đồng chí Đồng Duy Hạnh bị đạn bắn trúng đầu, biết không thể sống được vội trao lại khẩu súng ngắn và túi thuốc cứu thương cho Nguyễn Văn Sỹ rồi hô: “ Việt Nam độc lập muôn năm!” Thế là đồng chí Đào Duy Hạnh và tử trận, đạn của địch vẫn nổ xung quanh Đồn Cao, hai tiểu đội tăng cường hỗ trợ cùng đánh Đồn Cao vẫn không có tín hiệu phối hợp. Trời chuẩn bị sáng Đại đội trưởng Lê Phú lệnh cho từng tổ rút nhanh ra khỏi dốc Đồn Cao trên núi, tìm nơi ẩn nấp xong tìm thuyền vượt biển trở về.

Tiểu đội của đồng chí Đinh Như Tâm tiến công ngôi nhà lá là kho chứa quân trang, quân dụng phía dưới chân đồi gần con đường đất dẫn lên Đồn Cao, khi nghe thấy tiếng súng hiệu trên Đồn Cao nổ, tiểu đội Đinh Như Tâm cùng nổ súng và ném lựu đạn đồng loạt, địch bị tấn công bất ngờ dẫn đến hoảng loạn. Đạn đại bác và pháo sáng của địch bắn vào liên tục, khi biết được quân ta không chiếm giữ được Đồn Cao ta đốt nhà kho bốc cháy và tìm đường rút lui.

Tiểu đội của đồng chí Nguyễn Hòa do Trung đội phó Lê Hai chỉ huy, khi nghe tiếng súng nổ trên Đồn Cao, đồng chí Lê Hai đã hạ lệnh cho tiểu đội nổ súng, cả tiểu đội đồng loạt bắn và ném lựu đạn vào đền thờ Mã Viện, địch bị tấn công bất ngờ, bỏ chạy tán loạn ra khỏi đền, cả tiểu đội vội xông vào trong đền, không còn bóng tên địch nào cả, quân ta vội quay ra bắn theo tiếng động của địch trên đường tháo chạy.

Trời gần sáng tất cả các lực lượng của ta rút lui theo kế hoạch về một địa điểm để chờ đêm tối xuống thuyền rút về Cát Bà, nhưng do không thuộc địa hình các tổ rút về không liên lạc được với nhau. Mờ sáng chiến hạm của địch cho một thủy phi cơ bay thấp trên đảo Cô Tô quan sát và chỉ điểm cho pháo của chiến hạm bắn vào những mảng rừng núi nơi chúng nghi ngờ quân ta ẩn nấp.

Nhưng nguy hiểm hơn là chiến hạm của Pháp đã bắn đắm hầu hết các thuyền bè đậu ở bến và quanh đảo Cô Tô bất kể đó là thuyền của dân hay là thuyền chở quân ta để hòng triệt đường rút lui của quân ta. Địch từ trên Đồn Cao xuống và địch từ chiến hạm lên càn quét vào các mảng rừng trên đảo.

Quân ta vừa đánh trả vừa lẩn tránh nhưng lương khô và nước uống, lựu đạn cạn dần, cuộc chống cự của quân ta trong những ngày tiếp theo14, 15, 16, 17 và đến ngày 18 tháng 11 năm 1945 đần dần yếu đi và cuối cùng bị quân Pháp bắt. Riêng tiểu đội của đồng chí Lê Hai chỉ huy đêm ngày 14/11/1945 tình cờ gặp một chiếc thuyền nhỏ chèo vào bờ thế là cả tiểu đội mỗi người một mảng gỗ quanh đó vừa làm phao vừa làm chèo, sẩm tối hôm sau thuyền về đến đảo Minh Châu địa điểm xuất quân ban đầu.

Trận đánh Đồn Cao đêm ngày 13/11/1945 của Đại đội Ký Con trên đảo Cô Tô là di tích ghi dấu sự kiện lịch sử quan trọng chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với vùng biển, đảo Cô Tô, đồng thời là nơi giáo dục tinh thần yêu nước, yêu dân tộc cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

>> Xem thêm:

Đôi nét về đại đội Ký Con

Đại đội nổi tiếng của Liên khu 3 mang bí danh của Đoàn Trần Nghiệp (1910-1930), người tham gia lãnh đạo khởi nghĩa Yên Bái từ 9 đến 18-2-1930, một trong những đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên của chiến khu Trần Hưng Đạo. Tổ chức tiền thân Tiểu đội Ký Con thành lập 1-7-1945 sau chiến thắng Bí Chợ, bắt sống cả đại đội địch, thu hơn 100 súng, rồi Trung đội Ký Con đơn vị chủ lực trong trận đánh chiếm tỉnh lỵ Quảng Yên 20-7-1945 và tham gia giành chính quyền ở Hải Phòng 23-81945.

