Khám phá chợ Điện Biên – Nét đẹp văn hóa độc đáo vùng cao Tây Bắc

Mặt hàng được bày bán nhiều ở chợ phiên Tả Sìn Thàng là trang phục truyền thống

Khi nhắc đến Điện Biên, bạn nghĩ đến điều gì? Có phải là cánh đồng Mường Thanh phù sa màu mỡ, là hầm Đờ Cát hay khu di tích chiến trường A1 nơi ghi dấu chiến thắng hiển hách lừng lẫy một thời? Có phải là những món đặc sản thơm ngon như thịt heo nướng mắc khén, xôi nếp nương ngũ sắc và cá nướng chấm chẳm chéo thơm ngon đậm đà? Mảnh đất Điện Biên có vô vàn điều lý thú để kể. Và trong bài viết này, Du lịch Khát Vọng Việt sẽ cùng bạn khám phá một nét văn hóa độc đáo của vùng cao Tây Bắc – chợ Điện Biên.

Điện Biên ngày càng phát triển, mọc lên nhiều ngôi chợ khang trang, nhiều trung tâm mua sắm hiện đại. Thế nhưng, trong cuộc sống hàng ngày thì những ngôi chợ phiên lại gần gũi và thân thương hơn cả. Đây cũng là điểm đặc biệt khiến biết bao du khách say đắm khi ghé chân đến địa điểm này. Ở Điện Biên có nhiều chợ phiên nổi tiếng và một vài cái tên quen thuộc nhất chính là chợ phiên Tả Sìn Thàng, chợ phiên Xá Nhè và chợ phiên Tủa Chùa.

Chợ phiên Tả Sìn Thàng

Địa điểm và thời gian họp chợ phiên Tả Sìn Thàng

Chợ phiên Tả Sìn Thàng được tổ chức tại thung lũng Tả Sìn Thàng, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên. Ngôi chợ này chính là nơi mà đồng bào dân tộc thuộc 5 xã phía Bắc của huyện Tủa Chùa (bao gồm Sín Chải, Tả Sìn Thàng, Lao Sa Phình, Trung Thu, Sính Phình) giao lưu văn hóa và trao đổi hàng hóa. Ngôi chợ này đã được thành lập từ thời Pháp thuộc còn cai trị nước ta. Để dễ di chuyển, bạn nên chọn phương tiện là ô tô thay vì là xe máy vì đường đi khá hiểm trở, gập ghềnh. Từ trung tâm huyện Tủa Chùa đến chợ khoảng 40km.

Chợ phiên Tả Sìn Thàng họp vào thứ 5, thứ 6 hàng tuần

Chợ phiên Tả Sìn Thàng họp vào thứ 5, thứ 6 hàng tuần

Chợ Tả Sìn Thàng họp vào ngày Tý và ngày Ngọ hàng tháng âm lịch và cứ đều đặn 6 ngày sẽ diễn ra 1 phiên. Thời gian mà chợ phiên Tả Sìn Thàng bắt đầu họp chính là điểm độc đáo khiến ngôi chợ này khác biệt hơn so với nhiều chợ phiên khác ở vùng núi Tây Bắc chính là họp lùi ngày. Có nghĩa là nếu trong tuần này chợ họp vào thứ 6 thì tuần sau sẽ lùi lại một ngày, họp vào thứ 5 và cứ thế tuần tự luân phiên đến hết năm. Chợ Tả Sìn Thàng nằm nép mình bên trên thung lũng xanh mát, xung quanh bao bọc bởi núi và mây như chốn bồng lai tiên cảnh. Đây vừa là nơi giao thương hàng hóa cũng là nơi giao duyên của những chàng trai, cô gái đã đến tuổi cập kê.

Chợ phiên Tả Sìn Thàng bán gì?

Khi đến chợ phiên Tả Sìn Thàng, bạn sẽ nhận thấy sự đa dạng và độc đáo trong các mặt hàng được bày bán ở nơi đây. Những sạp hàng chỉ nhỏ nhỏ xinh xinh, mỗi loại chỉ một tí một ít chứ không có số lượng lớn như ở chợ dưới đồng bằng. Bởi lẽ phần lớn các mặt hàng được bày bán ở đây chính là sản phẩm được nuôi trồng và đánh bắt từ trong nhà người đồng bào. Nông sản thực phẩm địa phương tươi ngon, sạch sẽ và không có một chút phân bón hóa học độc hại nào. Từ khoai, sắn, rau củ quả, hạt dẻ, đến đồ khô như nấm hương, mộc nhĩ, măng rừng đều được bán ở chợ Tả Sìn Thàng.

