Văn hóa phong tục tập quán của người dân tộc tại Sapa

trang phục đặc trưng tại Sapa

Đến với Sapa không chỉ là chinh phúc đỉnh Fanxipan hùng vĩ. Hay thả hồn trước Cổng Trời phiêu lãng, ngắm núi Hàm Rồng huyền bí … mà còn là tìm hiểu tập quán văn hóa, xã hội đã ghi dấu vào lịch sử Việt Nam từ lâu đời. Sa Pa có 6 dân tộc anh em Kinh, Mông, Dao, Xá Phó, Tày, Giáy chung sống theo cộng đồng. Cộng đồng các dân tộc này tạo nên một bản sắc văn hoá rất riêng của Sa Pa.Vì thế, nét đặc trưng của du lịch văn hoá Sa Pa được thể hiện trong di sản văn hoá dân gian các dân tộc, nó thổi hồn vào du lịch, tạo thành nguồn lực phát triển du lịch

I. Phong tục tập quán

 1. Lễ hội 

Kho tàng di sản văn hoá dân gian giàu bản sắc và khá phong phú gồm nhiều loại hình khác nhau. Lễ hội của các dân tộc ở Sa Pa rất đặc sắc, còn in đậm nhiều yếu tố tín ngưỡng cổ. Lễ hội diễn ra trong những tháng đầu xuân và chủ yếu trong phạm vi một làng. Tuy nhiên ở Mường Hoa, một số lễ hội có phạm vi mở rộng cả một vùng, một mường xưa. Người Mông có lễ ”Nào Sồng” (ăn thề đầu năm) được tổ chức vào ngày thìn tháng giêng tại khu rừng cấm của cả làng. Sau khi cúng thần, mọi người trong làng đều bàn bạc xây dựng hương ước. Một năm người Mông có tới l1 lễ, trong đó có lễ ”Tu su” cúng rồng xanh rất hấp dẫn. Lễ ”Nhặn Sồng” của người Dao tổ chức vào ngày mùng một hoặc mùng hai tết với tổng hợp các loại hình nghệ thuật dân gian, đó là: nghệ thuật múa nhảy đan xen với nghệ thuật âm nhạc (các bài thiên binh, hành quân, trừ tà…), nghệ thuật ngôn từ kể về sự tích của dòng họ Bàn, Triệu, Đặng…, kể về công lao tổ tiên, về sự tích một số thần thánh trong miếu vạn thần của người Dao. Trong số lễ hội của của các dân tộc ở Sa Pa, lễ hội ”Gioóng boọc” của người Giáy có quy mô lớn, thu hút hàng nghìn người Giáy, Mông, Dao ở thung lũng Mường Hoa tham gia. Người Xá Phó ở Nậm Sang lại tố chức lễ hội ”quét làng” vào ngày 2/2 âm lịch với nhiều nghi thức nhằm trừ tà, cầu an. Hiện nay, quy mô lễ hội truyền thống của các dân tộc càng được mở rộng để thu hút được nhiều khách du lịch.

lễ hội đón xuân vào đầu năm mới

lễ hội đón xuân vào đầu năm mới

  2. Phong Tục

Phong tục các dân tộc ở Sa Pa có nhiều điểm độc đáo, gắn liền với chu kỳ đời người, chu kỳ cây trồng, vật nuôi. Cùng một lễ đặt tên cho đứa trẻ sơ sinh nhưng mỗi dân tộc có nghi thức khác nhau. Ở người Tày chỉ có bà ngoại mới có quyền đặt tên cho cháu. Ở người Xá Phó, chỉ có thầy cúng hoặc em vợ, anh vợ (ông cậu) mới có quyền đặt tên cho đứa trẻ. Người Mông đặt tên cho trẻ sơ sinh trong tiếng nhạc rung, tiếng hát ru con của bà nội. Tục cưới xin của các dân tộc cũng rất  khác nhau. Nghi lễ cưới của người Mông là một sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc. Trong lễ cưới của họ có tục ”Kéo vợ”,có các nghi thức hát của ông mối (hát xin mở cửa, hát xin chỗ treo ô, hát xin mời thuốc, mời rượu…). Lễ cưới của người Dao đỏ sử dụng dàn nhạc khá sôi động gồm kèn, trống, chiêng, thanh la. Riêng nhạc kèn có tới 72 bài thổi trong lễ cưới gồm các bài mời tổ tiên, lập bàn kèn, báo tin, chào chủ hôn, chào ông bà mối…đến các bài đón dâu, quây thông gia, trừ tà, chúc rượu… Lễ đón dâu của người Tày rất trang trọng, cô dâu phải cưỡi ngựa hồng, có em chồng dắt dây ngựa đi theo…

