Khám phá mùa xuân Bình Liêu rực rỡ sắc màu và lễ hội độc đáo

Bình Liêu vào xuân với sắc hoa ngập tràn

Mùa xuân Bình Liêu rực rỡ màu sắc đang là địa điểm du lịch được yêu thích gần đây của nhiều du khách. Là một huyện vùng biên giới của Quảng Ninh, Bình Liêu mang cho mình một vẻ đẹp huyền bí, hoang sơ đầy cám dỗ. Phượt trên những cung đường chéo leo hiểm trở ở đây để rồi cảm giác thót tim và kích thích xen kẽ khiến bất cứ phượt thủ chân chính nào cũng muốn tìm đến để thử thách chính mình. Vậy mùa xuân Bình Liêu đẹp như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Bình Liêu ở đâu?

Có lẽ cái tên Bình Liêu còn khá xa lạ với du khách trong và ngoài nuớc nhưng nó lại rất quen thuộc với dân phượt. Bình Liêu khiến bạn nghĩ tới là một vùng đất hoàng sơ, hẻo lánh giáp biên giới của nước bạn. Nhưng đây lại là một huyện nằm ở cửa ngõ phía đông tỉnh Quảng Ninh.

Về vị trí địa lí thì phía bắc Bình Liêu giáp với Ninh Minh, thành phố Sùng Tả và khi phòng thành, thành phố cảng Phòng Thành thuộc Quảng Tây-Nam Trung Quốc. Phía tây giáp với huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn. Phía đông giáp với huyện Hải Hà, phía nam giáp với huyện Tiên Yên và Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh.

Mặc dù Bình Liêu cách thủ đô Hà Nội 270km, cách thành phố Hạ Long 108km thì nó vẫn đựơc mệnh danh là “Sapa thu nhỏ”, thứ hút rất nhiều bạn trẻ đam mê phượt đến vui chơi và ngắm cảnh.

Nếu Hạ Long là một thành phố mạnh về du lịch biển thì ở mùa xuân Bình Liêu lại có phong cảnh núi non nên thơ, hữu tình. Ở Bình Liêu bạn có thể đến thác Khe Vằn, vào chơi rừng hồi quế hay ngắm những thửa ruộng bậc thang thoai thoải mềm mại giống như Sapa và cánh đồng lau mùa đơm bông trắng xóa. Một số cái tên nổi như cồn bạn có thể đã từng nghe như sống lưng khủng long, núi Kéo Lạn – Cao Nguyên đá Đồng Văn, đỉnh Cao Ba Lãnh với sự tích “núi đá thần”, đỉnh Cao Xiêm… Mô hình du lịch cộng đồng người Đạo (sông Móng)… Bình Liêu cứ bình dị vậy mà để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi người khi ghé thăm nó.

Mùa xuân Bình Liêu đẹp say mê lòng người

Mùa xuân Bình Liêu đẹp say mê lòng người

Đến Bình Liêu không có hình ảnh những em bé mặc đồ thổ cẩm nhỏ bé, đáng yêu mặc cũng đáng thương đi bán kẹo cho du khách, Bình Liêu có những con thác xinh đẹp. Vì là một tỉnh biên giới cho nên dọc Bình Liêu bạn có thể bắt gặp hình ảnh nhất nhiều cột mốc. Trong đó những cột mốc quan trỏng nó hai kể đến 1300, 1302, 1305, 1327. Nếu bạn là một dân phượt chân chính, thì tất nhiên không thể bỏ qua chuyến đi đến Bình Liêu được.

Bình Liêu vào xuân là thời điểm đẹp nhất trong năm

Bình Liêu môi mùa lại khoác lên mình những bộ cánh khác nhau, mang vẻ đẹp riêng biệt mà bạn không nên bỏ lỡ mùa nào.

Mùa hè đến Bình Liêu bạn có thể đắm mình trong dòng nước trong lành đầu nguồn chảy từ các thác nước tự nhiên giữa núi rừng. Thiên nhiên nơi đây vào hè là mùa hoa trẩu rực rỡ nhất. Đối với người Bình Liêu, hoa trẩu không chỉ thu hút du khách, làm đẹp cho núi rừng mà còn gắn bó rất nhiều với cuộc sống. Cây trẩu lấy gỗ, hạt và vỏ cây thì làm thuốc. Chill giữa một rừng hoa trẩu chắc chắn sẽ cho bức hình sống ảo đẹp nhất. Nhưng thường thì mùa hè thời tiết nóng nực, khách du lịch sẽ chọn đi những nơi mát mẻ, thả mình vào dòng nước trong xanh của biển cả mà không biết nước từ trong núi chảy ra, tạo thành các thác nước tự nhiên cũng mát lành, trong vắt.