Một số sạp sẽ chuyên bán cá suối, gà hay lợn. Nhìn những miếng thịt tươi roi rói mới khiến ta đói bụng làm sao! Khi đi du lịch ở đây, bạn nên thử trải nghiệm tự đi chợ phiên mua thực phẩm và mang về homestay để chế biến nhé. Nhất định bạn sẽ cảm nhận sự khác biệt vì nguyên liệu đều là đồ tươi ngon, không giống với sản phẩm đông lạnh bán ở siêu thị. Bên cạnh thực phẩm thì đồ lưu niệm cũng là mặt hàng được nhiều người đồng bào mang đến chợ phiên để trao đổi với nhau. Những mặt hàng đồ thổ cẩm truyền thống, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, những cuộn chỉ màu sắc sặc sỡ hay phẩm nhuộm sẽ bán rất nhiều ở chợ phiên Tả Sìn Thàng.

Mặt hàng được bày bán nhiều ở chợ phiên Tả Sìn Thàng là trang phục truyền thống

Mặt hàng được bày bán nhiều ở chợ phiên Tả Sìn Thàng là trang phục truyền thống

Đồ vải dệt đòi hỏi sự tinh xảo và nhiều thời gian thì mới tạo nên những món trang phục công phu. Vì thế, số lượng cũng khá ít vì trong một tuần, các cô các chị người đồng bào chỉ làm được từ 1 – 2 bộ đồ. Nghe đến đây, chắc hẳn ai cũng đều cảm nhận được sự độc đáo của những ngôi chợ Điện Biên. Quả không quá kỳ lạ khi chợ phiên Điện Biên Tây Bắc lại nổi tiếng trong cộng đồng những người đam mê du lịch đến thế. Sản phẩm người dân tự tay làm ra hoặc đánh bắt ngay ở bờ suối gần nhà cũng sẽ cùng họ ra chợ để bán.

Nếu không muốn tự tay mua nguyên liệu về để chế biến ra món ăn thì bạn còn có thể lựa chọn phương án khác là mua đặc sản địa phương được bán ngay trong chợ Tả Sìn Thàng. Mùi thơm của xôi nếp nương, xôi ngũ sắc từ trong những chõ xôi bốc ra thơm lừng khiến du khách không tài nào cưỡng lại được. Ngoài ra, chợ cũng sẽ bán những món ăn khác như chẳm chéo, gà nướng, cá nướng,… Bên cạnh mặt hàng nông sản địa phương, chợ phiên cũng có một số mặt hàng được đưa từ miền xuôi, huyện lỵ lên.

Một hoạt động thú vị ở chợ phiên Tả Sìn Thàng chính là ăn món thắng cố và uống rượu Mông Pê. Ai ai đến đây cũng đều nên thử trải nghiệm này một lần. Rượu Mông Pê được ủ từ mầm ngô, lên men bằng lá rừng nên cực kỳ thơm nhưng không quá đậm để khiến người ta say mèm. Nếu không biết mua gì làm quà, bạn hãy thử mua chè Shan Tuyết nổi tiếng nhé. Ở mảnh đất này hiện đang có 4000 cây chè Shan Tuyết cổ thụ. Nhờ khí hậu mát mẻ nên chè cho vị nước có hậu ngọt dịu, thơm lừng.

Đặc điểm chợ phiên Tả Sìn Thàng

Chợ phiên Tả Sìn Thàng bắt đầu rộn ràng từ tờ mờ sớm từ khi màn sương chỉ vừa mới phủ mờ ảo. Khi đến đây, bạn sẽ bắt gặp vô vàn những sắc màu rực rỡ của các cô, các chị xúng xính váy áo đi chợ phiên. Có người đi bộ, có người đi xe máy. Họ sẽ chọn cho mình một chỗ nhỏ thay vì có chỗ ngồi cố định như ở chợ dưới miền xuôi. Không hề cầu kỳ hay phức tạp, những gùi hàng trên lưng tuy đơn sơ giản dị mà lại mang vẻ chất phác và hiền hòa như chính con người nơi đây. Đến tầm 11- 12h giờ trưa, chợ sẽ đông đúc và nhộn nhịp hơn.