     3. Trang phục

Nổi bật trong nghệ thuật tạo hình dân gian của các dân tộc ở Sa Pa là nghệ thuật trang trí trên trang phục.Vì Sa Pa có khí hậu nhiệt đới, mùa đông lạnh và kéo dài nên trang phục của bà con nơi đây cũng mang những nét đặc trưng riêng. Người Dao, Xá Phó ưa trang phục có gam màu nóng nổi trội. Các băng thêu dải dày được làm bằng màu đỏ, kết hợp với màu vàng, trắng nổi bật trên nền chàm tạo nên vẻ đẹp rực rỡ.

trang phục đặc trưng tại Sapa

trang phục đặc trưng tại Sapa

Trang phục ngày thường của người Mông chủ yếu là màu chàm sẫm. Các hoa văn ở thắt lưng, cổ áo là màu xanh lục, màu vàng. Bộ trang phục người Mông (dù là Mông hoa)  có sắc thái riêng, không rực rỡ như ở vùng biên giới. Nhưng trang phục mặc trong ngày cưới, hoặc mặc trước khi sang thế giới bên kia của người phụ nữ Mông lại rực rỡ sắc màu bởi các băng dải hoa văn màu đỏ, màu vàng ở bả vai, ống tay, thân váy.

Nghệ thuật trang trí được thể hiện đậm nét ở nghệ thuật tranh cắt giấy của người Mông trên bàn thờ thầy cúng. Bàn thờ thầy cúng phản ánh cả thế giới âm binh thu nhỏ của người Mông gồm 3 tầng : Tầng  trên trời có hình mặt trăng, mặt trời, các vì tinh tú và các hình chim mầu trắng đang bay. Tầng giữa là thế giới mặt đất có con người, ngựa, gà cặp đôi. Thế giới dưới nước là hình các âm binh tượng trưng bằng hình các con cá cặp đôi. Tranh cắt giấy của người Mông sinh động và tả thực.

4. Văn học

Văn học dân gian của người Mông, Dao, Tày, Giáy có đầy đủ, các loại hình từ thần thoại, truyện cổ tích, đến tục ngữ, câu đố, thơ ca… Trong đó nổi bật là kho tàng dân ca người Dao, người Giáy với hàng trăm bài và nhiều thể loại khác nhau. Riêng dân ca đám cưới người Dao đỏ có tới 204 bài. Nghệ thuật nhẩy múa ở Sa Pa có tới 70 điệu khác nhau. Riêng Tết nhảy của người Dao đỏ ở Tả Phìn có 54 điệu múa nhảy (từ các điệu nhảy nghi lễ đón chào các vị thần đến các điệu nhảy xuất binh, ra tướng, múa còn, múa gà, múa cờ…)

  5. Nghề  chuyền thống

Di sản văn hoá các dân tộc ở Sa Pa còn được thể hiện trong  một số nghề thủ công tiêu biểu. Người Xá Phó có nghề dệt vải, thêu trang phục, đan lát. Người Dao có nghề thêu hoa văn thổ cẩm, nấu rượu, làm giấy. Người Tày có nghề làm chăn đệm. Người Mông có nghề rèn đúc. Khảo sát 1 làng Cát Cát còn có 54 gia đình trồng lanh, dệt vải in sáp ong,  3 lò rèn hành nghề, 1 lò chạm khắc bạc, 5 người làm đồ mộc, 2 người làm đồ đá và một số nghệ nhân làm tranh cắt giấy, đan lát giỏi. Các nghề thủ công với những bí quyết mang dấu ấn tộc người thực sự là di sản văn hoá dân gian đặc sắc.

