Những điều cần biết khi đi du lịch Chùa Hương

Những điều cần biết khi đi du lịch Chùa Hương

Vào mỗi dịp đầu Xuân, các điểm du lịch mang yếu tố tâm linh thường thu hút lượng khách du lịch rất lớn. Chùa Hương – Hà Nội cũng là nơi đón tiếp hơn 1 triệu lượt khách mỗi dịp khai hội.

Quần thể khu du lịch chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến bao gồm các công trình cổ mang dáng dấp độc đáo cho đến những hang động do sự vận động của thiên nhiên tạo ra. Lễ hội Chùa Hương kéo dài từ 6/1 đến hết tháng 3 âm lịch, nếu đi lễ thì bạn nên đi trong mùa hội còn đi vãn cảnh chùa, chiêm ngưỡng kỳ quan của tạo hoá thì bạn có thể đi quanh năm.

Chắc chắn, bạn sẽ không phải hối tiếc khi tới chùa Hương, nơi có động Hương Tích được mệnh danh là Nam thiên đệ nhất động (tức Động đẹp nhật trời Nam). Các bạn miền Nam, miền Trung book vé máy bay giá rẻ ra Hà Nội cũng nên lưu ý tới Chùa Hương như là 1 điểm đến hứa hẹn nhiều điều thú vị nhé.

1. Phương tiện di chuyển

Nếu có phương tiện cá nhân, bạn có thể đi theo nhiều hướng để tới Chùa Hương như đi từ Nguyễn Trãi (Thanh Xuân) về phía thành phố Hà Đông tới Ngã 3 Ba La thì rẽ trái đi theo hướng Vân Đình, Tế Tiêu. Thậm chí bạn không cần hỏi đường mà cứ thấy nhiều xe máy rồng rắn đi dù lúc đó mới 3-4h sáng thì khả năng cao là cũng đi Chùa Hương thời gian di chuyển khoảng 1h30 phút.

Nếu đi theo hướng Quốc lộ 1 thì bạn có thể rẽ vào chùa Hương ở Đường đê trước khi qua Cầu Rẽ, Ngã tư cầu vượt Đồng Văn, thành phố Phủ Lý,… nếu không chắc chắn cứ hỏi đường bạn nhé. Lưu ý: đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ không dành cho xe máy nên để chuyến đi được an toàn, tiết kiệm, bạn nên đi theo đường quốc lộ 1 cũ mang theo đầy đủ giấy tờ, gương xe.

Nếu chọn phương tiện công cộng là bus thì Hiếu tìm được tuyến bus 75: Bến xe Yên Nghĩa – Bến xe Hương Sơn giá vé 20.000 VND, thời gian di chuyển khoảng hơn 1 tiếng. Tới nơi còn cách bến Đục khoảng hơn 1km nữa. Thông tin chi tiết hơn Hiếu đang tìm hiểu và sẽ cập nhật sau.

Cập nhật 6/2: Chị Nokiasfone góp ý còn tuyến 78 chạy tuyến Bến xe Mỹ Đình – Tế Tiêu giá vé 20.000 VND. Nhưng Tế Tiêu còn cách Chùa Hương 12km nữa đi xe ôm chắc cũng phải vài chục ngàn chưa kể bị chém đẹp, khó mặc cả những cũng là 1 phương án dự phòng. (xuất bến sớm nhất 4h50, muộn nhất 19h30, thời gian đi 1h30)

Nếu đi xe bus Hiếu nghĩ đi 1 ngày hơi vất vả, bạn nên đi chuyến chiều tối hôm trước đến đó nghỉ ngơi hoặc đi chuyến sớm nhất và về muộn.

2. Khách sạn, nhà nghỉ

Tại bến Đục (bến đò Yến Vĩ) – nơi xuất phát của các tuyến hành hương có nhà nghỉ, khách sạn kiên cố để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, gửi xe của bạn.