Ở chợ, bạn sẽ bắt gặp và có cơ hội giao lưu với nhiều đồng bào dân tộc khác nhau. Đặc điểm để nhận diện họ là nhìn vào màu sắc và hình dáng của trang phục. Người Dao mang những chiếc váy xòe ngũ sắc cùng chiếc thắt lưng điệu đà trang phục người Mông đỏ có nhiều sắc đỏ, người Mông trắng lại thiên về sắc trắng tinh khôi, người Xạ Phang sẽ mang áo màu xanh lá. Tất cả cùng hòa quyện, tạo nên bức tranh Điện Biên đa sắc màu. Bạn có thể mua trang phục truyền thống và mang thử rồi đi dạo ngay trong chợ.

Chợ Phiên Tả Sìn Thàng khiến du khách say đắm vì không khí nhộn nhịp

Chợ Phiên Tả Sìn Thàng khiến du khách say đắm vì không khí nhộn nhịp

Chợ phiên Xá Nhè

Thời gian và địa điểm chợ phiên Xá Nhè hoạt động

Chợ Điện Biên nổi tiếng không chỉ có chợ phiên Tả Sìn Thàng mà còn có chợ phiên Xá Nhè. Hai ngôi chợ này có nhiều điểm tương đồng nhưng đồng thời cũng có một số điểm khác biệt. Cả hai chợ đều được tổ chức 6 ngày 1 lần. Tuy nhiên, thay vì họp vào ngày Tý và ngày Ngọ như chợ Tả Sìn Thàng thì chợ Xá Nhè sẽ họp vào ngày Dậu và ngày Mão (ngày con gà và ngày con mèo) âm lịch. Ngôi chợ này cũng có tuổi đời ngắn hơn khi chỉ mới được hình thành vài năm trở lại đây.

Chợ phiên Xá Nhè hoạt động từ sáng cho đến chiều. Địa điểm mà chợ phiên Xá Nhè hoạt động là ở trung tâm xã Xá Nhè, cách thị trấn Tủa Chùa khoảng chừng 15km. Tuy tuổi đời ngắn ngủi, thế nhưng chợ phiên Xá Nhè vẫn chiếm được cảm tình và để lại ấn tượng tốt cho khách du lịch. Nó cũng không kém phần nổi tiếng so với ngôi chợ “song sinh” với nó là chợ phiên Tả Sìn Thàng.

Buổi trưa là lúc mà chợ phiên Xé Nhè hoạt động nhộn nhịp nhất

Buổi trưa là lúc mà chợ phiên Xé Nhè hoạt động nhộn nhịp nhất

Chợ phiên Xá Nhè bán gì?

Ở chợ phiên Xá Nhè, các mặt hàng được bày bán tương đối đa dạng và phong phú. Bạn chắc chắn sẽ tìm thấy các loại nông sản địa phương như gạo, nếp, khoai, sắn, bắp ngô, măng rừng, hạt dẻ,… Bên cạnh đó, thịt heo rừng cho người đồng bào chăn nuôi tự nhiên, cá suối, thịt gà cũng được mang ra bán. Đây đều là sản phẩm thuần tự nhiên không cho ăn thuốc tăng trọng hay bơm chất bảo vệ thực vật nên rất an toàn với sức khỏe. Ngoài ra, chợ phiên Xá Nhè còn trao đổi với nhau những loại dụng cụ lao động, tăng gia sản xuất.

Đi chợ phiên, làm sao có thể thiếu những sạp vải, sạp trang phục truyền thống được bày bán vô cùng thích mắt. Điểm đặc biệt của chợ phiên Xá Nhè nói riêng và các chợ phiên khác nói chung so với chợ miền xuôi là ở đây có những mặt hàng rất độc đáo. Có người đem radio, chiếc xe máy, chiếc khèn đi để bán. Một số dân buôn còn mang đồ từ miền xuôi lên chợ phiên như sửa chữa xe, đồng hồ, hàng tạp hóa để đổi lấy lương thực, nông sản Điện Biên.