Mùa thu Bình Liêu lại tràn ngập sắc trắng của những bông cỏ lau cao ngang đầu người, trải dài hai bên trên những cũng đường đi của các phượt thủ. Mùa cỏ lau thường bắt đầu từ cuối tháng 10 sang đầu tháng 11. Ngoài ra trên những thửa ruộng bậc thang lại tràn ngập sắc vàng của lúa chín, của mùa màng bội thu.

Bình Liêu vào xuân với sắc hoa ngập tràn

Bình Liêu vào xuân với sắc hoa ngập tràn

Cuối thu đầu đông là thời gian để ngắm nhìn “Sống lưng khủng Long” đẹp nhất và rõ nhất. Bình Liêu khoác lên vẻ đẹp hoang sơ, xơ xác nhưng không hề tiêu điều. Đó là màu vàng có cháy.

Mùa đông là mùa của hoa sở. Đây là một loại hoa mọc nhiều trên những đỉnh núi của Bình Liêu khi vào đông. Không khí không hề ảm đạm, buồn hỉu mà thay vào đó là sắc trắng tinh khiết nở muôn nơi của hoa sở. Hoa sở Bình Liêu là bản sắc của nơi đây. Chẳng vậy mà tháng 12 hàng năm, nơi này sẽ tổ chức Lễ hội hoa sở, một trong những lễ hội lớn của năm. Mọi người tham gia ca múa, chúc mừng rất với vẻ.

Mùa xuân Bình Liêu là đẹp nhất. Đẹp trong mắt các đồng bào dân tộc sống ở đây cũng như du khách khắp nơi trong cả nước đã ghé qua Bình Liêu. Hoa trong rừng đua nhau khoe sắc tinh khôi giữ trời đất: nào đào hồng, mận trắng Nà Làng, hoa trẩu… Mùa xuân vùng biên giới này lại không chỉ có màu sắc mà còn náo nhiệt bởi âm thanh. Đây là mùa lễ hội của các dân tộc thiểu số nơi này. Bản này vàng tiếng khèn, bạn kia rộn tiếng hát… ai ai cũng mừng với. Nếu muốn hòa mình để thấu hiểu bản sắc các dân tộc hãy đến Bình Liêu.vào mùa xuân này nhé. Một số lễ hội lớn ở Bình Liêu vào mùa xuân là lễ hội Đình Lục Nà (16-18 tháng giêng), hội hát Sóong Cọ giao duyên (13/3 âm lịch), ngày “kiêng gió” ( 4/4 âm lịch)…

>> Tour du lịch Bình Liêu HOT 2021:

Hướng dẫn cách đi từ Hà Nội đến Bình Liêu – Quảng Ninh

Mùa xuân Bình Liêu hấp dẫn như vậy, thì tại sao bạn không chuẩn bị một tâm hồn đẹp, chiếc điện thoại chụp ảnh xịn sò và tìm hiểu về đường đi đến đó. Với vẻ đẹp hoang sơ vẫn còn được gìn giữ vẹn nguyên chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ. Xuất phát từ Hà Nội đi Bình Liêu, quãng đường không dài mà cũng chẳng ngắn, bạn cần biết được đường đi cũng như chọn được phương tiện thích hợp.

Đi Bình Liêu bằng xe khách

Đi xe khách là tiện lợi nhất để đến Bình Liêu. Vì sao ư? Bạn chẳng cần biết đường đến Bình Liêu, bạn chỉ cần biết đường ở Hà Nội, đặt vé với nhà xe là được. Có nhà xe còn đến tận nơi đón bạn nữa nhé. Việc còn lại là lên xe, nhắm mắt dưỡng thần, đợi đến nơi. Nhưng thưởng thức những cảnh đẹp trên đường đi cũng rất thú vị nha. Các xe khách đi Bình Liêu tập trung nhiều ở bến xe Lương Yên.

Ví dụ nhà xe Hưng Long có 02 chuyến/ ngày xuất phát lúc 7h và 11h. Giá vé 160.000-200.000 đồng/ người.

