Đối với người dân Quảng Ninh, lễ hội Bạch Đằng không chỉ mang giá trị văn hóa truyền thống quan trọng mà còn là sự kiện chính trị, góp phần thúc đẩy ngành du lịch tỉnh nhà phát triển. Thông qua lễ hội đầy trang trọng này, người dân xứ mỏ than nói riêng và cả nước nói chung có dịp bày tỏ lòng trân trọng, thành kính và biết ơn đối với thế hệ cha anh đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp chống giặc, bảo vệ hòa bình chủ quyền dân tộc.
Nội dung bài viết
Nguồn gốc của lễ hội Bạch Đằng
Về nguồn gốc, lễ hội Bạch Đằng còn có tên gọi khác là lễ hội Giỗ Trận. Sự kiện này được tổ chức nhằm để người dân Quảng Yên và cả nước cùng bày tỏ sự tưởng nhớ, lòng biết ơn đến anh hùng dân tộc. Năm xưa tại sông Bạch Đằng lịch sử, quân và dân ta đã anh dũng hào hùng chiến thắng quân xâm lược phương Bắc có số quân đông đảo hơn ta gấp nhiều lần.
Là vị chứng nhân lịch sử ghi dấu son chói lọi hơn 4000 năm của dân tộc, sông Bạch Đằng là nơi an nghỉ của nhiều vị anh hùng, vị tướng lĩnh xuất xuống. Họ ngã xuống để giữ yên bờ cõi nước Nam, ngã xuống để đất nước đứng dậy. Do đó, dù có khó khăn vất vả, người dân Quảng Yên hàng năm vẫn luôn nhớ về nguồn cội và tổ chức lễ hội Bạch Đằng thay cho sự biết ơn gửi đến các thế hệ cha ông.
Năm 2012, thị xã Quảng Yên đã tiến hành lập hồ sơ và được Thủ tướng Chính phê duyệt Quyết định số 1419 xếp hạng quần thể Khu di tích Chiến thắng Bạch Đằng là Di tích quốc gia đặc biệt. Ngày 18/2/2013, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ký quyết định số 322 để Quy hoạch tổng thể Bảo tồn và phát huy giá trị của Khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng. Mới đây, vào năm 2021, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ký quyết định đưa lễ hội Bạch Đằng vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Vì những đóng góp to lớn nhằm gìn giữ những trí vị văn hóa lịch sử truyền thống lâu đời của dân tộc, sự công nhận này hoàn toàn xứng đáng. Lễ hội Bạch Đằng còn thể hiện tinh thần đại đoàn kết của nhân dân ta. Bên cạnh đó, đây cũng chính là minh chứng cho thấy truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Khi lễ hội Bạch Đằng càng được biết đến nhiều hơn sẽ góp phần thúc đẩy quy trình bảo tồn, từ đó giúp du lịch Hạ Long nói riêng và du lịch Quảng Ninh nói chung phát triển.
Thời gian và địa điểm diễn ra lễ hội Bạch Đằng
Lễ hội Bạch Đằng là sự kiện kéo dài trong nhiều ngày trời. Tùy theo từng năm mà thời gian tổ chức cũng như thời gian diễn ra lễ hội sẽ khác nhau. Thông thường, lễ hội Bạch Đằng được tổ chức vào ngày mùng 6 đến ngày mùng tháng 3 (âm lịch) hàng năm. Có những năm lễ hội kéo dài tới bốn ngày đêm tùy tính chất và quy mô tổ chức. Mục đích của lễ là để nhằm tri ân các vị anh hùng trên dòng Bạch Đằng giang lịch sử trong những năm 938 và năm 1288.
Về không gian, lễ hội được diễn ra tại quần thể Khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng với các điểm chính là đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà, đình Yên Giang, đình Trung Bản, đình Điền Công, đền Trung Cốc và các điểm di tích thuộc cụm di tích lịch sử Bạch Đằng. Đầu tiên, trung tâm lễ hội vào ngày chính hội (giỗ thắng trận 8/4) là đền Trần Hưng Đạo và miếu Vua Bà. Ở đây thường lựa chọn làm nơi diễn ra các chương trình chính, quan trọng nhất.