Đi chợ phiên, chắc chắn bạn nên thử dừng chân để thưởng thức những món đặc sản được chế biến trong chợ. Vì do người đồng bào chế biến nên bạn có thể yên tâm về sự chính xác, giống bản gốc 100%. Cách chế biến có hơi dân dã nhưng luôn đông nghịt vì gia vị thơm ngon, tẩm ướp đậm đà lại có giá cả hợp lý. Món ăn được bán nhiều nhất ở chợ Xá Nhè là rượu ngô Mông Pê, gà đen.

Các cô các mẹ gặp nhau, vui mừng trò chuyện rôm rả

Các cô các mẹ gặp nhau, vui mừng trò chuyện rôm rả

Đặc điểm chợ phiên Xá Nhè

Khi đi chợ phiên Xá Nhè, bạn không cần lo về vấn đề trả giá. Người đồng bào không nói thách quá nhiều. Bởi lẽ, khi đến chợ, mục đích của họ không chỉ là để trao đổi hàng hóa mà còn là dịp gặp gỡ, giao lưu và thăm hỏi lẫn sau. Sau một tuần làm việc, đây là khi họ nghỉ ngơi, trò chuyện và hỏi thăm tình hình hàng xóm, bạn bè, anh em. Chợ phiên cũng là nơi mà những chàng trai thể hiện tài năng thổi khèn để gửi gắm đến cô gái trong mộng. Từ chợ phiên, biết bao cặp đôi đã được tác hợp, nên duyên vợ chồng.

>> Xem thêm:

Nếu là người đã có vợ, có chồng, họ xem chợ phiên Xá Nhè như một nơi để giải trí. Đàn ông kéo nhau đến quán nhậu, tụm năm tụm ba trò chuyện rôm rả bên ly rượu ngô ấm nóng, thổi khèn ca hát. Còn các chị các cô sẽ tụ lại với nhau trò chuyện bên những sạp hàng, không tài nào dứt được. Người đi chợ đa dạng nhiều dân tộc anh em như Mông, Thái, Dao, Phù Lá và họ sinh sống chủ yếu ở các thôn, bản của các xã Xá Nhè, Mường Đun, Tủa Thàng, Mường Báng.

Quả táo mèo được bán nhiều ở chợ phiên Xá Nhè

Quả táo mèo được bán nhiều ở chợ phiên Xá Nhè

Chợ phiên Tủa Chùa – Chợ Điện Biên nổi tiếng

Thời gian và địa điểm họp chợ phiên Tủa Chùa

Ngôi chợ phiên thứ 3 và cũng là chợ phiên nổi tiếng nhất ở Điện Biên là chợ phiên Tủa Chùa. Ngôi chợ này được diễn ra đều đặn vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần. Vì thế, khách du lịch có thể dễ dàng đến đây vì không vướng lịch làm việc (ngày Tý và Ngọ, ngày Mão và Dậu)  như hai ngôi chợ kể trên. Về địa điểm, chợ phiên Tủa Chùa diễn ra ở chợ trấn Tủa Chùa. Từ trung tâm thành phố Điện Biên di chuyển đến đây khoảng 150km. Chợ phiên là nơi mà người dân xã Xá Nhè, Mường Đun, Tủa Thàng giao lưu, gặp gỡ

Một số món hàng hóa bán trong chợ phiên Tủa Chùa Điện Biên

chợ Điện Biên nổi tiếng nhất nên những mặt hàng ở chợ phiên Tủa Chùa cũng đa dạng nhất. Đầu tiên phải kể đến trang phục thổ cẩm của người đồng bào. Những bộ quần áo, những chiếc váy xếp ly, những chiếc khăn, túi đeo chéo và giày đều là sản phẩm “handmade” làm hoàn toàn bằng tay cực kỳ công phu và tinh xảo. Từng đường kim mũi chỉ tuy không đều tăm tắp nhưng nó lại mang nét độc đáo riêng mà bạn không thể tìm được ở bất cứ nhãn hiệu nào khác. Hoa văn trên các bộ trang phục này cũng khác nhau, không bộ nào giống bộ nào.

Vật dụng hàng ngày được bán ở chợ phiên Tủa Chùa

Vật dụng hàng ngày được bán ở chợ phiên Tủa Chùa

Nếu có dịp bạn hãy thử thuê một bộ trang phục truyền thống của người đồng bào để chụp ảnh hoặc là mua làm quà lưu niệm nhé. Màu sắc của từng mảnh ghép khi kết hợp lại chắc chắn sẽ tạo nên một bộ trang phục tuyệt đẹp để sống ảo. Mặt hàng bán nhiều thứ 2 ở chợ phiên Tủa Chùa chắc chắn là nông sản, thực phẩm “cây nhà lá vườn”. Thịt, cá, gà hay rau củ quả đều có trong vườn và được người đồng bào đánh bắt, thu hoạch rồi mang đi bán. Ở chợ phiên thì làm sao có thể thiếu đặc sản táo mèo, rượu Mông Pê và gà đen.

