Đình Quan Lạn – Ngôi đình cổ giữa Hòn Đảo Hoang Sơ

Toàn cảnh ngôi Đình Quan Lạn

Quảng Ninh – Vùng đất nổi tiếng với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng. Trong đó, không thể nào không nhắc tới Đình Quan Lạn với những kiến trúc độc đáo hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Hãy theo chân chúng tôi để cùng tìm hiểu về ngôi đình cổ này nhé.

Lịch sử về Đình Quan Lạn

Bên cạnh các danh lam thắng cảnh, di tích nổi tiếng hấp dẫn du khách trong và ngoài nước khi đến Quan Lạn… thì Đình Quan Lạn cũng điểm đến bạn không nên bỏ qua. Được biết, đây là một trong những ngôi đền cổ còn sót lại tại tỉnh Quảng Ninh ngày nay.

Tọa lạc trên bến Đình – bến thuyền trung tâm xã đảo Quan Lạn thuộc huyện đảo Vân Dồn, tỉnh Quảng Ninh khá xa đất liền. Tuy nhiên, Đình Quan Lạn vẫn thu hút đông đảo khách du lịchh tới thăm hàng năm.

Toàn cảnh ngôi Đình Quan Lạn

Toàn cảnh ngôi Đình Quan Lạn

Tham khảo:

Từ xưa, đình được lập ra để thờ Vua Lê Anh Tông. Đây là người có công thành lập ra trang, trấn Vân Đồng vào năm 1149. Bên cạnh đó, khi vào trong đình chúng ta có thể thấy tường của Dương Không LỘ và “Tứ vị thánh nương”. Tương truyền, đây là những vị thần che chở cho ngư dân trong vùng. Các bô lão trong làng còn cho biết thêm, hiện nay đình vẫn còn giữ 18 đạo sắc phong của các thời vua trước như Nguyễn Như Thiệu Trị, Tự Đức, Bảo Đại, Duy tân và ghi rõ công đức của các bậc tiên liệt.

Vào thời Hậu Lê thuộc thế kỷ XVII, đình được xây dựng lần đầu tiên tại bến Cái Làng –Vân Đồn. Sau đó, đình được chuyển về thôn Nam. Tuy nhiên, do vị trí không thuận theo phong thủy nên vào thời Nguyễn (năm Thành Thái thứ 12) đình được chuyển về xây dựng tại thôn Đoài và được đặt tên là Đình Quan Lạn 2.

Tại đây, đình được đánh giá là vị trí đắc địa và cũng từ đây, cuộc sống cũng như làm ăn của cư dân rất “thuận buồm xuôi gió”. Từ đó, đình Quan Lạn trở nên gắn bó và là minh chứng sống cho người dân đảo Quan Lạn cho tới nay.

Nét độc đáo trong kiến trúc, điêu khắc của Đình Quan Lạn

Cảm nhận của hầu hết các du khách khi tới thăm Đình Quan Lạn là sự cổ kính, vô cùng cổ kính qua thời gian. Dù được xây dựng từ rất lâu rồi, nhưng đình vẫn giữ nguyên mặt bằng của thời khai dựng hình chữ nhật theo dạng chữ tự “nhất”. Nhờ vầy đã mang tới ý nghĩa là giữa một không gian thoáng đãng chỉ có duy nhất một tòa đại đình bề thế và hoành tráng. Kết hợp với nó là bờ mái cong đầu đao vô cùng hiên ngang.

Bên cạnh đó, vào Thời Nguyễn khi di chuyển đình đã được cơi nới thêm phần hậu cung hình dạng ống muống tạo nên kiến trúc chữ “Đinh”. Đặc biệt hơn là trong ba gian hậu cung không có hệ thống cột kèo gỗ nên tạo ra không gian rộng rãi.

Đường nét chạm khắc kỳ công trong đình Quan Lạn

Đường nét chạm khắc kỳ công trong đình Quan Lạn

Xem thêm:

Về mặt tiền đình, hệ thống trấn song thông thoáng được lắp mộng kết nối với phần ngưỡng và cột hiên. Theo đó, kiến trúc này tạo ra không gian ánh sáng chan hòa, gần gũi với thiên nhiên. Nhờ vậy, khi đóng cửa lại thì lối thông gió vẫn hoạt động hiệu quả.

Nói tới đây vẫn chưa thể nào kể hết được nét độc đáo của Đình Quan Lạn. Và một trong những điểm nổi bật mà không phải ngôi đình nào trong nước ta cũng có được là vị trí đắc địa khi nằm ngay trước biển. Đình vẫn hiên ngang trước phong ba bão táp và tồn tại tới ngày nay nhờ được xây dựng rất kiên cố.

Thêm điểm chú ý nữa là phần mái đình lợp bằng ngói liệt đã rêu phong cổ kính. Khi đứng từ xa nhìn tới, mái đình rất đồ sộ và xòe rộng bốn phía rất duyên dáng, mềm mại. Thế rồi, mái ngói lại được thiết kế theo từng lớp chạy theo đường cong của bốn đầu đao đình. Cộng thêm các đường bờ nóc, bờ dải được khéo léo đắp cao để giữ cho mái ngói khỏi xô lệch lại có tác dụng trang trí giúp hóa giải những góc cạnh của mái đình.