Lễ hội tại Sapa

Lễ hội tại Sapa

6. Cưới hỏi ma chay

Người Dao nam nữ tìm hiểu, tình yêu đôi lứa là một phần rất quan trọng trong đời sống của làng bản, được mọi người trân trọng. Thanh niên tìm bạn tại các phiên chợ, đi đến các bản xa vào các đêm trăng sáng để hát hò, thổi kèn, sáo, ca múa. Đám cưới được mọi người tham dự như một ngày hội. Ma chay của mỗi dân tộc có quy cách riêng đã có từ lâu đời. tùy thuộc vào văn hóa phong tục của từng dan tộc

a. người H’mong

Vào mỗi mùa xuân trên khắp các cung đường phía Tây bắc Việt Nam đều sặc sỡ sắc mầu cảu những trang phục thổ cẩm cảu các thiếu nữ dủ nhau xuống chơn. Hoặc tham da lễ cưới của những đôi trong bản. Người H’mong thường tổ chức hộn lễ vào mùa xuân bởi với họ quan niệm mùa xuân là mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở, là lúc thời tiết đẹp nhất trong năm.

để có những cuộc gặp gỡ, giao duyên nên vợn chồng như vậy thì cứ mỗi dịp chợ phiên nhất là dịp tết của người H’mong con gai con gái ở độ tuổi 13-15  lại dủ nhau xuống chợ. các thiếu nữ mặc trên người những bộ quan áo mới và sược sỡ nhất rồi hòa mình vào không khí tấp nập cảu phiên chợ để hẹn hò.

các trang trai H’mong thường chọn cho mình 1 cô gái to khỏe, bắp chân bắp tay vạm vỡ, cặp mông mảy. Bởi quan niệm cảu họ những người phụ nữ như vậy vừa biết làm nưng, se sơi dẹt vải, lại đẻ mắn và khéo nuôi con.

những vật dụng càn có cảu người con trai H’mong khi đi hỏi vợ cần có đó là thịt lợn, thịt gà, tiền mặt và một số vật dụng, thuốc lào và rượu ngô là hai thứ không thể thiếu khi mở đầu câu chuyện. Mâm cỗ cúng gia tiên không thể thiếu xôi ngũ sắc và thịt lợn, thường được chính mẹ chú rể hoặc một người phụ nữ lớn tuổi trong gia đình chuẩn bị. Theo phong tục của người H’Mông, hôn nhân phải đủ nghi lễ như dạm hỏi, ăn hỏi và lễ đón dâu, tất cả đều được tổ chức vào ngày lành tháng tốt. Lễ dạm hỏi bắt buộc phải có hai ông mối thông thuộc các bài hát nghi lễ cưới xin, kết nối hai nhà để làm thủ tục dạm hỏi và hẹn ngày đón dâu.

Vào ngày cưới. Người thân và những người tham dự lễ cưới thường mặc trang phục truyền thống đẹp nhất do chính người phụ nữ H’Mông thêu và may. Khi họ hàng chú rể đã tụ tập đông đủ, trưởng họ bàn giao đồ lễ cho ông mối và cùng nhau kiểm tra đồ lễ thật chu đáo, phân công công việc, họ cùng nhau uống rượu.

