Đà Nẵng – Lễ hội Quán Thế Âm

lễ hội quan thế âm

Thành Phố Đà Nẵng. Một trog những thành phố Đang trên đà phát triển năng động vào bậc nhất của Việt Nam. Khi nói Đến Đà Nẵng thì điều đầu tiên người ta nghĩ đên đó chính là danh thắng Non Nức Ngũ Hành Sơn. Nơi mà cưa hàng năm vào ngày 19/2 âm lịch lại tổ chức lễ hội Quan Thế Âm với nhiều giá trị đặc sắc về văn hóa lẫn phong tục.

Lễ hội Quan Thế Âm

Lễ hội Quan Thế Âm

Tham khảo:

Người ta đã nói Thành Phố Đà Nẵng là 1 khu quần thể đẹp về phong canh du lịch. thì Non Nước Ngũ Hành Sơn được vì như ” hòn non bộ” trong khu quàn thể đó. bên cạnh những cảnh quan tuyệt sắc. Thì một sự trùng hợp ngẫu nhiên đến kỳ lạ cảu măm ngọn núi. Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa sơn, Thổ Sơn và Thủy Sơn tương ứng với ngũ hành. Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ đó là những yếu tổ cấu thàng vũ trụ trong tiết học cua người xưa. Tạo nên một địa điểm nổi tiếng linh thiêng. lại gắng liền với không khí nhộn nhịp của làng ngề đá truyền thống đã tao nên một Ngũ Hành Sơn đặc biệt.

Một trong những yếu tố Quan trọng góp phần không nhỏ vào việc đưa hình ảnh đưa quần thể  khu di tích và danh thắng Ngũ Hành Sơn nói riêng và hình ảnh Thành phố Đà Nẵng nói chung đến với toàn bộ người dân cả nước cũng như đến với bạn bè quốc tế. Đó chính là lễ hội Quan Thế Âm của khu quan thể Non Nước Ngũ hành Sơn.

Lễ hội Quán Thế Âm là một lời cầu nguyện cho quốc thái dân an, cho mưa thuận gió hòa. Là dịp để mọi người, mọi giới chan hòa trong không khí hội hè, soi mình vào bản sắc văn hóa dân tộc để ngày một sống đẹp hơn. Lễ hội Quán Thế Âm góp phần phục hồi và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam.

Giữa tiết trời của mùa xuân, lòng người phơi phới rủ nhau đi hội, hành hương về cội nguồn, vui chơi và cầu mong quốc thái dân an, con người hạnh phúc… Dù phải nhích từng bước một trên con đường Sư Vạn Hạnh trong cái nắng nhưng sự háo hức được đến chiêm bái Phật Quán Âm cho tình thương nhân loại đã xoa dịu nỗi khó chịu của mọi người. Có lẽ, niềm vui trẩy hội và sự tôn kính Phật Quán Thế Âm đã giúp cho mọi người “hóa giải” tất cả những gì chưa thật sự hài lòng…

  Thời gian tổ chức  Lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức hàng năm, cứ đến ngày 19.2 Âm lịch, lễ hội lại được tổ chức với một tầm vóc, quy mô ngày càng lớn hơn về cả nội dung và hình thức. Lễ hội Quán Thế Âm diễn ra trong 3 ngày, bao gồm hai phần đó là phần lễ và phần hội.

Lịch sử: Lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức hàng năm tại khu du lịch Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1960, nhân ngày khánh thành tượng Bồ Tát Quán Thế Âm ở động Hoa Nghiêm thuộc ngọn Thuỷ Sơn, phía Tây Ngũ Hành Sơn.

Hai năm sau, lễ hội được tổ chức nhân dịp khánh thành chùa Quan Âm ở động Quan Âm, là nơi phát hiện một khối thạch nhũ có hình tượng Phật bà Quán Thế Âm. Sau đó, vì nhiều lý do, lễ hội không được tổ chức trong một thời gian khá dài. Mãi đến ngày vía đức Phật bà Quan Thế Âm vào năm 1991 (19/2 năm Tân Mùi), Lễ hội Quán Thế Âm mới được khôi phục trở lại và lưu dữ đến ngày nay.

Phần lễ: Mang màu sắc lễ nghi Phật Giáo với các nội dung:

Điểm ấn tượng của lễ hội

Điểm ấn tượng của lễ hội

– Lễ rước ánh sáng: Nghi lễ rước ánh sáng thường tổ chức vào tối ngày 18/2 âm lịch gồm rước đuốc, rước kiệu, múa lân, múa rồng để cầu mong ánh sáng soi đường cho chúng sinh, mà trong phật giáo ánh sáng đồng nghĩa với trí tuệ, trí tuệ sáng thì tấm lòng, đạo đức trong sáng, sẽ làm nhiều việc thiện.