Tuy nhiên, khi đã xuống đò vào sâu phía trong núi thì các điểm nghỉ chân, nghỉ qua đêm chỉ là giường được ghép tạm bằng gỗ, có chăn để du khách ngủ tạm qua đêm thôi. Nói chung sạch sẽ và chấp nhận được nếu ở vài đêm. Thêm nữa dọc đường lên núi, nếu quá mệt mỏi với đống đồ đạc, quần áo mang theo thì bạn có thể ghé vào các quán nước ven đường, họ sẽ có tủ có khoá hoặc bao bọc cẩn thận để tránh mất mát, phí trông đồ được niêm yết rõ ràng cả rùi.

3. Ẩm thực

Ẩm thực ở chùa Hương

Ẩm thực ở chùa Hương

Núi non thì thường đi kèm với đặc sản như dê núi, bò rừng, ngựa, nhím, tê tê… nhưng theo ý kiến riêng của mình thì ăn uống ở đây không nên quá lãng phí cho đặc sản thú rừng mà chỉ ăn để lấy sức đi thôi, vừa đắt mà chất lượng chưa biết thế nào. Đồng thời cũng ủng hộ chiến dịch Chống tiêu thụ động vật hoang dã có nguy cơ tiệt chủng

Trước khi ăn, khi ngồi nên hỏi kỹ giá cả đề phòng bị chém đẹp, nhất là những nơi lễ hội thì thường khách du lịch dễ tính hơn nên dễ bị chém mà vẫn phải cố gắng cười tươi.

4. Mua sắm

Trước tiên là đồ cúng lễ. Nếu có điều kiện chuẩn bị sẵn ở nhà bạn nên mang đi để tiết kiệm thời gian mua sắm và tiết kiệm hầu bao, vì giá đồ cúng lễ sẽ tăng cao hơn nhiều khi bạn mua tại lễ hội. Đồ cúng lễ thường là bia, nước ngọt, kẹo bánh, xôi oản,… Bạn cũng đừng lo phải mang vác nhiều vì đồ ăn, đồ uống sẽ để bạn nạp năng lượng trong hành trình trẩy hội nên trọng lượng sẽ chuyển từ balo vào thẳng dạ dày

Khung cảnh mua sắm ở chùa Hương

Khung cảnh mua sắm ở chùa Hương

Đồ lưu niệm ở lễ hội thì quá nhiều để bạn lựa chọn và mặc cả. Mua tặng người thân, bạn bè một vật kỷ niệm nho nhỏ để đánh dấu hành trình cũng là một lựa chọn không tồi. Tuy nhiên Hiếu cũng cần nói luôn vì có không ít người bán hoa lan rừng giả (cành cây khô + hoa lan + keo 502 = hoa lan rừng) hoặc chim hót giả (chim hot không hay + loa = chim hót líu lo),… vì vậy các bạn cần đặc biệt chú ý và cẩn thận khi mua sắm để không mất tiền oan.

Chùa Hương cũng là đặc sản. Những quả mơ mọng nước có màu vàng hoặc hơi tím chắc sẽ làm bạn phải chậm bước chân để đắn đo, suy nghĩ. Thêm cả rau sắng chùa Hương cũng đã đi vào ca dao “Ai đi trẩy hội chùa Hương –  Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm – Mớ rau sắng, quả mơ non – Mơ chua, sắng ngọt biết còn thương chăng?

VÌ SAO KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN DU LỊCH KHÁT VỌNG VIỆT?

"Là người đam mê du lịch, với Tôi du lịch là cuộc sống, sứ mệnh của chúng Tôi là thiết kế và tổ chức những Tour du lịch có giá trị cao cho mọi khách hàng, giúp khách hàng có được những chuyến đi thực sự ý nghĩa, vui vẻ và bình an, giúp gắn kết tất cả các thành viên để mọi người hiểu nhau hơn và làm việc hiệu quả hơn"

Nguyễn Thanh Minh - CEO công ty du lịch Khát Vọng Việt.

Chia sẻ của khách hàng về Những điều cần biết khi đi du lịch Chùa Hương

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Tất cả bình luận