Du lịch vịnh Hạ Long du khách không chỉ được chiêm ngưỡng hệ thống đảo đá nhấp nhô trên mặt nước với muôn hình vạn dạng, mà còn bị hấp dẫn trước vẻ đẹp huyền bí, kỳ diệu ẩn chứa trong lòng các hang động. Bên cạnh những hang Sửng Sốt, động Thiên Cung với những khối thạch nhũ lung linh, huyền ảo hóa thân vào vô số những hình thù kỳ lạ, đặc sắc chuyển động trong một thế giới như thực như mơ khiến mỗi du khách đều say sưa chiêm ngưỡng, đến với du lịch Hạ Long du khách còn có cơ hội được khám phá làng chài Cửa Vạn – một trong những làng chài đẹp nhất trên vịnh Hạ Long.
Nhằm quảng bá, giới thiệu những giá trị đặc sắc của Vịnh Hạ Long, khai thác bền vững tiềm năng du lịch theo hướng đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, tạo sinh kế, thu nhập cho người dân làng chài trên Vịnh Hạ Long, mới đây Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã trình UBND tỉnh đề án Bảo tồn và phát triển các sản phẩm du lịch tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long giai đoạn 2014-2020.
Theo nội dung của đề án, bốn trong 7 làng chài đã được UBND tỉnh quy hoạch trước đây là làng chài Ba Hang, Hoa Cương, Cửa Vạn, Vung Viêng và khu tái định cư Cái Xà Cong đã được đề xuất xây dựng những sản phẩm du lịch, gắn với đặc trưng văn hoá của từng làng chài. Theo đó mỗi làng chài sẽ gắn với một mô hình phát triển du lịch riêng: Làng chài Ba Hang – mô hình làng chài gắn với bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn, trải nghiệm trồng rừng; chèo đò đưa đón khách tham quan; cho thuê kayak; bán hàng lưu niệm. Làng chài Hoa Cương Hạ Long – mô hình làng chài nuôi cá lồng bè, chợ hải sản; giới thiệu kỹ thuật nuôi trồng hải sản; cung cấp vật tư nuôi trồng hải sản; dịch vụ ăn uống. Du lịch Hạ Long Quảng Ninh du khách không chỉ được ngoạn cảnh đẹp của Hạ Long mà còn được trải nghiệm 1 ngày cùng người dân làng Chài. Làng Chài Cửa Vạn giờ đây là một địa điểm du lịch hấp dẫn thu hút hàng nghìn khách du lịch ghé thăm, và trải nghiệm làm dân chài trên Vịnh Hạ long.
Làng chài Cửa Vạn – mô hình làng chài tự quản gắn với Trung tâm Văn hoá nổi Cửa Vạn; khám phá không gian sinh hoạt cộng đồng, bảo tồn các giá trị văn hoá làng chài; dịch vụ ăn uống, lưu trú, tham quan làng chài, tham quan hệ sinh thái rừng, hệ thống tùng áng của Vịnh Hạ Long; leo núi, xem động vật trên núi (khỉ). Làng chài Vông Viêng – mô hình làng chài tự quản, đánh bắt hải sản bằng công cụ truyền thống, trải nghiệm cuộc sống ngư dân; dịch vụ lưu trú, ăn uống, tham quan làng chài; tham quan nuôi trồng hải sản đặc biệt (nuôi trai lấy ngọc), bán đồ trang sức ngọc trai; giới thiệu du khách các nghề truyền thống và ngư cụ truyền thống; du lịch trải nghiệm “Đánh cá cùng ngư dân”. Và khu tái định cư mới Cái Xà Cong (khu ngư dân từ Vịnh Hạ Long định cư trên bờ) gắn với mô hình tham quan làng chài tái định cư; dịch vụ bán hải sản, đồ lưu niệm, thủ công; thưởng thức ẩm thực làng chài, duy trì các hoạt động đánh bắt, nuôi hải sản để hỗ trợ và gắn với dịch vụ du lịch bền vững… Cùng với các sản phẩm du lịch đặc trưng đó, đề án cũng đề xuất xây dựng một số tour, tuyến tham quan trên Vịnh Hạ Long gắn với phát triển sản phẩm du lịch làng chài.
Theo thống kê của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, nếu như năm 2012, làng chài Ba Hang mới đón được hơn 44 nghìn lượt khách thì đến năm 2013 đã đón được gần 122 nghìn lượt; làng chài Cửa Vạn năm 2012 đón được hơn 27 nghìn lượt, năm 2013 đón được hơn 37 nghìn lượt; Vông Viêng năm 2012 đón gần 64 nghìn lượt, năm 2013 đón trên 91.500 lượt khách… Tuy nhiên, nếu nhìn vào việc khai thác du lịch tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng và giá trị của các làng chài. Hoạt động du lịch còn manh mún nhỏ lẻ, sản phẩm chưa đa dạng, phong phú, thu hút được các đối tượng du khách. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch Hạ Long tại các làng chài chưa được các cấp chính quyền quan tâm, đầu tư đúng mức như: Điện, nước, y tế, nguồn nhân lực phục vụ du lịch… Các bạn có thể tham khảo tour du lịch Hạ Long 2 ngày 1 đêm tại đây để khám phá nét đẹp Hạ Long nhé.
Chính vì vậy, việc xây dựng đề án Bảo tồn và phát triển các sản phẩm du lịch tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long giai đoạn 2014-2020 là thực sự cần thiết. Bởi lẽ, không chỉ bảo tồn các giá trị văn hoá phi vật thể của các làng chài, phát huy các giá trị đặc sắc của Vịnh Hạ Long, đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch của du khách mà trước mắt duy trì củng cố được việc phát triển các sản phẩm du lịch làng chài sau khi hoàn thành Đề án Di dời nhà bè lên bờ, không làm mất đi sản phẩm du lịch độc đáo riêng có của Hạ Long. Đồng thời tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân sau khi tái định cư. Ngư dân được định cư trên bờ vẫn là chủ thể các hoạt động làng chài của mình. Hàng ngày ngư dân từ khu làng chài trên bờ tới làng chài trên Vịnh Hạ Long với tư cách là ngư dân làm du lịch, sản xuất gắn với hoạt động nhằm bảo tồn, phát triển các sản phẩm du lịch tại các làng chài, đảm bảo hài hoà giữa việc bảo tồn văn hoá, bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên Vịnh Hạ long với việc phát triển du lịch. Được biết, hiện nay phần lớn cộng đồng ngư dân tại các làng chài đều có nguyện vọng muốn được chuyển đổi ngành nghề từ đánh bắt, nuôi trồng hải sản sang phục vụ du lịch.
Hy vọng, với giải pháp này, đề án Bảo tồn và phát triển các sản phẩm du lịch tại các làng chài trên Vịnh Hạ Long giai đoạn 2014-2020 sẽ tạo thêm được nhiều sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, kéo dài thời gian lưu trú của du khách trên Vịnh Hạ Long. Cũng như góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá bản địa, giảm tải được lượng khách đang tập trung tại một số điểm trên Vịnh Hạ Long; kết nối được khu tái định cư với các điểm làng chài phục dựng, bảo tồn trên Vịnh Hạ Long, tăng cường năng lực tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch để cải thiện sinh kế, nâng cao mức sống và qua đó hạn chế các tác động của cộng đồng đến tài nguyên, môi trường, góp phần phát triển du lịch bền vững.
Chia sẻ của khách hàng về Du lịch Hạ Long khám phá làng chài Cửa Vạn