– Lễ khai kinh: Lễ được tổ chức vào sáng sớm ngày 19. Đây là lễ cầu nguyện cho quốc thái dân an, chúng sinh an lạc. Cùng ngày cũng diên ra Lễ nguyện cầu quốc thái dân an

– Lễ trai đàn chẩn tế: lễ này cũng được tổ chức vào sáng ngày 19 để cầu siêu, cúng thập loại chúng sinh, thường trước đó đồng bào phật tử gửi danh sách những người thân của mình đã mất đến chùa để làm lễ cầu siêu, trong lễ này phải mời người có giới phẩm đứng ra làm lễ.

– Lễ thuyết giảng về Bồ tát Quán Thế Âm và dân tộc: lễ cúng được tổ chức vào sáng ngày 19, ngợi ca lòng từ bi bác ái của đức Phật Bồ Tát Quán Thế Âm và cầu nguyện cho dân tộc an bình, thịnh vượng.

– Lễ rước tượng Quán Thế Âm: Lễ này tổ chức vào khoảng 10 giờ sáng ngày 19, sau các nghi lễ trên, bốn người khiêng kiệu trên có tượng Phật bà đi trước, và đồng bào Phật tử đi sau, kiệu được khiêng từ trên chùa và đi xuống chiếc thuyền đậu trên Sông Cầu Biện (nhánh của sông Cổ Cò), sau đó cho thuyền chạy vòng quanh sông Cổ Cò.

Lễ này nhằm cầu nguyện cho đồng bào, chúng sinh đi biển, đi làm ăn trên sông nước được thuận lợi bình an. Ngoài các nghi lễ trên, còn có lễ tế xuân (cúng sơn thủy, thổ thần) để cầu quốc thái dân an. Lễ thường được tổ chức vào đêm ngày 18. Trong ngày lễ này các bô lão của các phường Hòa Hải, Hòa Quý khăn áo chỉnh tề, tay cầm cờ lọng, đuốc, lồng đèn, có đội nhạc cổ và chiêng trống đi theo.

Sau khi làm lễ và đọc văn tế, đoàn bô lão sẽ dẫn đầu đoàn rước cộ xuống bờ sông Cầu Biện để mở hội hoa đăng, rồi từ chùa Quán Thế Âm đi quanh các khu phố qua các làng đá mỹ nghệ Non Nước, xuống khu du lịch Non Nước và trở về lại lễ đài với lộ trình dài hơn 2km.

 Nghi thức rước vía Đức Bồ Tát Quán Thế Âm

Phần hội: Diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hoá – thể thao mang đậm bản sắc dân tộc xen lẫn với hiện đại như hội hoá trang, hát dân ca, thi cờ, nhạc, hoạ, điêu khắc, múa tứ linh, thả đèn trên sông, hát tuồng… các hoạt động văn hóa như triển lãm thư pháp và tranh thủy mặc, hội thi thuyết minh về danh thắng Ngũ Hành Sơn, hội thi nấu ăn chay…/

Chinh Vì lý do đó chon nên khu du lịch Non Nước Ngũ Hành Sơn vãn được du khách biết đến mặc dù các khu du lịch sinh thái Bà Nà, Sơn Trà, Hải Vân… nổi tiếng, đang ngày càng được đầu tư nâng cấp. Thì  với Non nước – Ngũ Hành Sơn nói chung, lễ hội Quán Thế Âm nói riêng.  Vẫn được người dân quan tâm 1 cách đặc biệt.

Với những giá trị văn hóa đặc sắc như trên, việc giữ gìn và phát triển lễ hội Quán Thế Âm – Ngũ Hành Sơn trong giai đoạn hiện nay không chỉ là dịp để giáo dục và nâng cao nhận thức của người dân đối với các giá trị văn hoá truyền thống, khơi dậy ở họ lòng tự hào dân tộc, làm cho những nét cổ truyền, “cái đẹp xưa”  được sống lại. Mà đồng thời, sẽ tạo được sân chơi lành mạnh để nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân và tạo cơ hội cho ngành du lịch thành phố Đà Nẵng nói riêng, cả nước nói chung ngày càng phát triển.

VÌ SAO KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN DU LỊCH KHÁT VỌNG VIỆT?

"Là người đam mê du lịch, với Tôi du lịch là cuộc sống, sứ mệnh của chúng Tôi là thiết kế và tổ chức những Tour du lịch có giá trị cao cho mọi khách hàng, giúp khách hàng có được những chuyến đi thực sự ý nghĩa, vui vẻ và bình an, giúp gắn kết tất cả các thành viên để mọi người hiểu nhau hơn và làm việc hiệu quả hơn"

Nguyễn Thanh Minh - CEO công ty du lịch Khát Vọng Việt.

Chia sẻ của khách hàng về Đà Nẵng – Lễ hội Quán Thế Âm

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Tất cả bình luận