Đèo Ngang từ trong các tác phẩm văn học đến hiện thực đời thường vẫn bình dị, trầm lặng như vậy. Nhưng nơi đây lại có sức hút đặc biệt để lại dấu ấn khó quên đối với những ai đã từng đặt chân đến con đèo này. Đèo Ngang hùng vĩ ẩn hiện giữa núi rừng, giữa mây trời lang mạn đã để thương để nhớ trong lòng biết bao người say cảnh, say tình nơi đây.
Cùng Khát Vọng Việt khám phá sự kì vĩ, hấp dẫn của địa danh Đèo Ngang nổi tiếng tại vùng đất Quảng Bình ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Đôi nét về Đèo Ngang
Đèo Ngang nằm trên trục đường Quốc lộ 1A huyết mạch, ôm gọn dãy Hoành Sơn và đi qua 1 phần của dãy Trường Sơn chạy ngang ra biển Đông.
Đèo Ngang với chiều dài 6 km, đỉnh cao nhất khoảng 250 m, đây là con đèo được xem là ranh giới của 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Trong đó phía bắc thuộc xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Đèo Ngang cách trung tâm thành phố Hà Tĩnh 75 km.
Phía Nam thuộc địa phận xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đèo cách thị trấn Ba Đồn 24 km, cách bờ sông Gianh 27 km và cách trung tâm thành phố Đồng Hới 80 km.
Xem thêm: Khám phá thành phố Đồng Hới siêu thú vị
Đèo Ngang – Tuyến đường huyết mạch lịch sử
Theo sử sách có ghi chép lại, Đèo Ngang được thông đường từ cách đây hàng nghìn năm trước, đến 500 năm sau thì Đèo Ngang được biết đến với trọng trách là ranh giới chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài.
Vào thời nhà Nguyễn thì Đèo Ngang đã được khai phá và đắp đá thành đường nối liền hai bên chân núi Hoàng Sơn.
Năm 1833, vua Minh Mạng cho xây thêm cổng gác Hoành Sơn ở ngay đỉnh Đèo Ngang với chiều cao hơn 4 m, 2 bên là thành dài hơn 30 m để kiểm soát lưu thông qua lại. Công trình này ngày nay vẫn còn lại dấu tích vẫn uy nghi, cổ kính nới đỉnh đèo.
Ngày nay, Đèo Ngang cũng được xem là một cột mốc trọng yếu phân chia ranh giới gữa 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.
Bài viết Hot:
- Chợ Đồng Hới – Chợ đầu mối hải sản lớn tại Quảng Bình
- Nhà thờ Tam Tòa – Khám phá di tích linh thiêng Quảng Bình
Đầu tháng 4 năm 2003 nhà nước bắt đầu có chủ trương đầu tư tu sửa lại đường đi qua Đèo Ngang theo giải pháp công nghệ đào hầm dựa trên công trình xây dựng đèo Hải Vân do tổng công ty Sông Đà làm chủ đầu tư và công ty Sông Đà 10 thi công. Đến tháng 8 năm 2004 thì hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động với 2 đường hầm: 1 dành cho các phương tiện xe cơ giới và 1 đường hầm đi bộ.
Trong đó đường hầm chính dài 2.156,4 m bao gồm cả hệ thống đường dẫn vào hầm, cao 7,5 m, rộng 11,5 m với 6 làn xe chạy với tốc độ tối đa là 60 km/h
Vẻ đẹp hoang sơ nơi Đèo Ngang hùng vĩ
Đèo Ngang là con đường đèo vượt dãy Hoành Sơn sừng sững, là một cột mốc trọng yếu trên con đường huyết mạch Bắc – Nam.
Đứng trên đỉnh đèo, dường như chúng ta có thể nhìn được hết thảy bao quát một vùng trời miền trung với con đường uốn lượn ôm trọn ngọn núi, với núi rừng hùng vĩ trên dãy Hoành Sơn, với xa xa là biển cả bao la xanh ngát nhấp nhô những ngọn sóng bạc đầu đang liên tiếp xô vào bờ.