Ý nghĩa lễ hội Bạch Đằng
Lễ hội Bạch Đằng có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ đối với người dân Quảng Ninh mà còn là cả dân tộc. Nhằm khẳng định ý nghĩa và giá trị lịch sử vĩ đại của chiến thắng Bạch Đằng trong sự nghiệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm, lễ hội Bạch Đằng thông qua đó còn khơi dậy niềm tự hào dân tộc, giáo dục thế hệ trẻ phải biết giữ gìn và tiếp thu giá trị tốt đẹp.
Cứ đều đặn hàng năm, người dân nơi đây lại tổ chức lễ hội để tri ân Trần Hưng Đạo và duy trì cho đến bây giờ. Pho tượng tướng Trần được rước từ đền về đình Yên Giang để qua đêm ở đó và đến hôm sau lại rước trở lại đền. Không chỉ thế, người dân hai bên đường sẽ lập bàn thờ bái vọng Hưng Đạo Vương mỗi khi đoàn rước đi qua. Đây cũng là việc làm nhằm cúng những vong hồn chiến sĩ đã tử trận trong chiến tranh.
Lễ hội Bạch Đằng có ý nghĩa quan trọng vì mọi hoạt động đều gắn liền với Bạch Đằng giang – con sông huyền thoại đã ghi nhận những chiến thắng vang đội của dân tộc ta. Theo sử sách ghi chép, sông Bạch Đằng vốn có địa hình hiểm trở, nhiều rừng rậm, hang động. Dựa theo lợi thế này, quân dân ta sử dụng nó để bố trí phương án phòng thủ. Ba trận thủy chiến hào hùng chống quân xâm lược Nam Hán phương Bắc của Ngô Quyền năm 938, của Lê Đại Hành chống quân Tống năm 981 và của Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên Mông năm 1288 đều diễn ra tại con sông này.
Một đất nước tuy nhỏ bé nhưng với tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường vẫn có thể đánh bại quân xâm lược, giành chiến thắng vẻ vang. Đầu tiên là trận của Ngô Quyền – vị vua đầu tiên của nhà Ngô. Trận chiến năm 938 đã chính thức kết thúc hơn 1000 năm bị Bắc thuộc đô hộ, khẳng định quyền độc lập của dân tộc. Lần thứ hai, sông Bạch Đằng chứng kiến sự chỉ huy tài tình của tướng quân Lê Hoàn năm 981 giúp quân ta đánh thắng giặc tống, bảo vệ chủ quyền bờ cõi.
>> Xem thêm
Lần thứ năm năm 1288. Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn cùng với hai vị vua nhà Trần đã chỉ huy quân và dân ta tiêu diệt toàn bộ lực lượng thủy binh của quân Nguyên Mông. Tướng lĩnh Ô Mã Nhi bị quân ta bắt sống sau khi vội vã rút quân tháo chạy. Có thể nói, lễ hội Bạch Đằng như mốc son chói lọi của lịch sử, thể hiện niềm tự hào của những đứa con máu đỏ da vàng không bao giờ khuất phục trước kẻ thù.
Những hoạt động của lễ hội Bạch Đằng
Nổi bật nhất phải kể đến là diễn trò tái hiện cuộc tập trận của quân dân nhà Trần. Bên Bên cạnh đó, các lễ tế, lễ rước tượng Trần Hưng Đạo cũng tổ chức ở đây. Cụ thể về nghi lễ rước Đức thánh Trần như sau. Tượng của Trần Hưng Đạo ở đền Bạch Đằng Linh Từ sẽ được rước về đình Yên Giang. Sau đó, đoàn người có nhiệm vụ khiêng tượng lại đưa ngược lại từ đình về đền. Không chỉ là thủ tục khiêng kiệu thông thường, nghi lễ rước này còn có nhiều nghi thức long trọng. Hàng vạn người tạo thành nhiều đoàn rước kéo dài trên đoạn đường Quảng Yên tạo ra không gian long trọng.