Đám cưới tai Sapa

Đám cưới tai Sapa

Đám cưới người H’Mông bao giờ cũng có phù rể. Sau khi trưởng họ thắp hương trên bàn thờ tổ tiên, trưởng đoàn sẽ hướng dẫn chú rể cùng phù rể vái lạy tổ tiên trời đất rồi đi một vòng quanh bàn để xin phép. Sau đó, họ chuẩn bị lên đường đi đón dâu. Sau khi trưởng đoàn hát bài “Xin chiếc ô đen” và nhận từ tay trưởng họ túi vải, ô, đoàn đón dâu sẽ đến cửa nhà gái. Người ta quan niệm ô để che mưa nắng trên đường rước râu, còn túi để dựng những vật dụng cần thiết của cô dâu khi về nhà chồng.

Khi đến nhà gái, nếu thấy cửa đóng, ông mối sẽ phải hát bài “Xin mở cửa”. Thường thì gia đình cô dâu đã mở cửa sẵn sàng đón khách. Sau đó, họ mời nhau hút thuốc. Lời hát bài “Xin bàn ghế” của ông mối vừa dứt thì bàn rượu được bày ra và gia đình 2 bên cùng nhau uống rượu. Ông mối bàn giao đồ lễ cho nhà gái gồm thịt lợn, thịt gà, rượu ngô, cơm xôi, tiền mặt…

Cô dâu lúc này cũng đã chuẩn bị xong bộ trang phục truyền thống do chính tay mình may, ở trong phòng riêng, được mẹ đẻ căn dặn kỹ càng trước khi về nhà chồng. Sau khi nhà trai xin phép, phù dâu sẽ vào buồng và dắt cô dâu ra ngoài.

Theo phong tục, khi cô dâu, chú rể đã ra khỏi cửa thì không được quay đầu nhìn lại nhà cha mẹ cô dâu nữa. Đoàn đón dâu đi đến nửa đường phải dừng chân nghỉ lại, bày đồ ăn thức uống ra để ông mối làm lễ mời các vị thần. Phù rể sẽ cùng chú rể quỳ lạy tổ tiên, vái lạy cha mẹ nhà gái trước khi rước dâu đi. Sau khi hoàn tất các thủ tục, cô dâu được 2 anh em trong gia đình dắt tay ra cửa trao cho người đón đâu. Đoàn rước dâu sẽ phải đi khắp bản làng để mọi người cùng chứng kiến.

Trước khi vào nhà trai, cả đoàn phải dừng lại trước cửa để bố của chú rể đón cặp vợ chồng. Trên tay ông cầm sẵn một con gà trống để làm phép, đưa sang trái và phải 3 cái để xua đuổi những điềm không may, đón những điều may mắn và làm lễ nhập gia cho cô dâu mới. Lúc này, người làm mối sẽ trao cô dâu cho họ nhà trai. Sau khi báo cáo việc đưa đoàn dẫn dâu thành công, họ lại cùng nhau nâng những chén rượu ngô nồng ấm, chúc tụng những lời tốt đẹp, cầu chúc cho đôi trẻ hạnh phúc bền lâu. Cỗ tiệc ở nhà trai lúc này cũng đã được bày sẵn, trưởng họ nhà trai mời tất cả mọi người trong bản, gia đình nhà gái ở lại phá cỗ mừng dâu mới.

