Du lịch Đồ Sơn khám phá những ngôi chùa nổi tiếng.

Chùa Hang Đồ Sơn

Biển Đồ Sơn được ví như một con rồng trườn mình ra biển Đông với núi, đồi và biển đan xen rất đẹp. Khúc thân rồng uốn lượn tạo nên sự quanh co thơ mộng. Đồ Sơn được mệnh danh là mảnh đất của những huyền thoại, đến với khu du lịch Đồ Sơn, du khách không chỉ tắm biển, nghỉ ngơi, thưởng ngoạn cảnh đẹp của Đồ Sơn một miền quê nước nước non non, sơn thủy hữu tình, tìm hiểu về truyền thuyết bi thương của người con gái hồng nhan bạc mệnh được tưởng thờ tại đền Bà Đế hay tham dự một lễ hội chọi trâu đậm chất dân gian mà còn có dịp ôn lại những dấu ấn trong trang sử hào hùng dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam

Chùa Hang có tên chữ là Cốc tự, xưa thuộc địa bàn Vạn Tác, xã Đồ Sơn, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, đạo Hải Dương; nay thuộc phường Vạn Sơn, thị xã Đồ Sơn. Như tên gọi của chùa, người xưa lấy một hang đá núi, cao 3,5m rộng 7m chia làm 2 bậc thềm, bậc thềm ngoài rộng khoảng 23m2, bậc thềm trong cao hơn độ 0,50m lòng hang hình thang, xuyên thẳng sâu vào núi, dài chừng 25 m, phía trong cùng cao 1,2m rộng 1,3 m.

Chùa Hang Đồ Sơn - nơi đầu tiên đạo Phật du nhập vào nước ta

Chùa Hang Đồ Sơn – nơi đầu tiên đạo Phật du nhập vào nước ta

Trước kia chùa có bàn thờ đá, tượng Adiđà, bát hương đều bằng đá. Năm 1930, Tuần phủ tỉnh Bắc Giang Đặng Quốc Giám xin được lô đất gần chùa đã cho phá núi để xây biệt thự và đục mở rộng cửa hang nhưng nghe nói “ bị thần núi Cô Tiên quở” nên lại thôi. Trong chiến tranh, dân tản cư, chùa gần đồn Tây nên cảnh chùa càng hoang vắng. Năm 1967, tiểu đoàn công binh đã phá rộng lòng hang ở chỗ cánh cửa hang chừng 8 m để cất giấu tài liệu cho thuận tiện khai thác đá ở phái ngoài xây tường bảo vệ che cửa hang. Vì vậy, những bài thơ đề vịnh Chùa Hang khắc trên vách đá, cùng bệ thờ đá đều bị hỏng.

Chùa Hang là chùa thiên tạo lớn của Đồ Sơn, theo truyền ngôn có từ trước công nguyên. Nhà sư Bần – tên dân dã người nước Thiên Trúc theo thuyền đi truyền bá đạo Phật đã đến cư trú tại hang và mở chùa. Dân Đồ Sơn vẫn truyền rằng sư Bần còn dựng chùa Bần trên núi Mẫu Sơn, sau người viên tịch ở chùa Hang. Đồ Sơn là một địa điểm du lịch nổi tiếng hấp dẫn nhiều du khách.

Xem thêm:

Nhiều thơ ca về chùa Hang Đồ Sơn hiện còn lưu:

Chùa Hang , động Phật, hang Dơi

Bốn phương tám hướng chẳng nơi nào bằng

Chùa hang cảnh Phật nhiệm mầu

Ấy là Bụt mọc hay bầu Tiên xây

Chùa Hang Đồ Sơn cùng với miếu Thị Đa ở Cốc Liễn, Kiến Thụy gần đó thờ Chử Đồng Tử là những chứng tích quí liên quan đến quá trình đạo Phật du nhập vào nước ta khoảng những năm trước Công Nguyên.