Người dân Quảng Ninh còn quan niệm tục lệ khá lâu đời liên quan đến lễ hội Bạch Đằng. Họ cho rằng, nếu để trẻ em chui qua kiệu rước thành hoàng, đứa trẻ sẽ được phù hộ khỏe mạnh, nhanh chóng lớn, học hành thông minh giỏi giang và sau này đỗ đạt cao. Tóm lại, chui qua dưới kiệu sẽ được may mắn. Đó là lý do là khi đoàn kiệu đi đến đâu, đoàn người lại tụ tập đến đó để thắp hương và thực hiện tục lệ này.
Bên cạnh dòng sông Bạch Đằng còn được chọn làm nơi diễn ra hội bơi truyền thống Bạch Đằng. Không thể không kể đến các trò khác như diễn xướng truyền thống Bạch Đằng, đấu vật, cờ người,… Không chỉ thu hút đông đảo người dân tham dự và du khách đến xem vì tò mò, lễ hội Bạch Đằng còn được tổ chức cực kỳ bài bản và quy cũ. Hàng năm mỗi mỗi khi lễ hội tổ chức, rất nhiều vị lãnh đạo quan chức cấp cao của Quảng Ninh lẫn trung ương đến tham dự.
Trong 3 ngày diễn ra lễ hội Bạch Đằng, có rất nhiều hoạt động và trải nghiệm lý thú mà cả du khách lẫn nhân dân địa phương đều tham gia. Điển hình như phần khai mạc lễ hội lắng nghe tiếng trống vang dồn, tế yết ở đình Yên Giang, rước tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo về đình Yên Giang, rước tượng Đức Thánh Trần từ đình Yên Giang về đền Trần Hưng Đạo, lễ tế “giã hội” ở đền Trần Hưng Đạo và miếu Vua Bà,…
Nếu là người yêu thích những hoạt động ngoài trời, bạn hẳn là sẽ mê mệt trước các trò chơi dân gian truyền thống và thể thao. Bên cạnh đó, lễ giỗ Mẫu diễn ra ở miếu Vua Bà cũng đặc biệt được nhiều người dân và du khách quan tâm. Đây là lễ cầu siêu cho các vong linh quân sĩ đã tử trận trong các cuộc chiến.
Sau khi phần lễ và phần hội kết thúc, để tạo không gian trải nghiệm, giúp thế hệ ngày nay hiểu hơn những gì mà ông cha ta từng phải trải qua để giành được chiến thắng, lễ hội Bạch Đằng còn có nhiều trò chơi. Điển hình như trò đua thuyền chải, diễn xướng về chiến trận Bạch Đằng, lễ dâng lịch con nước triều, kế phát hỏa, cắm cọc trên sông Bạch Đằng,… Khi nhắc đến lễ hội Bạch Đằng, dĩ nhiên không thể không nói về tục bơi trải.
Đây là nghi thức quan trọng bậc nhất trong suốt 3 – 4 ngày diễn ra sự kiện. Trên sông Bạch Đằng, các đội đua sẽ tranh tài, phân chia cao thấp. Mỗi đội là một chiếc thuyền đua hình lá tre. Đứng từ hai bên bờ nhìn những chiếc thuyền lao vun vút dù không gắn động cơ thật là một trải nghiệm thú vị. Đây cũng là chiếc thuyền mô phỏng lại phương tiện năm xưa quân dân ta sử dụng để chiến đấu trong trận Bạch Đằng giang. Thuyền nhỏ nên dễ dàng luồn lách dưới những chiếc thuyền khổng lồ của giặc.
Người dân hai bên bờ vỗ tay reo hò cổ vũ náo nhiệt, như làm sống dậy âm hưởng của trận chiến năm xưa. Nếu đi du lịch Hạ Long trùng vào thời điểm diễn ra lễ hội Bạch Đằng, bạn đừng bỏ qua các trò chơi như đấu vật, đánh cờ người, chọi gà nhé. Hòa mình vào không khí tưng bừng náo nhiệt sẽ là trải nghiệm khó quên đấy. Lễ hội Bạch Đằng ngày nay đã mở rộng quy mô, không còn là lễ hội chỉ dành cho người bản xứ nữa.