b. Đám ma của người H’mong

Theo phong tục truyền thống, lễ tang của người Mông bao gồm rất nhiều nghi lễ khác nhau. Khi gia đình có người thân qua đời, việc đầu tiên là con cháu sẽ mang súng kíp ra ngoài nhà bắn ba phát để báo hiệu với bà con trong bản biết là gia đình có người qua đời. Con cháu, bà con thôn, bản nghe thấy tiếng súng ở khu vực nào sẽ đổ về gia đình đó để chia buồn, đồng thời xem có việc gì cùng giúp đỡ. Người chết được con cháu lau mặt, mũi, chân tay, thay quần áo mới cho sạch sẽ trước khi về với tổ tiên. Theo tập tục của người Mông, khi rửa mặt xong, nước rửa mặt cho người chết được đem đổ vào gầm giường nằm của người chết, còn mảnh vải rửa mặt được đem phơi khô để đốt. Sau khi tắm rửa cho người chết xong, họ dùng một chiếc ván gỗ đem thi thể người chết đặt giữa nhà rồi người con trai trưởng nhanh chóng đi mời Dở mủ (thầy cúng chỉ đường) về làm lễ “khai kế” đưa đường chỉ lối cho linh hồn người chết về với tổ tiên. Đây là nghi lễ không thể thiếu được trong bất cứ đám tang nào của người Mông. Gia đình sẽ chuẩn bị một cây nỏ “nỉnh”, một con dao và một con gà để làm lễ với ý nghĩa con dao là dụng cụ phát đường, cây nỏ là vũ khí để bảo người chết trên đường đi, con gà là người chỉ đường. Thầy Dờ mủ làm lễ xong, tiếng trống, tiếng khèn lại tiếp tục thổi các bài khèn “khai kế” (chỉ đường) để chỉ đường đưa người chết về với tổ tiên.

II. 1 Số Lưu ý khi thăm quan bản dân tộc tại Sapa

Đồng báo các dân tộc tại Lào Cai đặc biệt là tại Sapa rất hiếu khách. Nhưng du khách khi đến thăm các làng, bản nên lưu ý 1 số điều sau để phông phạm phải các điều kieenh kị của đồng bào dân tộc như nơi ngủ, chỗ ngồi uống nước, nơi ngồi ăn cơm, vị trí để đồ dùng, cách đi lại, sử dụng các đồ vật trong nhà bởi mỗi một dân tộc đều có phong tục tập quán khác nhau nên cũng có những điều kiêng kị khác nhau.

lễ hội ken đầu năm mới

lễ hội ken đầu năm mới

Khi đến với Sapa các bạn phải nhớ những lưu ý duới đây khi ở đây. Luôn  luôn xin phép được trả tiền nếu quý khách được dân bản mời dùng cơm hoặc lưu trú. Hãy xin phép khi chụp ảnh người dân địa phương. Bạn phải nhớ xin phép trước khi quý khách muốn vào thăm nhà người dân địa phương.
Không mua những món đồ cổ làm quà lưu niệm vì như vậy sẽ làm mất đi những di sản tư gia do nhiều người dân chưa hiểu biết giá trị thực của chúng.
Đừng cho trẻ em địa phương bất cứ thứ gì. Nếu muốn quý khách hãy đưa quà của mình cho cha mẹ của các em, hoặc người lớn tuổi.

1. Một số phong tục cần biết khi đi du lịch Sapa đến làng bản của đồng bào các dân tộc

Cuộc sống và những nét văn hóa ngàn đời của các dân tộc thiểu số luôn là nét khám phá hấp dẫn của biết bao khách du lịch. Bên cạnh đó, văn hóa của các đồng bào dân tộc cũng ẩn chứa rất nhiều nét khác lạ mà bạn cần phải tìm hiểu kĩ trước khi muốn ghé thăm.

Khi đến bản làng Trên đường vào nhà người Hà Nhì, khi thấy một cánh cổng chào dựng tạm phía trên buộc tua tủa những dao gỗ, kiếm gỗ , đầu cánh gà… đó là lúc trong làng đang tổ chức lễ cúng xua đuổi tà ma. Tương tự như vậy hàng năm các nghi lễ chung cúng thần làng, xua đuổi ma ác của đồng bào Tày, Thái, Giáy, Lào, Bố y, Xá Phó… thường được tổ chức vào tháng 2 hoặc tháng 6 , tháng 7 âm lịch. Khi cúng đồng bào đặt các dấu hiệu kiêng kỵ cấm người lạ vào làng như buộc chùm lá xanh ở cột cao trên đường vào làng hoặc đan phên mắt cáo, buộc vào đó xương hàm lợn, trâu, bò. Cả làng không ai đi làm, không cho người lạ vào làng. Nếu người lạ vô tình gồng gánh, đội nón, che ô, đeo gùi, ba lô… vào làng sẽ bị phạt bằng cách nộp đủ số lễ vật để làm lại lễ cúng làng. Trường hợp có việc khẩn cấp , muốn vào làng ngay, khách lạ phải bỏ mũ, ba lô, gồng gánh… tất cả đồ đạc đều phải xách tay. Như vậy mới mong được giảm hoặc miễn phạt.