Dưới chân Đèo Ngang theo hướng Bắc xưa là cửa biển Xích Mộ, nhưng ngày nay theo thời gian thì đã bị bồi đắp dần và chỉ còn lại một cái hồ nước đầy quanh năm.
Xa xa theo hướng Bắc là bãi biển Đá Nhảy, vói những bãi đá to nhỏ khác nhau lúc ẩn lúc hiện trước từng lớp sóng xô vào.
Từ Đèo Ngang đi theo đèo Con khoảng 3 km du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một bãi biển tuyệt đẹp sở hữu những bãi cát trắng mịn giữa núi rừng cao ngút.
Nhìn về phía Đông, xa xa là Mũi Ròi, bãi biển Vũng Chùa – Đảo Yến thu nhỏ giữa mặt biển mênh mông. Chính cảnh tượng này tạo cho chúng ta cảm giác như mình bị thu bé lại hòa cùng làn gió thổi từ biển vào, thật là nhẹ nhõm.
Nhìn sang phía rừng là những vách núi nhấp nhô, nơi có những mái ngói đỏ tươi lấp ló sau hàng dừa, phi lao của những làng chài xóm núi.
Tương truyền rằng, Đèo Ngang gắn liền với huyền tích thánh mẫu Liễu Hạnh, Khi bà bị Ngọc Hoàng đày xuống trần gian. Sau khi bị đày xuống trần gian, bà hóa thành một người con gái nhan sắc tuyệt trần dựng một quán nhỏ dưới chân Đèo Ngang. Ở đây, bà được mọi người yêu mến, tôn trọng chính vì thế mà khi bà mất, người dân địa phương đã dựng một miếu thờ ngay tại quán nhỏ của bà để tưởng nhớ suy tôn tới Đức thánh mẫu.
Cổng trời ở Đèo Ngang chính là cửa ngõ Cổng Hoành Sơn từ thời Minh Mạng. Người dân địa phương gọi là cổng trời bởi nó ở vị trí cao nhất của vùng đất này và nếu lên đây có thể chạm tay được vào bầu trời xanh ngắt trên đỉnh đèo.
Có thể bạn quan tâm: Khám phá Hang Tối kì bí tại Quảng Bình
Cổng trời ngày nay chỉ tồn tại chứng tích 1 cái cổng cao 4 m, 2 bên thành dài 30 m, khu vực tường thành phía bên tỉnh Hà Tĩnh thì hầu như còn nguyên vẹn. Và 1000 bậc thang dẫn lên từ Đèo Ngang được tạo nên một cách rất tự nhiên và độc đáo.
Ngày nay, Đèo Ngang uốn lượn với con đường nhựa phẳng lì, với 2 hàng cọc tiêu nổi bật. So với đèo Hải Vân, đèo Cả thì Đèo Ngang còn thua xa về độ hiểm trở, hùng vĩ, nhưng lại hơn hẳn về vẻ đẹp nên thơ trữ tình, để rồi làm nguồn cảm hứng cho các nhà văn nhà thơ thời bấy giờ như: Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Cao Bá Quát, bà huyện Thanh Quan…
Trong hành trình xuyên Việt từ Bắc vào Nam đi qua biết bao nhiêu danh thắng nổi tiếng, nhưng chắc hẳn sẽ không đâu để lại nhiều dấu ấn đặc biệt bằng Đèo Ngang. Hãy dành một ít thời gian trong hành trình du lịch của mình, dừng chân, ngắm cảnh chiêm ngưỡng toàn bộ vẻ đẹp nơi đây ngay tải đỉnh đèo nhé.
Chia sẻ của khách hàng về Khám phá Đèo Ngang Quảng Bình hoang sơ, kì vĩ đến hút hồn