Tỉnh Quảng Ninh hiện đang kết hợp nhiều hoạt động nhằm kích cầu khách du lịch đến tham gia trải nghiệm hơn. Cụ thể như bên cạnh tham gia lễ hội, du khách còn được xem triển lãm tranh ảnh nghệ thuật, triển lãm hình ảnh Bảo vật quốc gia, triển lãm thư pháp tại Khu trung tâm di tích quốc gia đặc biệt Bạch Đằng, tham quan di tích bãi cọc năm xưa quân ta cắm dưới sông Bạch Đằng làm thủng thuyền của giặc. Bên cạnh đó, những chương trình văn nghệ sống động cũng được tổ chức tại Khu di tích lịch sử Bạch Đằng trong các ngày diễn ra lễ hội.
Năm 2021, lễ hội Bạch Đằng được tổ chức long trọng hơn thông thường vì nhân kỷ niệm 1083 năm (938- 2021), 1040 năm (981- 2021) và 733 năm (1288- 2021) chiến thắng Bạch Đằng. Vẫn là địa điểm tổ chức cũ, hoạt động cũ như lễ rước tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo, tế yết theo nghi lễ truyền thống nhưng kết hợp thêm chương trình nghệ thuật sử thi với chủ đề “Bạch Đằng – Bản anh hùng ca của dân tộc”.
Nếu bạn đang tìm kiếm tour du lịch Hạ Long để đến trải nghiệm lễ hội Bạch Đằng đầy oai hùng và ý nghĩa, du lịch Khát Vọng Việt là cái tên mà nhất định bạn không nên bỏ qua. Có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực du lịch – lữ hành, công ty thiết kết rất nhiều gói tour Hạ Long với nhiều lịch trình và mức giá khác nhau để bạn lựa chọn. Nếu có thời gian, tour Hà Nội – Hạ Long 3 ngày 2 đêm nghỉ dưỡng trong khách sạn 4 sao sinh ra là dành cho bạn. Ngoài ra, nếu chỉ có 1 ngày, bạn cũng có thể đặt tour Hạ Long trên du thuyền 5 sao La Casta Daily Cruise.
Đội ngũ hướng dẫn viên và nhân viên của Du lịch Khát Vọng Việt luôn ân cần, niềm nở, giải đáp mọi thắc mắc và giải quyết vấn đề của bạn ngay khi có thể. Bạn vẫn sẽ có không gian riêng tư để tự mình trải nghiệm cảnh đẹp Hạ Long hay tham gia lễ hội Bạch Đằng. Hơn hết, trên thị trường hiện nay, mức giá của Khát Vọng Việt đang là mức giá hấp dẫn nhất, cực kỳ có lợi cho khách hàng. Nếu có nhu cầu tìm hiểu tour du lịch Hạ Long, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
Địa chỉ: Số 18, Lô 4B, Đường Trung Yên 10A, P. Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (024) 666 355 11 – Hotline: 0962.70.5533 * 0934.507.489 * 0855.002.652
Email: dulichkhatvongviet@gmail.com
Website: https://dulichkhatvongviet.com
Hy vọng thông qua bài viết của du lịch Khát Vọng Việt, bạn đã biết thêm những thông tin hữu ích về lễ hội Bạch Đằng nổi tiếng. Không chỉ người dân Quảng Ninh mà bất cứ người con Việt Nam nào cũng nên ít nhất một lần tham gia lễ hội. Vừa hòa mình vào không khi náo nhiệt vừa từ đó phần nào cảm nhận sự hy sinh vất vả của thế hệ cha anh đi trước đã làm để bảo vệ và gìn giữ bờ cõi nước nhà. Tinh thần yêu nước và đoàn kết dân tộc là điều mà mọi thế hệ trẻ đều phải ghi nhớ!
Chia sẻ của khách hàng về Lễ hội Bạch Đằng ở Hạ Long diễn ra khi nào? Có gì Độc đáo?