Mảnh đất Hà Giang nói riêng và vùng núi phía Bắc nói chung sở hữu nền văn hóa ẩm thực vô cùng độc đáo và phong phú. Trong đó, xôi ngũ sắc là món ăn quan trọng, hội tụ những giá trị truyền thống và được dùng trong các dịp lễ quan trọng của người Tày ở Hà Giang. Hãy cùng Du lịch Khát Vọng Việt tìm hiểu về xôi ngũ sắc Hà Giang – món ăn truyền thống của đồng bào nơi đây nhé!
Nội dung bài viết
Giới thiệu về món xôi ngũ sắc Hà Giang
Xôi ngũ sắc là món ăn nổi tiếng của dân tộc Tày và trở thành đặc sản không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người dân tộc ở Hà Giang. Gọi là xôi ngũ sắc bởi món ăn này được tạo nên bởi 5 màu khác nhau: đỏ, xanh, trắng, tím, vàng tượng trưng cho ngũ hành. Trừ màu trắng, các màu còn lại đều được ngâm lá, củ cây rừng để tạo màu chứ không dùng các chất tạo màu. Với hình thức bắt mắt 5 màu, độ dẻo thơm của gạo nếp nương xôi ngũ sắc đã trở thành món ăn truyền thống trong các dịp lễ Tết, sinh hoạt cộng đồng của đồng bào nơi đây.
>> Tham khảo:
Ý nghĩa của món xôi ngũ sắc
Đằng sau những màu sắc bắt mắt của món xôi là ẩn ý cầu mong cho năm mới làm ăn thuận lợi của người Tày. Xôi năm màu đại diện cho ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Màu đỏ mang ý nghĩa của khát vọng. Màu xanh tượng trưng cho màu xanh của núi rừng, cầu mong cho cây cối tươi tốt, thóc đầy nương, ngô đầy bồ. Màu tím tượng trưng cho đất đai trù phú, màu mỡ. Màu vàng tượng trưng cho sự ấm no, đầy đủ. Màu trắng tượng trưng cho sự chung thủy trong tình yêu. Theo quan niệm của người Tày, màu sắc món xôi càng đẹp thì càng tượng trưng cho sự thịnh vượng, làm ăn phát đạt cho gia đình.
Không chỉ là món ăn được sử dụng trong các dịp lễ Tết, sinh hoạt cộng đồng, xôi ngũ sắc còn được đồng bào nơi đây nấu đem đi làm nương ăn chống đói, chắc dạ và có sức để làm việc.
Cách làm món xôi ngũ sắc đúng chuẩn
Để nấu được món xôi ngũ sắc đúng chuẩn đòi hỏi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Tày. Gạo nếp dùng để nấu xôi là nếp cái hoa vàng, ngâm trong nước từ 6 – 8 tiếng để gạo nở, hạt gạo khi hấp sẽ mềm, dẻo.
Màu sắc của xôi là sự kếp hợp của các nguyên liệu thiên nhiên đặc trưng. Màu xanh được tạo từ lá giềng, lá bồng bông hay lá nếp. Màu đỏ được lấy từ quả gấc, lá dền hoặc lá cẩm đỏ. Màu vàng được tạo ra từ hạt dành dành hoặc củ nghệ. Khoai lang hoặc màu lá cẩm dùng để tạo ra màu tím. Màu trắng là màu tự nhiên của hạt gạo nếp cái hoa vàng.
Sau khi gạo ngấm màu, người ta mang xôi đi đồ, mỗi màu sẽ đồ ở một chõ riêng. Thứ tự đồ xôi sẽ được sắp xếp theo độ phai của màu, màu nào dễ phai nhất thì ở chõ đầu tiên, chõ trên cùng là màu trắng. Đây chính là công đoạn khó nhất, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo đẻ tạo ra món xôi ngon tuyệt hảo. Xôi được đồ trên bếp lửa đều, đượm than để cho xôi được chín dẻo và có mùi thơm đặc trưng.
>> Tham khảo một số tour du lịch Hà Giang GIÁ RẺ:
Xôi ngũ sắc với tính dẻo thơm, nếu để lâu sẽ dễ bị cứng, khi ăn không cần đến những gia vị khác. Xôi sau khi được đồ xong được bày biện thành hình bông hoa năm cánh, hình ruộng bậc thang, hình tháp, nhiều tầng,…
Xôi ngũ sắc hội tụ những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào vùng rẻo cao, mang triết lý âm dương và ý nghĩa nhân sinh cao cả. Nếu có cơ hội đi tour Hà Giang, bạn đừng quên thưởng thức món xôi ngũ sắc và học hỏi cách làm món xôi độc đáo này nhé.
Chia sẻ của khách hàng về Xôi ngũ sắc Hà Giang – ẩm thực mang đậm nét văn hóa vùng cao