Mỗi làng đồng bào các dân tộc ở Lào Cai đều có khu rừng cấm, thờ thế lực siêu nhiên. Nơi thờ cúng có thể ở gốc cây to, hòn đá lớn ở trong rừng. Rừng cấm là khu rừng chung của cả làng . Mọi người tự nguyện bảo vệ rừng , không ai được tự tiện chặt phá, phóng uế, trai gái không được phép đến nơi đó tâm tình.

Khi vào thăm nhà. Trước khi vào thăm nhà đồng bào các dân tộc, du khách cần quan sát kỹ, nếu thấy ở trước cửa nhà, ở đầu cầu thang cắm hoặc treo một cành lá xanh, một cành gai hoặc cắm một tấm phên đan hình mắt cáo… Đó là những dấu hiệu kiêng cấm, gia đình không muốn người lạ vào nhà.

Nhà người Hà Nhì Đen có hai lớp cửa, khách xa tới chỉ nên vào cửa thứ nhất. Nếu muốn vào cửa thứ hai thì phải được gia đình chủ đồng ý. Nhà người Thái có đầu cầu thang, phụ nữ chỉ được lên cầu thang có sân phải (bên trái), không được lên cầu thang bên phải. Ở vị trí quan trọng nhất trong nhà (vách nhà ở gian giữa hoặc góc đầu nhà sàn, là nơi thờ tổ tiên. Trang trí nơi thờ tổ tiên mỗi dân tộc có khác nhau, nhưng đều chung một quan niệm: Nơi thờ tổ tiên là chốn linh thiêng nhất. Khách không được đặt mũ, nón, tư trang và đồ dùng khác ở nơi đó, không được sờ tay lên các đồ thờ cúng. Khi ngồi không được quay lưng vào nơi thờ.

Ở vùng người Thái Đen, phụ nữ không được đến gian đầu hồi nhà sàn – nơi thờ tổ tiên. Bếp lửa vừa là nơi nấu nướng vừa là nơi tiếp khách của đồng bào các dân tộc, đồng thời là nơi thiêng liêng thờ vua bếp, thần lửa. Do đó có nhiều kiêng kị liên quan đến bếp lửa, ngồi cạnh bếp lửa sưởi không đặt chân lên hoặc làm xê địch hòn đá kê làm kiềng , vì theo quan niện của một số dân tộc thì các hòn đá này là nơi trú ngụ của thần lửa . Khi đun nấu đồng bào Tày, Thái, Nùng, Giáy, Bố Y, Lào, Lự… đều chú ý đặt chảo, nồi lên bếp không được để hai quay nồi , chảo theo hương cây xà ngang (vì đó là hướng nằm của người chết) mà phải đặt theo hướng đòn nóc nhà. Ở vùng đồng bào Mông, Dao, Hà Nhì… khi đưa củi vào bếp, không đưa ngọn vào trước, vì quan niện sợ con gái gia chủ sau này sẽ sinh ngược. Khi ngồi gần bếp, du khách không quay lưng và giẫm chân vào bếp.  Đồng bào dân tộc kiêng không huýt sáo ở trong nhà.

Trong ngôi nhà đồng bào các dân tộc cửa và cây cột chính cũng là vị trí linh thiêng thờ thần cửa, thần cột cái. Vì vậy không nên ngồi bậu cửa hoặc treo mũ nón và tựa lưng vào cột cái. Ở vùng người Thái, Tày, Kháng, La Ha, Phú Lá kiêng không đem lá xanh, cành cây xanh, rau xanh vào cửa chính.