Chùa Thiên Phúc

Theo lời truyền trong nhân dân, chùa Thiên Phúc được khởi dựng từ kỷ nguyên văn hóa Lý Trần. Trong cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên (thế kỷ 13) Đức Trần Hưng Đạo đã dẫn quân đi qua khu vực này; do đó khi người qua đời, nhân dân địa phương đã lập nơi thờ tự tại chùa như một vị bồ tát cứu dân độ thế.

Đến thời Lê – Trịnh, được sự tham gia của đông đảo nhân dân trong vùng, các vị sư đã đứng lên tu tạo tượng Phật , làm mới Thập điện minh vương. Tòa Phật điện cao ráo, tòa ngang dãy dọc khang trang mua sắm thêm đồ thờ. Trải qua quá trình lịch sử, chùa Thiên Phúc luôn là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng làng xã , cầu cho trời yên biển lặng, cuộc sống ấm no. Từ khi có Đảng lãnh đạo, truyền thống yêu nước gắn bó đoàn kết trong cộng đồng lãng xã của các vị tu hành và nhân dân được phát huy mạnh mẽ. Sư sãi nhà chùa cùng tham gia chăm sóc bảo vệ cách mạng, hầu hết tại các khu vực sân vườn Tòa Phật điện đều có hầm bí mật cho cán bộ kháng chiến đi về hoạt động tại các cơ quan ủy ban kháng chiến khu Tả Ngạn, ủy ban kháng chiến Hải Phòng, huyện ủy Nghi Dương… nhiều lần giắc càn quét bắt bớ, nhưng cán bộ vẫn được nhà chùa bảo vệ an toàn.

Theo văn bản bia cũ chùa Thiên Phúc nơi tọa lạc của ngôi chùa ở nơi linh thiêng, hợp thuyết phong thủy: rồng chầu, hổ phục, phía trước có sóng nước dập dờn, xứng là nơi phát triển lâu dài, dân cư Đồ Sơn an lạc. Mặt chính của ngôi chùa quay hướng Tây, là hướng người ta tin rằng đây là hướng ổn định nhất, hợp với sự vận hành của âm dương. Các bạn có thể tham khảo tour du lịch Đồ Sơn 2 ngày 1 đêm để khám phá hết nét đẹp thiên nhiên cũng như văn hóa truyền thống của Đồ Sơn.

Cũng như nhiều ngôi chùa Việt Nam tồn tại cùng lịch sử xây dựng và phát triển làng xã địa phương, Chùa Thiên Phúc luôn trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng dân cư. Hội chùa được ghi nhớ, tổ chức đều đặn hàng năm vào 2 ngày mồng 6 và mồng 7 tháng Giêng với các hoạt động khóa lễ, dâng lễ phẩm nơi cửa Tam Bảo.

Nét nổi bật xuyên suốt quá trình tồn tại của ngôi chùa chính là nơi đoàn kết, gắn bó với truyền thống yêu nước, đoàn kết của mọi tầng lớp nhân dân. Sự tồn tại và phát triển của ngôi chùa chính là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của nhân dân địa phương từ kỷ nguyên văn hóa Lý Trần thế kỷ 12 – 13 còn in lại dấu vết qua các địa danh Tiểu Bàng, Đại Bàng.

VÌ SAO KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN DU LỊCH KHÁT VỌNG VIỆT?

"Là người đam mê du lịch, với Tôi du lịch là cuộc sống, sứ mệnh của chúng Tôi là thiết kế và tổ chức những Tour du lịch có giá trị cao cho mọi khách hàng, giúp khách hàng có được những chuyến đi thực sự ý nghĩa, vui vẻ và bình an, giúp gắn kết tất cả các thành viên để mọi người hiểu nhau hơn và làm việc hiệu quả hơn"

Nguyễn Thanh Minh - CEO công ty du lịch Khát Vọng Việt.

Chia sẻ của khách hàng về Du lịch Đồ Sơn khám phá những ngôi chùa nổi tiếng.

0 Bình luận
Inline Feedbacks
Tất cả bình luận