Du khách khám phá cấu trúc đình Quan Lạn

Du khách khám phá cấu trúc đình Quan Lạn

Ngoài ra, để chống đỡ cho phần mái thì hệ thống cột gỗ được dựng lên trên nền đất trống và có kê đá tảng. Với thiết kế này có thể cho chúng ta thấy người thợ thời này đã rất tài ba và khéo léo. Bởi vì phần đầu cột tiếp với mặt đá phải được làm rất bằng phẳng, không sai một ly với có thể hợp thành khối thống nhất và vững chãi. Cũng với thiết kế này, khi muốn di chuyển sang chỗ khác rất đơn giản vì các bộ phận cột có thể tháo rời và lắp vào bình thường.

Đình Quan Lạn còn được đánh giá là ngôi đình cổ duy nhất tại Việt nam sử dụng nhiều loại gỗ quý hiếm để xây dựng. Vì vậy, đình xứng đáng là một công trình gỗ truyền thống và là báu vật của người dân nơi đây cũng như của quốc gia.

Về điêu khắc, có thể nói rằng bàn tay người thợ rất tàu hoa mới có thể tạo nên những thiết kế điêu khắc công phu và sinh động. Điều này được chứng minh bởi những khối gỗ lớn được ghép lại với nhau tạo nên những hoa văn, hình khối theo một trình tự hoàn hảo, đẹp mắt. Nổi bật hơn cả là hình ảnh những con rồng kiêu hãnh uyển chuyển, là những bông hoa, áng mây đang lay động…

Thời gian tổ chức lễ hội Đình Quan Lạn

Không chỉ có kiến trúc độc đáo mà đình Quan Lạn còn giữ được nét đẹp truyền thống với các hoạt động văn hóa tâm linh đặc sắc. Đó là lễ hội đua thuyền diễn ra hằng năm vào ngày mồng 10 đến ngày 20 tháng 6 âm lịch hàng năm.

Tham khảo các tour du lịch Quan Lạn để khám phá các lễ hội đặc sắc tại đây: https://dulichkhatvongviet.com/du-lich-trong-nuoc/du-lich-quan-lan/❤️

Theo đó, lễ hội này được mở ra để kỷ niệm chiến thắng giặc Nguyên Mông vào năm 1288 của quân dân Nhà Trần và chiến thắng của vị tướng Trần Khánh Dư đánh tan Nhà Nguyên. Đồng thời, đây cũng chính là ngày hội để dân làng cầu mưa, cầu trời yên biển lặng, lưới nặng cá đầy…

Hướng dẫn cách đi tới Đình Quan Lạn.

Nói tới đây, chắc hẳn bạn đã hiểu thêm cũng như hình dung được phần nào nét đẹp của đình và mong muốn được tới đây tham quan. Tại đảo Quan Lạn có rất nhiều địa điểm du lịch nên bạn có thể kết hợp tới tham quan đình và các địa điểm khác. Sau đây sẽ là hướng dẫn đi từ Hà Nối tới Quan Lạn cho các du khách.

Khi xuất phát từ Hà Nội tới thị trấn Cảng Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh để tiết kiệm chi phí nhất bạn nên đi ô tô khách tại bến xe Mỹ Đình. Theo đó, khoảng cách sẽ là 210km và bạn nhớ địa điểm xuống sẽ là ngã ba lối Vân Đồn. Tới đây, bạn nên đi xe taxi hoặc xe ôm để về cảng Cái Rồng.

Đoàn du lịch Quan Lạn do công ty Khát Vọng Việt tổ chức tham quan Đình Quan Lạn

Đoàn du lịch Quan Lạn do công ty Khát Vọng Việt tổ chức tham quan Đình Quan Lạn

Sau đó, bạn có thể tiếp tục hành trình tới đảo Quan Lạn bằng cách  đi tàu gỗ hoặc tàu cao tốc từ điểm cảng huyện Vân Đồn.

  • Thời gian di chuyển: khoảng 45 phút
  • Giá vé: khoảng 120.000đ/lượt/khách
  • Số chuyến: Ngày 2 sáng, 2 chiều.

Tới đảo, để tới Đình Quan Lạn cũng như các địa điểm khác bạn có thể thuê xe máy hoặc đi xe tuk tuk nhé. Nếu đi xe tuk tuk giá vé khoảng 100.000đ. người và sẽ được lái xe giới thiệu về các địa điểm du lịch. Còn đi xe máy sẽ chủ động về thời gian cũng như sự trải nghiệm riêng.

Hy vọng rằng, những chia sẻ trên đây về Đình Quan Lạn sẽ giúp cho bạn có thêm sự hiểu biết về di tích văn hóa cũng như thôi thúc sự khám phá. Hãy tới đây để du lịch cũng như tìm hiểu về lịch sử đất nước nhé, về các danh lam thắng cảnh. Chắc chắn vùng đất Quan Lạn nói chung cũng như đình nói riêng hứa hẹn sẽ mang tới những trải nghiệm tốt đẹp cho bạn.

VÌ SAO KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN DU LỊCH KHÁT VỌNG VIỆT?

"Là người đam mê du lịch, với Tôi du lịch là cuộc sống, sứ mệnh của chúng Tôi là thiết kế và tổ chức những Tour du lịch có giá trị cao cho mọi khách hàng, giúp khách hàng có được những chuyến đi thực sự ý nghĩa, vui vẻ và bình an, giúp gắn kết tất cả các thành viên để mọi người hiểu nhau hơn và làm việc hiệu quả hơn"

Nguyễn Thanh Minh - CEO công ty du lịch Khát Vọng Việt.

Chia sẻ của khách hàng về Đình Quan Lạn – Ngôi đình cổ giữa Hòn Đảo Hoang Sơ

Bình luận đã đóng.