Đồng bào kiêng không huýt sáo ở trong nhà, vì nó là tín hiệu gọi ma tà, bão giông.

Giao tiếp sinh hoạt Chào hỏi Khi đến nhà, đi đường, khách cần chủ động chào hỏi bằng thái độ chân thành, nụ cười thật thà sẽ xoá đi mặc cảm bất đồng ngôn ngữ. Khi chia tay có thể bắt tay, không cần nói lời tạm biệt, hẹn gặp lại nhưng luôn nở nụ cười. Không xoa tay lên đầu trẻ em người Mông, Dao, vì theo quan niện của họ, hồn người trú ngụ ở đầu, người lạ sờ vào, hồn hoảng sợ bỏ trốn ,làm cho rrẻ hay bị ốm đau.
Không xoa tay lên đầu trẻ em người Mông, Dao Không xoa tay lên đầu trẻ em người Mông, Dao

Khi ăn uống Mỗi dân tộc có quan niện khác nhau về vị trí chỗ ngồi, vì vậy cần lưu ý không ngồi vào một số vị trí đặc biệt như ở vùng người Giáy, Dao phía dãy ghế ở gần bàn thờ dành riêng cho người cao tuổi nhất, khách quý nhát. Đồng bào Mông khi bố mẹ mất, vị trí đầu bàn (gần bàn thờ) luôn bỏ trống với ý niệm nơi đó giành cho hồn bố mẹ. Người Thái, Tày, Mường nơi giáp cửa sổ gia chủ đặt hai chén con có ý giành cho tổ tiên về tiếp khách, khách không ngồi ở vị trí đó. Trước khi ăn uống cần kiên trì nghe gia chủ tiến hành các nghi lễ mời tổ tiên, chúc tụng các điều tốt lành. Khách không rót rượu trước, không gắp thức ăn trước, khi dùng xong tuyệt đối không úp chén, úp bát xuống mâm.

Khi ngủ Mỗi căn nhà của đồng bào dân tộc ở Lào Cai đều có chỗ ngủ dành riêng cho khách, nên cần tuân theo sự bố trí của gia chủ, không nằm để chân về phía bàn thờ. ở một số vùng người Mông, Dao,Thái, La Ha, Kháng kiêng không mắc màn màu trắng trong nhà.

những phong tục tập quán trên đây dất hữu ích bởi nó sẽ giúp bạn tránh khỏi những rắc rối trong chuyến du lịch Sapa của bạn. Còn khá nhiều những phong tục khác mà chúng tôi chưa liệt kê hết, bạn hãy tìm hiểu kĩ càng về dân tộc ở nơi mà bạn chẩn bị đến nhé điều đó sẽ rất giúp ích cho bạn.

Bản sắc văn hoá dân gian là vốn quý của Sa Pa cần được bảo tồn và phát triển. Bởi đây là vốn quý, đồng thời cũng là tiềm năng to lớn cho lĩnh vực du lịch văn hoá. Nếu còn băn khoăn chọn thời gian để khám phá Sapa thì bạn có thể tham khảo kinh nghiệm du lịch Sapa mùa nào đẹp nhất để có một chuyến đi ưng ý nhé!

VÌ SAO KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN DU LỊCH KHÁT VỌNG VIỆT?

"Là người đam mê du lịch, với Tôi du lịch là cuộc sống, sứ mệnh của chúng Tôi là thiết kế và tổ chức những Tour du lịch có giá trị cao cho mọi khách hàng, giúp khách hàng có được những chuyến đi thực sự ý nghĩa, vui vẻ và bình an, giúp gắn kết tất cả các thành viên để mọi người hiểu nhau hơn và làm việc hiệu quả hơn"

Nguyễn Thanh Minh - CEO công ty du lịch Khát Vọng Việt.

Chia sẻ của khách hàng về Văn hóa phong tục tập quán của người dân tộc tại Sapa

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Tất cả bình luận