Đi Bình Liêu bằng phương tiện cá nhân

Phượt Bình Liêu bằng xe máy là điều các phượt thủ vẫn thích làm, cảm giác chính phúc những cung đường dài đem lại niềm hứng khởi cho họ. Được ngắm nhìn cảnh đẹp thiên nhiên, dừng chân khi mỏi, tiếp tục đi khi muốn, tự do tự tại biết bao. Có nhiều cũng đuờng cho bạn lựa chọn:

  • Với xe máy: xuất ở phát từ trung tâm Hà Nội đi đến Quốc lộ 1-> di chuyển tiếp đến Quốc lộ 18-> tiếp theo hướng đi Quế Võ (Bắc Ninh) -> Phả Lại-> đi qua Sao Đỏ đến Đông Triều (Quảng Ninh). Từ đây bạn đi theo hướng Uông Bí-> Hạ Long-> đi qua cầu Bãi Cháy đến Cẩm Phả-> Cửa Ông-> Mông Dương đến Tiên Yên. Thấy ngã ba Tiên Yên thì rẽ sang Quốc lộ 18C rồi đi theo hướng Hoàng Mô khoảng chừng 28km nữa là đến Bình Liêu.
  • Với xe ô tô: từ nội thành đi cao tốc Hải Phòng, tiếp theo Quốc lộ 10 hướng đi Thái Bình. Chạy thẳng đường này 40km là đến Uống Bí. Chặng đường tiếp theo đi giống với xe máy là đến Bình Liêu.
  • Một cung đường khác là từ cầu Vĩnh Tuy theo Quốc lộ 5 rồi rẽ sang Quốc lộ 1 để chạy qua Bắc Ninh, Bắc Giang. Sau khi tới Lạng Sơn thì rẽ vào Quốc lộ 4B thấy biển chỉ dẫn, rẽ Quốc lộ 18C là tới Bình Liêu. Cung đường này từ Lạng Sơn qua Đình Lập – Bình Liêu khá ngoằn ngoèo, chéo leo, uốn lượn nguy hiểm. Vì vậy hạn chế đi lại vào ban đêm nhé.

Đi Bình Liêu bằng máy bay

Sân bay gần nhất Bình Liêu đó là sân bay Vân Đồn – Quảng Ninh. Bạn chỉ cần đặt vé và theo chuyến bay đến Vân Đồn. Từ đây bắt xe bus hoặc xe khách đến thành phố Hạ Long. Tiếp theo đi xe khách Bãi Cháy-Bình Liêu rồi thẳng đến huyện Bình Liêu bằng xe khách hoặc thuê xe tự lái.

Thiếu nữ dân tộc Dao đi chơi xuân

Thiếu nữ dân tộc Dao đi chơi xuân

Các lễ hội mùa xuân Bình Liêu

Mùa xuân Bình Liêu nổi tiếng với các lễ hội mang đậm bản sắc các dân tộc thiểu số địa phương. Cùng điểm qua một số lễ hội lớn ở Bình Liêu nhé:

Lễ hội đình Lục Nà- Bình Liêu

Đây là một trong bốn lễ hội lớn nhất ở Bình Liêu khi vào xuân. Đình Lục Nà thuộc thôn Bản Cáu, xã Lục Hồn. Theo sử sách ghi lại thì đình được xây dựng thời Hậu Lê. Trước đây đình có quy mô 5 gian, cột gỗ trong đường kính 40-50 cm, tường gạch, mái ngói lợp âm dương. Đình thờ Thành hoàng làng Hoàng Cần là một vị tướng anh hùng có công ngăn cản sự xâm lược của phương Bắc, bảo về làng, bảo vệ đất nước.