Cuối tháng 8-1945 phát triển thành Đại đội Ký Con với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền cách mạng ở Hải Phòng và Khu mỏ Hòn Gai (1945 – 1946). Trong thời gian này, Đại đội Ký Con đã lập nhiều chiến công xuất sắc, tiêu biểu là đánh chiếm hai tàu Pháp Cơ ray xắc (7 – 9 – 1945). Ô đa xi ơ (11- 9- 1945), đánh dẹp quân Việt cách (9- 1945) tại Hòn Gai, cùng các đơn vị đánh lui hàng chục đợt tiến công của quân Pháp tại Hải Phòng (11- 1946).

Tháng 8 – 1948 Đại đội Ký Con phát triển thành Tiểu đoàn Ký Con (Tiểu đoàn Cô Tô), tháng 2 – 1950 trở thành Trung đoàn Ký Con ( Trung đoàn 66, Trung đoàn chủ lực của Liên khu 3), Đại đội trưởng (trước đó là Trung đội trưởng, Tiểu đội trưởng) đầu tiên là đồng chí Lê Phú.

Trận đánh quân Pháp trên đảo Cô Tô của Đại đội Ký Con, trong đó phải kể đến sự hy sinh của 17 chiến sỹ đã hy sinh trên mảnh đất này, những chiến sỹ đã bị bắt giam và tù đày. Vinh quang này thuộc về các anh hùng liệt sỹ, những chiến sỹ đã không tiếc máu xương của mình hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của người dân đất đảo.

Trận đánh Đồn Cao đêm 13/11/1945 còn phải kể đến những đóng góp không nhỏ của lực lượng quần chúng nhân dân, sự hiệp đồng chiến đấu giữa quân và dân để tạo nên khí thế của trận đánh. Chúng ta còn phải kể đến tinh thần cảnh giác và thông tin kịp thời của người ngư dân đảo Cô Tô và cả những người lái thuyền của đảo Cát Bà, đảo Minh Châu, đảo Quan Lạn, đảo Ngọc Vừng đã tham gia đưa chiến sỹ của Đại đội Ký Con đến đảo Cô Tô để đánh quân Pháp.

Mặc dù đường xa, đi trên biển, phương tiện thô sơ lại đi đến những nơi chiến trường, tất cả họ đã bấp chấp nguy hiểm, sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình để bảo vệ đảo Cô Tô cũng như bảo vệ vùng mỏ thân yêu trong những ngày đầu của cách mạng. Họ là tấm gương tiêu biểu, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của mỗi người dân trên các tuyến đảo của Quảng Ninh.

Vinh dự cho Đại đội Ký Con đã được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân , theo Quyết định số 160/QĐ-CTN. Ngày 28/4/2000. Tên tuổi của Đại đội Ký Con đã được ghi trong từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam.

Vieng-nghia-trang-liet-si

Hàng năm mọi người đến dâng hương cho những người hi sinh trong đại đội ký con

Tham khảo:

Khu di tích Đồn Ký Con Cô Tô hiện nay ra sao?

Hơn 70 năm đã trôi qua, dấu tích trận đánh năm xưa trên Đồn Cao còn sót lại không nhiều, dưới gốc cây, vạt cỏ là gạch ngói vỡ, nền móng cũ, hầm ngầm, bể nước… Đây là nơi ghi dấu tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất, anh dũng hy sinh của Đại đội Ký Con. Đến với Khu di tích Đồn Ký Con Cô Tô mỗi chúng ta sẽ có cảm xúc khác nhau nhưng chắc chắn ai cũng sẽ cảm động, nể phục tinh thần dũng cảm, kiên cường, bất khuất không màng tính mạng của đại đội Ký Con.

Khu di tích Đồn Ký Con Cô Tô như một dấu ấn lịch sử làm điểm nhấn cho hòn đảo được mẹ thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh đẹp này. Khu di tích như khiến chúng ta nhớ lại một giai đoạn lịch sử kiêu hùng với những con người sẵn sàng hi sinh mạng sống của mình để bảo vệ Tổ quốc. Đến với khu di tích mọi người càng thêm yêu nước và tiếp thêm sức mạnh làm tốt nhiệm vụ của mình trong thời kỳ đất nước hòa bình. Vì thế, nếu đi tour du lịch Cô Tô bạn đừng quên ghé thăm khu di tích này!

VÌ SAO KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN DU LỊCH KHÁT VỌNG VIỆT?

"Là người đam mê du lịch, với Tôi du lịch là cuộc sống, sứ mệnh của chúng Tôi là thiết kế và tổ chức những Tour du lịch có giá trị cao cho mọi khách hàng, giúp khách hàng có được những chuyến đi thực sự ý nghĩa, vui vẻ và bình an, giúp gắn kết tất cả các thành viên để mọi người hiểu nhau hơn và làm việc hiệu quả hơn"

Nguyễn Thanh Minh - CEO công ty du lịch Khát Vọng Việt.

Chia sẻ của khách hàng về Khu di tích Đồn Ký Con Cô Tô dấu ấn đặc biệt trên đảo Cô Tô

Bình luận đã đóng.