Các mặt hàng ở chợ tùy theo sự khan hiếm, chất lượng mà có giá khác nhau. Vật dụng nông nghiệp, vải vóc, đồ gia đình có giá dao động từ 100.000 – 300.000 đồng. Người đồng bào khi đến chợ phiên là để mua những vật dụng như cuốc xẻng để về trồng trọt, mua hạt giống để gieo mầm. Ở chợ Tủa Chùa có một món ăn vô cùng nổi tiếng là bánh dày – loại bánh làm từ gạo nếp nương Điện Biên thơm ngon trứ danh. Thậm chí, bạn còn có thể bắt gặp những chiếc điện thoại chỉ có giá 300.000 VND – 400.000 VND.

Hoạt động đặc trưng ở chợ phiên Tủa Chùa 

Hoạt động nổi bật nhất và cũng là thú vị nhất của chợ Tủa Chùa chắc chắn là mua sắm. Đây là thiên đường để bạn mua quà lưu niệm mà không phải lăn tăn suy nghĩ hay cất công đi tìm ở nhiều nơi. Từ nông sản, đặc sản núi rừng, đồ thủ công mỹ nghệ, vật dụng gia đình,… tất tần tật đều được bày bán. Việc của bạn là tha hồ lựa chọn, trả giá mà thôi. Bạn nên mua những đồ mà ở vùng xuôi không có để làm quà nhé.

Chợ phiên Tủa Chùa hoạt động vào thứ 7, chủ nhật hàng tuần

Chợ phiên Tủa Chùa hoạt động vào thứ 7, chủ nhật hàng tuần

Ngoài ra, đây cũng là dịp mà bạn có cơ hội tìm hiểu về văn hóa, phong tục người đồng bào dân tộc vùng cao. Đi chợ phiên, mang trang phục truyền thống và chụp ảnh check-in là tục lệ không thể thiếu khi đi du lịch Điện Biên. Người đồng bào đi chợ phiên không chỉ với mục đích kinh tế mà còn là để giao lưu, chuyện trò sau một tuần làm việc mệt mỏi. Chị em tụm năm tụm ba kể chuyện vui buồn, tâm sự tỉ tê bên sạp hàng. Những tiếng cười đùa giòn tan hòa lẫn với màu nắng vùng cao ấm áp. Các anh các chú lại cùng nhau thổi khèn, ca hát bên ly rượu ngô ấm nóng và đĩa cá nướng thơm lừng.

Các buổi chợ phiên mỗi tuần như chợ phiên Tủa Chùa, Xá Nhè và Tả Sìn Thàng không những giúp người đồng bào dân tộc cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo, trao đổi, tiêu thụ hàng hóa mà còn là thời gian tuyệt vời để giải tỏa căng thẳng, gặp gỡ tâm tình, giao duyên và lưu giữ nét văn hóa truyền thống. Chợ Điện Biên có thể xem là nét đẹp không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào vùng cao. Nếu có dịp, bạn hãy đến đây một lần để trải nghiệm điều tuyệt vời này nhé. Hẹn gặp lại bạn ở Điện Biên một ngày không xa!

VÌ SAO KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN DU LỊCH KHÁT VỌNG VIỆT?

"Là người đam mê du lịch, với Tôi du lịch là cuộc sống, sứ mệnh của chúng Tôi là thiết kế và tổ chức những Tour du lịch có giá trị cao cho mọi khách hàng, giúp khách hàng có được những chuyến đi thực sự ý nghĩa, vui vẻ và bình an, giúp gắn kết tất cả các thành viên để mọi người hiểu nhau hơn và làm việc hiệu quả hơn"

Nguyễn Thanh Minh - CEO công ty du lịch Khát Vọng Việt.

Chia sẻ của khách hàng về Khám phá chợ Điện Biên – Nét đẹp văn hóa độc đáo vùng cao Tây Bắc

Bình luận đã đóng.