Tương truyền xưa kia người Tày ở Đông Bắc Tân Yên (Bình Liêu) ngày nay đang sinh sống Yên ổn với cây lúa trên nương, cây mang, cây nấm trong rừng thì giặc ở phương Bắc tràn vào xâm lược, gây nên cảnh tăng tích đau thương. Nhân dân hoảng sợ và oán hận. Ở làng nọ có thanh niên tên Hoàng Cần, sức khỏe phi thường, thông minh tuấn tú không chịu nổi cảnh dân tả bị áp bức, đã tập hợp thanh niên trong làng rèn luyện võ nghệ. Chờ thời cơ đến dấy binh đuổi hết giặc ra khỏi bờ cõi. Sau này ông mất, dân đời đời nhớ ơn nên lập đền, dựng đình, tôn ông làm thành hoàng. Hàng năm tổ chức tế lễ linh đình dịp đầu xuân. Nơi đây cũng thờ thần núi, thần sông, thổ công…

Lễ hội diễn ra vào 16,17 tháng giêng âm lịch gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ là các hoạt động rước sắc phong bài vị thành hoàng đi một vòng quanh thôn, khai trống mở hội, dâng hương tế lễ… Phần hội sẽ tổ chức các trò chơi dân gian như tung còn, đẩy gậy, kéo có, đánh quay, nhảy bao bố… Ngoài ra còn có phàn giao lưu hát then – đàn tính giữa huyễn Bình Liêu và tỉnh Lạng Sơn. Đến đây du khách có thể hòa mình với bản sắc dân tộc của người dân tộc, tham gia các trò chơi…

Lệ hội Soóng Cọc – Bình Liêu

Lễ hội Sóong Cọ giao duyên tổ chức vào ngày 13/3 âm lịch hàng năm. Sóong Cọ ở mùa xuân Bình Liêu là phát âm theo tiếng Sán Chay ở Bình Liêu có nghĩa là cả hát, hát xướng, giao duyên. Đây là một loài hình sinh hoạt văn hóa dân gian thể hiện tình cảm giữa các nhóm người trong cộng đồng Sán Chay. Hát Sóong Cọ được nguời Sán Chay hát để chúc Tết, mừng đám cưới, trao đổi tâm tìn, giao duyên… Lễ hội với những làng điệu êm tai, réo rắt gọi mời được rất nhiều du khách yêu thích. Ngoài ra còn có các hoạt động văn nghệ thể thao đặc sắc như bắn nỏ, đấy gậy, kéo có… Lễ hội được tổ chức hàng năm nhằm quảng bá về tiền năng, thế mạnh phát triển du lịch và giá trị đi sản văn hóa dân tộc ở Bình Liêu. Góp phần giữ gìn và phát huy, tôn vinh bản sắc dân tộc…

Lễ hội “Kiêng gió” ở Bình Liêu

Mùa xuân Bình Liêu chơi gì? Ngày 4/4 là ngày chính của lễ hội Kiêng gió. Lễ hội được tổ chức ở nhà văn hóa xã Đồng Văn huyện Bình Liêu, hay còn gọi là Ngày hội văn hóa các dân tộc Đồng Văn. Lễ hội này của dân tộc Đạo Thanh Phán diễn ra hằng năm vào mùa xuân. Nó được bắt nguồn từ phong tục tránh thú rừng, thiên tai và cầu mùa màng bội thu, ấm no cho đồng bào dân tộc Đạo Thanh Phán.

Chị em sửa soạn trang phục tham gia lễ hội "kiêng gió" ở Bình Liêu

Chị em sửa soạn trang phục tham gia lễ hội “kiêng gió” ở Bình Liêu

Vào ngày này, người dân thường đi chiều, hỏi thăm bà con, bạn bè và mùa sắm các vật dụng. Ngày hội còn tổ chức các phần thi trang phục dân tộc: thêu tay áo và các trò chơi dân gian lôi cuốn đông đảo người chơi.

Mùa xuân Bình Liêu thật đẹp phải không? Con người nơi đây lại chất phác, thật thà, rất mến khách. Trải nghiệm ngày chuyến đi đến Bình Liêu mùa du lịch này cùng Du lịch Khát Vọng Việt.

VÌ SAO KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN DU LỊCH KHÁT VỌNG VIỆT?

"Là người đam mê du lịch, với Tôi du lịch là cuộc sống, sứ mệnh của chúng Tôi là thiết kế và tổ chức những Tour du lịch có giá trị cao cho mọi khách hàng, giúp khách hàng có được những chuyến đi thực sự ý nghĩa, vui vẻ và bình an, giúp gắn kết tất cả các thành viên để mọi người hiểu nhau hơn và làm việc hiệu quả hơn"

Nguyễn Thanh Minh - CEO công ty du lịch Khát Vọng Việt.

Chia sẻ của khách hàng về Khám phá mùa xuân Bình Liêu rực rỡ sắc màu và lễ hội độc đáo

Bình luận đã đóng.